logo
investo.vn-Banner-8.gif
Theo dõi investo trên google news

thứ sáu, 30/08/2024

PepsiCo: Vị thế ngọt ngào với tăng trưởng cổ tức

Tăng trưởng cổ tức là một điểm sáng tại ông lớn đồ uống và đồ ăn nhẹ.

PepsiCo là một công ty blue-chip đa dạng cung cấp đồ uống và đồ ăn nhẹ hoạt động tại hơn 200 lãnh thổ và quốc gia trên toàn cầu, với hơn 500 thương hiệu. “Các thương hiệu hàng đầu”, những thương hiệu tạo ra doanh thu hơn 1 tỷ USD, bao gồm 23 tên tuổi được công nhận trên toàn cầu trong cả đồ uống và đồ ăn nhẹ.

Cổ phiếu PepsiCo đang giao dịch ở mức giá cao gấp 21,0 lần thu nhập, thấp hơn mức trung bình 5 năm ở khoảng 25,0 lần. PepsiCo là một quý tộc cổ tức blue-chip với 52 năm liên tiếp tăng cổ tức, chiếm một vị trí ngọt ngào với tính chu kỳ thấp và tăng trưởng toàn cầu ổn định.

Kể từ khi xảy ra đại dịch, PepsiCo đã đầu tư vào việc tăng hiệu quả, mua lại các thương hiệu địa phương trong các khu vực tăng trưởng và cải thiện khả năng chống chịu của chuỗi cung ứng.

Do đó, cổ phiếu có thể là một lựa chọn đầu tư tốt dành cho các nhà đầu tư định hướng tăng trưởng cổ tức đang tìm kiếm một quý tộc cổ tức trả mức tỷ suất 3,1% với tiềm năng tăng trưởng EPS và cổ tức ổn định và đáng tin cậy trong dài hạn.

PepsiCo: vị thế ngọt ngào với tăng trưởng cổ tức

Giá trị hợp lý ước tính

EFV (Giá trị hợp lý ước tính) = EPS (Thu nhập trên một cột phiếu) ước tính cho năm 2025 nhân với P/E (tỷ lệ giá/EPS)

EFV = 8,90 USD * 22,5 = 200,25 USD

Trong ngắn hạn, mức P/E hợp lý dành cho cổ phiếu 22,5 lần xét đến tốc độ tăng trưởng thu nhập ổn định trong khoảng 7-9%, các thương hiệu lớn và cải thiện liên tục trong hoạt động kinh doanh.

Ước tính

2024

2025

2026

Tỷ lệ giá trên doanh thu

2,6

2,5

2,4

Tỷ lệ giá trên thu nhập

24,5

22,5

20,9

Hoạt động kinh doanh cốt lõi

Tỷ trọng cân bằng của đồ uống và đồ ăn nhẹ trên tổng doanh thu mang lại lợi ích đa dạng hóa đáng kể cho PepsiCo. Khoảng 43% hoạt động kinh doanh của PepsiCo có nguồn gốc từ bên ngoài nước Mỹ, với 59% doanh thu đến từ đồ ăn nhẹ và 41% đến từ đồ uống.

Trong thị trường nước giải khát toàn cầu, Coca-Cola (KO) dẫn đầu với 17,3% thị phần, Pepsi theo sau với 8,5%. Tuy nhiên, trong thị trường đồ ăn nhẹ toàn cầu, PepsiCo dẫn đầu với 15,9% thị phần, trong khi đối thủ cạnh tranh gần nhất chỉ có 6,6%.

 

Nửa đầu năm 2024

 

Đồ uống

Thức ăn nhanh

% trên tổng doanh thu

Tăng trưởng doanh thu (hàng năm)

Biên lợi nhuận hoạt động

Mỹ Latinh

9%

91%

12,5%

10,3%

21,9%

Châu Âu

47%

53%

13,4%

2,6%

15,1%

Trung Đông và Bắc Phi

33%

67%

6,5%

1,7%

14,9%

Châu Á Thái Bình Dương

21%

79%

5,3%

1,6%

21,0%

Bắc Mỹ

42%

58%

62,3%

-0,4%

18,4%

             

Nguồn: PepsiCo

Bên cạnh các thương hiệu của riêng mình, PepsiCo còn có một danh sách dài các đối tác phân phối bao gồm các đồ uống pha sẵn Starbucks và Keurig Dr Pepper để phân phối theo khu vực và đóng chai một số thương hiệu, thậm chí cả Celsius Energy.

