logo
1170X250-investo.jpg
Theo dõi investo trên google news

thứ hai, 02/09/2024

Tin tài chính Tuần 36: Thị trường chờ đợi dữ liệu việc làm Mỹ

Hãy cùng Investo.info cập nhật nhanh bản tin thị trường chứng khoán quốc tế Tuần 36 (02/09 – 06/09). Đâu là những sự kiện đáng chú ý?

Bản tin tài chính

Báo cáo việc làm tháng 8 của Mỹ công bố vào Thứ Sáu sẽ là trọng tâm chính trong tuần giao dịch rút ngắn sắp tới, giữa bối cảnh các thị trường đang chuẩn bị cho việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) bắt đầu cắt giảm lãi suất vào cuối tháng này.

Ngoài ra, Ngân hàng Trung ương Canada (BOC) đang chuẩn bị cắt giảm lãi suất thêm một lần nữa, giá dầu có vẻ vẫn chịu áp lực và Trung Quốc sẽ công bố thêm dữ liệu sản xuất quan trọng. Đó là những thông tin đáng chú ý sẽ diễn ra trên thị trường trong tuần giao dịch mới.

1. Bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ

Với việc FED chuẩn bị cắt giảm lãi suất lần đầu tiên sau nhiều năm, các nhà đầu tư sẽ tập trung sự chú ý vào báo cáo việc làm tháng 8 của Mỹ, công bố vào thứ Sáu để tìm kiếm thêm manh mối về mức độ cắt giảm lãi suất mà ngân hàng trung ương Mỹ có thể thực hiện.

Tại hội nghị Jackson Hole, Chủ tịch FED Jerome Powell từng tuyên bố đã đến lúc bắt đầu cắt giảm lãi suất và nhiều người trên thị trường kỳ vọng quá trình này sẽ bắt đầu bằng một đợt cắt giảm 0,25 điểm % tại cuộc họp ngày 17 – 18/9 của FED.

Bất kỳ dấu hiệu suy yếu nào trên thị trường lao động đều có thể làm dấy lên nỗi lo ngại về viễn cảnh suy thoái đã làm chao đảo thị trường vào giai đoạn cuối tháng 7, đầu tháng 8. Ảnh hưởng của hoạt động giao dịch chênh lệch lãi suất đồng yên Nhật đã làm trầm trọng thêm tình trạng bán tháo.

Trước báo cáo việc làm công bố vào Thứ Sáu, sẽ có những dữ liệu cập nhật khác về tình hình sức khỏe của thị trường lao động, bắt đầu với báo cáo cơ hội việc làm JOLTS công bố vào Thứ Tư, trong đó bao gồm cả dữ liệu về tình trạng sa thải. Dữ liệu bảng lương ADP về hoạt động tuyển dụng của khu vực tư nhân sẽ được công bố vào Thứ Năm, cùng với báo cáo hàng tuần về số đơn đăng ký nhận trợ cấp thất nghiệp lần đầu.

2. Biến động thị trường

Chứng khoán Mỹ đã tăng điểm trong phiên ngày thứ Sáu tuần trước, với chỉ số Dow Jones có phiên thứ hai liên tiếp đóng cửa ở mức cao kỷ lục, nhờ kỳ vọng FED sẽ sớm cắt giảm lãi suất.

Thị trường đã phục hồi kể từ đợt bán tháo đầu tháng Tám và các dấu hiệu cho thấy đợt tăng giá trên diện rộng được coi là tín hiệu đáng khích lệ đối với các nhà đầu tư vốn lo ngại về sự tập trung quá mức vào nhóm cổ phiếu công nghệ.

Các nhà đầu tư cũng đang đổ tiền vào các cổ phiếu giá trị vốn ít được ưa chuộng và các cổ phiếu vốn hóa nhỏ, dự kiến ​​sẽ được hưởng lợi từ lãi suất thấp hơn.

Nhưng theo các nhà phân tích tại Bank of America, tháng 9 và tháng 10 thường được coi là những tháng biến động đối với cổ phiếu, và bất kỳ dữ liệu kinh tế bất ngờ nào cũng đều có thể gây ra những cú sốc mới cho thị trường.

