logo
1170X250-investo.jpg
Theo dõi investo trên google news

thứ bảy, 18/05/2024

Nhìn lại Tuần 20: OPEC lạc quan về triển vọng kinh tế thế giới năm 2024

  • Số tỷ phú có tài sản vượt mức 100 tỷ USD cao nhất từ trước đến nay
  • Nhà đầu tư nước ngoài mang tới nước Pháp 15 tỷ euro
  • Các công ty Trung Quốc thắng thầu cấp phép thăm dò 5 mỏ dầu, khí đốt ở Iraq
  • Các nhà máy lọc dầu châu Á nhập khẩu ít dầu thô hơn từ Trung Đông
  • Hàn Quốc lên kế hoạch hỗ trợ hơn 7 tỷ USD cho ngành bán dẫn quốc gia
  • Nền kinh tế Anh dự kiến hưởng lợi gần 1 tỷ USD từ tour diễn của Taylor Swift
  • Honda Motor có kế hoạch cho 1.700 nhân viên tại Trung Quốc nghỉ việc
  • Ai Cập ước tính doanh thu từ kênh đào Suez đạt 9 tỷ USD trong tài khóa 2024-2025
  • Netflix: Dịch vụ xem phim mới thu hút 40 triệu người dùng/tháng
  • OpenAI ra mắt mô hình AI nâng cấp để hỗ trợ ChatGPT

Nhìn lại Tuần 20: OPEC lạc quan về triển vọng kinh tế thế giới năm 2024

Trong báo cáo hàng tháng mới nhất, Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) giữ nguyên mức dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu trong năm 2024. Tổ chức này đánh giá nền kinh tế thế giới có thể sẽ khởi sắc hơn dự kiến trong năm nay.

Theo OPEC, nhu cầu dầu thế giới sẽ tăng 2,25 triệu thùng/ngày trong năm 2024 và 1,85 triệu thùng/ngày trong năm 2025 - không thay đổi so với báo cáo tháng trước. Nhu cầu dầu mỏ trong năm nay của các nền kinh tế thành viên Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) được dự báo sẽ tăng gần 0,3 triệu thùng/ngày, trong khi các nước ngoài OECD sẽ ghi nhận mức tăng trưởng nhu cầu khoảng 2 triệu thùng/ngày.

OPEC dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm 2024 và 2025 sẽ lần lượt ở mức 2,8% và 2,9%, không thay đổi so với các mức dự báo được đưa ra trước đó. Báo cáo của OPEC đã nâng nhẹ mức dự báo tăng trưởng kinh tế của Mỹ năm 2024 và 2025 lần lượt lên 2,2% và 1,9%. Trong khi đó, tăng trưởng kinh tế của Khu vực đồng euro (Eurozone) sẽ vẫn ở mức 0,5% năm 2024 và 1,2% năm 2025.

OPEC đã giữ nguyên dự báo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc ở mức 4,8% năm 2024 và 4,6% năm 2025. Mức dự báo tăng trưởng kinh tế của Nga trong năm nay được điều chỉnh lên 2,3%, trong khi dự báo tăng trưởng năm 2025 của nước này vẫn không thay đổi ở mức 1,4%.

Tâm điểm thị trường: Chương mới trong lịch sử phát triển AI của châu Âu

Hội đồng châu Âu ngày 17/5 đã thông qua hiệp ước toàn cầu đầu tiên mang tính ràng buộc về mặt pháp lý liên quan các quy định quản lý việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI). Công ước khung về AI đặt ra khung pháp lý đối với tất cả các giai đoạn trong quá trình phát triển và sử dụng các hệ thống AI, đồng thời giải quyết những rủi ro tiềm ẩn của AI và thúc đẩy sự đổi mới công nghệ một cách có trách nhiệm.

Nhìn lại Tuần 20: OPEC lạc quan về triển vọng kinh tế thế giới năm 2024

Hội đồng châu Âu nhấn mạnh rằng các quốc gia ngoài Liên minh châu Âu (EU) cũng có thể tham gia hiệp ước này. Hiệp ước đã được thông qua tại hội nghị thường niên của Ủy ban Bộ trưởng Hội đồng châu Âu, với sự tham gia của bộ trưởng ngoại giao 46 quốc gia thành viên.