Quan hệ đối tác gần nhất của PepsiCo là 8,5% cổ phần sở hữu được mua vào năm 2022 với giá 550 triệu USD để đổi lấy thỏa thuận phân phối dài hạn tại cả Mỹ và Canada.

Rủi ro

Do bản chất tiếp xúc với người tiêu dùng của PepsiCo, công ty đang vướng vào một số vụ kiện tụng liên quan đến quảng cáo, ô nhiễm và thu hồi sản phẩm.

Đáng kể nhất trong số này là sự cố thu hồi sản phẩm của Quaker Foods, trong đó 38 sản phẩm của PepsiCo và 30 sản phẩm được cấp phép đã bị thu hồi vì có khả năng nhiễm khuẩn Salmonella. Cho đến nay, tác động kinh tế của vụ việc này chỉ giới hạn ở việc thu hẹp lợi nhuận hoạt động của bộ phận Quaker Foods.

PepsiCo: vị thế ngọt ngào với tăng trưởng cổ tức

Thay đổi ròng trong chi tiêu mà người tiêu dùng dự kiến ​​trong 12 tháng tới. Thay đổi được tính bằng cách lấy tỷ lệ % số người được hỏi sẽ chi tiêu ít hơn trừ đi tỷ lệ những người chi tiêu nhiều hơn. (NielsenIQ)

Người tiêu dùng trung bình đang gặp khó khăn về tài chính. Lạm phát ở khoảng 3% khiến người tiêu dùng phải cân nhắc lại về giỏ hàng của mình với giá thực phẩm tăng là mối quan ngại hàng đầu. Cùng với tình trạng này là sự chuyển đổi phong cách tiêu dùng trong dài hạn.

Có hai nhóm người tiêu dùng khác nhau, người tiêu dùng trực tiếp và người tiêu dùng tạp hóa. Như tên gọi, người tiêu dùng trực tiếp là những người mua đồ ăn nhẹ và đồ uống tại các cửa hàng tiện lợi để tiêu thụ ngay. Nhóm này đã cho thấy một sự thay đổi nhỏ sang các loại thực phẩm chế biến sẵn chất lượng cao hơn, nhưng nhìn chung vẫn do các thương hiệu như Frito-Lay thống trị.

Tuy nhiên, người tiêu dùng tạp hóa đã thay đổi sở thích của họ đối với các sản phẩm cung cấp các lựa chọn lành mạnh hơn, nhiều lựa chọn địa phương hơn và những sản phẩm phù hợp với yêu cầu chế độ ăn uống cụ thể của họ.

Tài chính

Quý kết thúc vào tháng 6 năm 2024 đã chứng kiến ​​khối lượng doanh số tổng thể yếu hơn do người tiêu dùng căng thẳng về mặt tài chính và những tác động còn lại từ đợt thu hồi sản phẩm Quaker vào cuối năm 2023.

Khối lượng từ đầu năm 2024 tới nay

 

Giải khát

Thức ăn nhanh

Tăng trưởng doanh thu nội sinh

Mỹ Latinh

2%

-4%

4%

Châu Âu

3%

4%

8%

Trung Đông và Bắc Phi

2%

2%

10%

Châu Á Thái Bình Dương

Flat

6%

6%

Frito-Lay Bắc Mỹ

 

-3%

1%

Quaker Foods Bắc Mỹ

 

-20%

-21%

Đồ uống PepsiCo Bắc Mỹ

-4%

 

1%

Tổng thể công ty

Flat

-1,5%

2%

Tăng trưởng doanh thu hữu cơ là tăng trưởng trừ đi doanh thu phái sinh, phí tỷ giá hối đoái, tái cấu trúc, chi phí mua lại/thoái vốn và suy giảm giá trị tài sản.

PepsiCo kỳ vọng khối lượng doanh số sẽ phục hồi phần nào trong nửa cuối năm, mặc dù có khả năng sẽ kết thúc năm với tăng trưởng bằng không. Biên lợi nhuận và khối lượng doanh số sẽ có thể nhận được một số cú hích từ sự phục hồi của chuỗi cung ứng Quaker sau đợt thu hồi lớn.