3. Ngân hàng Trung ương Canada (BOC) sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất

BOC được kỳ vọng sẽ thực hiện đợt cắt giảm lãi suất thứ ba liên tiếp khi nhóm họp vào Thứ Tư.

Ngân hàng trung ương này đã cắt giảm lãi suất chủ chốt hai lần kể từ tháng 6, để đưa lãi suất xuống còn 4,5% và thị trường hiện đang kỳ vọng sẽ có thêm hai lần cắt giảm lãi suất nữa trong năm nay sau tháng 9.

Dữ liệu công bố hôm thứ Sáu tuần trước cho thấy nền kinh tế Canada tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn một chút so với dự kiến ​​trong quý II. Tuy nhiên, dấu hiệu về sự chững lại của nền kinh tế đã dần xuất hiện, khi nền kinh tế không tăng trưởng trong tháng 6, và ước tính sơ bộ cho thấy cũng sẽ không tăng trưởng vào tháng 7.

Thống đốc BOC Tiff Macklem đã hé lộ sau tháng 7 rằng ngân hàng trung ương này sẽ chuyển trọng tâm sang thúc đẩy nền kinh tế thay vì chống lạm phát.

4. Giá dầu chịu nhiều áp lực

Giá dầu đã suy giảm trong tuần trước, và ghi nhận mức giảm mạnh trong cả tháng 8, do kỳ vọng về việc Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác (OPEC+) bắt đầu tăng nguồn cung kể từ tháng 10.

Giá dầu Brent kỳ hạn tháng 10, hết hạn vào thứ Sáu, giảm 1,14 USD, xuống còn 78,80 USD/thùng, đánh dấu mức giảm 0,3% trong tuần và 2,4% trong tháng. Giá dầu thô WTI của Mỹ giảm 2,36 USD xuống còn 73,55 USD/thùng, giảm 1,7% trong tuần và giảm 3,6% trong tháng 8.

Reuters đưa tin hôm thứ Sáu rằng OPEC+ đang bám sát kế hoạch tăng sản lượng từ tháng 10 bất chấp tình hình nhu cầu trì trệ. Sự gián đoạn sản xuất ở Libya và cam kết cắt giảm của một số thành viên đã bù đắp cho tình trạng sản xuất quá mức.

Sự không chắc chắn xung quanh việc FED dự kiến ​​cắt giảm lãi suất cũng ảnh hưởng đến giá dầu, khi dữ liệu chi tiêu tiêu dùng mạnh mẽ được công bố tại Mỹ hôm thứ Sáu đã hạn chế khả năng FED thực hiện một đợt giảm lãi suất mạnh tay ở mức 0,5 điểm %. Mức lãi suất thấp hơn có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nhu cầu dầu mỏ.

5. Dữ liệu kinh tế của Trung Quốc

Trung Quốc sẽ công bố dữ liệu Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) sản xuất Caixin tháng 8 vào thứ Hai. Chỉ số dự kiến ​​sẽ cho thấy hoạt động sản xuất mở rộng trở lại sau khi thu hẹp trong tháng 7.

Dữ liệu của chính phủ Trung Quốc công bố vào thứ Bảy tuần trước cho thấy hoạt động sản xuất của Trung Quốc trong tháng 8 đã giảm xuống mức thấp nhất trong sáu tháng qua khi giá sản xuất giảm mạnh và các doanh nghiệp phải vật lộn để tìm kiếm đơn đặt hàng. Điều này sẽ tiếp tục gây áp lực, buộc Bắc Kinh phải có thêm các biện pháp kích thích kinh tế nhằm thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng của các hộ gia đình.

Sau hiệu suất yếu kém trong quý II, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tiếp tục mất đà vào tháng 7. Các nhà hoạch định chính sách đã cho thấy sự thay đổi trong chiến lược hỗ trợ nền kinh tế. Thay vì đầu tư mạnh vào các dự án cơ sở hạ tầng như truyền thống, Bắc Kinh đang tập trung các nỗ lực kích thích trực tiếp vào các hộ gia đình.