Công ước khung về AI là hiệp ước toàn cầu đầu tiên đảm bảo rằng AI được sử dụng một cách có trách nhiệm, tuân thủ các quy định luật pháp và bảo vệ quyền lợi của người dân. Hiệp ước yêu cầu các bên đảm bảo rằng hệ thống AI không được sử dụng để làm suy yếu các thể chế. Các yêu cầu về tính minh bạch và giám sát sẽ bao gồm việc xác định nội dung do AI tạo ra cho người dùng.

Công ước là kết quả 2 năm làm việc của một cơ quan liên chính phủ, quy tụ 46 quốc gia thành viên của Hội đồng châu Âu, EU và 11 quốc gia không phải thành viên EU - trong đó có Mỹ, cũng như đại diện của giới học giả. Dự kiến, Công ước khung về AI sẽ được ký kết tại một hội nghị của các bộ trưởng tư pháp EU ở thủ đô Vilnius (Litva) vào tháng 9/2024.

 Một số tin tức thị trường quan trọng trong tuần

Theo kế hoạch, doanh số bán lẻ tháng 4 được công bố vào ngày 15/5. Bên cạnh đó là báo cáo tài chính hàng quý từ các hãng bán lẻ lớn như Walmart và Home Depot.

Cho đến nay, các nhà đầu tư vẫn đang khá lạc quan về một mùa báo cáo tài chính tích cực của các doanh nghiệp Mỹ. Nổi bật là những kết quả vượt dự kiến của hầu hết các công ty công nghệ lớn thuộc nhóm Magnificent Seven - động lực chính đã thúc đẩy thị trường chứng khoán Mỹ bùng nổ trong năm 2023.

Chiến lược gia trưởng về thị trường Art Hogan tại B Riley Wealth nhận định: “Báo cáo tài chính khả quan của các doanh nghiệp khiến giới đầu tư cảm thấy thoải mái hơn khi tham gia thị trường. Tuy nhiên, quỹ đạo lạm phát luôn là dữ liệu quan trọng đối với thị trường, đặc biệt trong bối cảnh điều mà nhà đầu tư đang chờ đợi là những tín hiệu về lộ trình lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED).”

Giá bán buôn tại Mỹ tiếp tục tăng trong tháng 4/2024, với mức tăng mạnh hơn dự kiến do phí dịch vụ tăng mạnh. Chỉ số giá của nhà sản xuất (PPI) trong tháng 4/2024 tăng 0,5% so với tháng trước đó, tăng mạnh hơn so với mức 0,1% trong tháng 3/2024. Trong khi đó, thị trường dự báo mức tăng 0,3%. Giá bán buôn trong tháng 4/2024 tăng 2,2% so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng cao nhất trong một năm, sau khi tăng 1,8% trong tháng 3/2024.

Nhìn lại Tuần 20: OPEC lạc quan về triển vọng kinh tế thế giới năm 2024

Gần 3/4 mức tăng giá bán buôn trong tháng 4 là do chỉ số chi phí dịch vụ tăng 0,6%. Phí quản lý tăng tới 3,9% trong tháng 4/2024, khi thị trường chứng khoán phục hồi gần đây, sau khi tăng 0,6% trong tháng 3/2024. Giá phòng khách sạn và nhà nghỉ tăng 2,4% trong tháng 4/2024, sau khi giảm 1,4% trong tháng 3/2024. Giá hàng hóa bán buôn cũng tăng mạnh do giá năng lượng tăng, sau khi giảm trong tháng 3/2024.

Các nhà kinh tế lạc quan rằng lạm phát sẽ giảm trở lại trong quý II khi thị trường lao động hạ nhiệt. Chủ tịch FED Jerome Powell cũng cho rằng lạm phát sẽ giảm như năm ngoái, dù lòng tin của ông không lớn như trước.