Đối với Frito-Lay ở Bắc Mỹ, PepsiCo sẽ thực hiện nhiều biện pháp điều chỉnh giá và cấu trúc doanh số mạnh mẽ hơn để tăng khối lượng, với chiến lược tương tự cho phân khúc đồ uống Bắc Mỹ.

Điều này có thể sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng doanh thu cả năm, mặc dù PepsiCo vẫn kỳ vọng doanh thu sẽ nằm trong khoảng 4-6% cho cả năm 2024. Về mặt tích cực, biên lợi nhuận hoạt động đã tăng gần 100 điểm cơ bản lên 15,2% nhờ vào các sáng kiến ​​về năng suất và chuẩn hóa.

Bên ngoài nước Mỹ, doanh nghiệp đã tăng trưởng 7%, cao hơn mức dự kiến trung bình cho ​​dài hạn. Một điểm cộng nữa là bên ngoài phân khúc Hoa Kỳ, biên lợi nhuận có xu hướng cao hơn một chút.

Tương lai tăng trưởng vượt bậc của PepsiCo có thể sẽ đến từ các thị trường quốc tế, với các thương hiệu địa phương phù hợp hơn với sở thích của người tiêu dùng. Trên hết, PepsiCo đang tăng capex để hỗ trợ xây dựng chuỗi cung ứng tại các khu vực có biên lợi nhuận cao và tăng trưởng cao như Ấn Độ và Mỹ Latinh.

Tại Mỹ, chi tiêu capex sẽ hướng đến hiện đại hóa cơ sở hạ tầng kỹ thuật số, bao gồm phân tích và các cơ hội tự động hóa bổ sung. Mặc dù không nêu rõ các mục tiêu cụ thể, PepsiCo đã nói rằng các khoản đầu tư này sẽ cải thiện khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng và cho phép phản ứng nhanh hơn nhiều với những thay đổi trong sở thích của người tiêu dùng.

Trong trung hạn, PepsiCo kỳ vọng sẽ thấy chi tiêu capex giảm sau khi dự án số hóa tại Mỹ hoàn thành. Điều này sẽ dẫn đến việc tăng cổ tức và mở rộng thêm các thương hiệu quốc tế. Trong cả năm 2023, chi tiêu capex đã cao hơn 1,6 tỷ USD so với mức trung bình dài hạn, với con số cho năm 2024 có thể tương tự.

BuildingBenjamins

Việc sử dụng vốn được ưu tiên theo thứ tự sau: (1) tăng trưởng hoạt động kinh doanh nội sinh, (2) cổ tức, (3) M&A, và (4) mua lại cổ phiếu. Hiện tại, PepsiCo dự kiến ​​sẽ mua lại thêm 1 tỷ USD cổ phiếu của mình trong năm và trả 7,2 tỷ USD cổ tức. PepsiCo trả cổ tức với tỷ suất 3,1%.

Lần tăng cổ tức gần đây nhất là mức tăng 7% vào tháng 2 năm 2024, đánh dấu năm thứ 52 liên tiếp tăng cổ tức. Kể từ năm 2010, PepsiCo đã duy trì CAGR 7,7% cho khoản chi trả cổ tức. Con số này được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng thêm nữa.

Mặc dù bảng cân đối kế toán của PepsiCo thiên về huy động vốn bằng nợ, công ty có tỷ lệ thu nhập trên lãi suất 14,6 lần và tỷ lệ nợ trên EBITDA dưới 3,0 lần. Hiện tại, PepsiCo được S&P xếp hạng tín dụng ở mức A+.

Mục tiêu dài hạn cho tăng trưởng doanh thu hữu cơ trên tất cả các phân khúc là 4-6%, với thu nhập trên một cổ phiếu cao hơn một chút ở mức 7-9%. Mục tiêu là mở rộng biên lợi nhuận hoạt động đến khoảng 15,5%.

Tăng trưởng doanh thu hiện đang được thúc đẩy bởi một cơ hội quốc tế mạnh mẽ và rộng mở. Khi chi tiêu của người tiêu dùng phục hồi trong trung hạn tại các thị trường phát triển, khối lượng doanh số của PepsiCo sẽ theo sau.

Huân Hà-Theo seekingalpha

Investo - Kênh thông tin chứng khoán Mỹ và chứng khoán thế giới hàng đầu Việt Nam. Theo dõi thêm tin tức về các cổ phiếu tiềm năng và thông tin thị trường tài chính khác tại Investo.
Chủ đề:

Ý kiến

investo.gif