Dự báo mùa Xuân của Ủy ban châu Âu (EC) do Ủy viên châu Âu phụ trách kinh tế, Paolo Gentiloni công bố cho biết nền kinh tế của 19 quốc gia sử dụng đồng euro sẽ tăng trưởng 0,8% vào năm 2024, tương tự dự báo được đưa ra hồi tháng 2/2024. Tốc độ tăng trưởng dự kiến sẽ tăng lên 1,4% vào năm 2025, so với mức dự đoán trước đó là 1,5%.

GDP của Eurozone đã tăng 0,3% trong quý I/2024, đà tăng trưởng diễn ra ở hầu hết quốc gia thành viên và đánh dấu sự kết thúc giai đoạn trì trệ bắt đầu từ quý IV/2022.

EC dự kiến chỉ số giá tiêu dùng hài hòa (HICP) của Eurozone sẽ giảm từ 5,4% vào năm 2023 xuống 2,5% vào năm 2024 và 2,1% vào năm 2025, so với dự báo trước đây lần lượt là 2,7% và 2,2%. Lạm phát của Eurozone dự kiến sẽ tiếp tục giảm và đạt mục tiêu sớm hơn một chút trong năm 2025. Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đang hướng tới mục tiêu lạm phát 2% cho Eurozone.

Nhìn chung, dự báo của EC cho thấy một bức tranh kinh tế tương đối tích cực cho Eurozone trong năm 2024 và 2025. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều rủi ro tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến triển vọng này, đòi hỏi sự theo dõi chặt chẽ và điều chỉnh chính sách linh hoạt.

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế của Nhật Bản trong quý I/2024 giảm 2% so với cùng kỳ năm ngoái, đánh dấu lần giảm đầu tiên trong 2 quý.

So với quý trước đó, GDP thực tế của Nhật Bản giảm 0,5%. GDP giảm do nhu cầu trong nước bị ảnh hưởng của tình trạng lạm phát tăng cao và việc công ty Daihatsu Motor Co. thuộc tập đoàn sản xuất ô tô Toyota tạm ngừng xuất khẩu sau bê bối gian lận kiểm tra an toàn xe.

Nhìn lại Tuần 20: OPEC lạc quan về triển vọng kinh tế thế giới năm 2024

Như vậy, kinh tế Nhật Bản trong quý I/2024 giảm sâu hơn các mức dự báo trước đó của các nhà kinh tế, trong đó Trung tâm nghiên cứu kinh tế của nước này dự báo mức giảm 1,17% so với cùng kỳ năm ngoái và 0,29% so với quý trước đó.

Theo Cơ quan Thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS), sản lượng công nghiệp của nước này trong tháng 4 đã tăng 6,7% so với cùng kỳ năm trước và cao hơn mức tăng 4,5% của tháng 3. Con số này cũng vượt mức dự báo 5,5% của các nhà kinh tế.

Tăng trưởng doanh số bán lẻ - thước đo chi tiêu tiêu dùng chính - tiếp tục chậm lại và giảm từ mức 3,1% trong tháng 3 xuống 2,3% trong tháng trước. Tuy nhiên, giá bất động sản giảm và các chỉ số vĩ mô khác có thể thúc đẩy các nhà hoạch định chính sách thực hiện các hành động mạnh mẽ hơn để thúc đẩy nhu cầu trong nước.

Nền kinh tế Trung Quốc đang cho thấy sự phục hồi kinh tế không đồng đều. Trong đó, thị trường bất động sản nợ nần chồng chất, tiêu dùng tăng chậm và tỷ lệ thất nghiệp cao đặc biệt trong giới trẻ là những thách thức mà các nhà hoạch định chính sách đang phải đối mặt.

Những sự kiện kinh tế quan trọng trong tuần qua đã tác động đáng kể đến thị trường tài chính toàn cầu và chiến lược giao dịch của các nhà đầu tư. Hãy tiếp tục theo dõi và cập nhật thông tin nhanh nhất, mới nhất và chính xác cùng Investo.

Investo - Kênh thông tin chứng khoán Mỹ và chứng khoán thế giới hàng đầu Việt Nam. Theo dõi thêm tin tức về các cổ phiếu tiềm năng và thông tin thị trường tài chính khác tại Investo.
Chủ đề:

Ý kiến

banner-5-1.jpg