Chứng khoán

Các chỉ số sau phiên 30/08

Chỉ số quan trọng

Điểm

Thay đổi so với phiên trước

Thay đổi trong 5 ngày

Thay đổi trong 1 tháng

S&P 500 (Mỹ)

5.648,40

+1,01%

+0,24%

+5,65%

NASDAQ (Mỹ)

17.713,62

+1,13%

-0,92%

+5,59%

DOW JONES (Mỹ)

41.563,08

+0,55%

+0,94%

+4,59%

DAX (Đức)

18.906,92

-0,03%

+1,47%

+7,05%

NIKKEI 225 (Nhật Bản)

38.647,75

+0,74%

+0,74%

+7,62%

SHANGHAI COMPOSITE (Trung Quốc)

2.842,21

+0,68%

-0,43%

-2,17%

HANG SENG (Hong Kong)

17.989,07

+1,14%

+2,14%

+6,16%

 

5 cổ phiếu thay đổi nhiều sau phiên 30/08

Cổ phiếu

Thay đổi

Giá hiện tại

Intel Corporation (INTC)

+9,49%

22,04 USD

Tesla, Inc. (TSLA)

+3,80%

214,11 USD

Amazon.com, Inc. (AMZN)

+3,71%

178,50 USD

QUALCOMM Incorporated (QCOM)

+3,43%

175,30 USD

Alibaba Group Holding Limited (BABA)

+2,86%

83,34 USD

 

Nhận định về giá kim loại – tiền tệ cho ngày 02/09

Vàng: Giá vàng đang có xu hướng gỉam trong ngắn hạn. Nếu vàng duy trì được ở trên mức 2.501,58 nhà đầu tư có thể “long” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức 2.503,82 và 2.505,12. Ngược lại, nếu vàng giảm xuống dưới mức 2.501,58 nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức 2.500,28 và 2.498,04.

Vùng hỗ trợ S1: 2.500,28

Vùng kháng cự R1: 2.503,82

Tin tài chính Tuần 36: Thị trường chờ đợi dữ liệu việc làm Mỹ

Cặp GBP/USD: Cặp GBP/USD đang tăng nhẹ nhưng được dự báo có xu hướng giảm trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì được ở trên mức 1,31203 nhà đầu tư có thể “long” và chốt lời quanh các mức 1,31270 và 1,31310. Ngược lại, nếu tỷ giá giảm xuống dưới mức 1,31203 nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức 1,31163 và 1,31096.

Vùng hỗ trợ S1: 1,31163

Vùng cản R1: 1,31270

Tin tài chính Tuần 36: Thị trường chờ đợi dữ liệu việc làm Mỹ

Cặp EUR/USD: Cặp EUR/USD đang có xu hướng giảm trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì được ở trên mức 1,10535, nhà đầu tư có thể “long” và chốt lời quanh các mức 1,10567 và 1,10590. Nếu tỷ giá giảm xuống dưới mức 1,10535 nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức 1,10512 và 1,10480.

Vùng hỗ trợ S1: 1,10512

Vùng cản R1: 1,10567

Tin tài chính Tuần 36: Thị trường chờ đợi dữ liệu việc làm Mỹ

Cặp USD/JPY: Cặp USD/JPY đang có xu hướng tăng trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì ở trên mức 146,098, nhà đầu tư nên “long” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức 146,150 và 146,223. Ngược lại nếu tỷ giá giảm xuống dưới mức 146,098, nhà đầu tư có thể “short” và chốt lời ở quanh các mức 146,025 và 145,973.

Vùng hỗ trợ S1: 146,025

Vùng cản R1: 146,150

Tin tài chính Tuần 36: Thị trường chờ đợi dữ liệu việc làm Mỹ

Cặp USD/CAD: Cặp USD/CAD đang giảm nhẹ nhưng được dự báo có xu hướng tăng trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì được ở trên mức 1,34922 nhà đầu tư có thể “long” và chốt lời quanh các mức 1,34953 và 1,34994. Nếu tỷ giá giảm xuống dưới mức 1,34922, nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức 1,34881 và 1,34850.

Vùng hỗ trợ S1: 1,34881

Vùng cản R1: 1,34953

Tin tài chính Tuần 36: Thị trường chờ đợi dữ liệu việc làm Mỹ

Thuật ngữ

Long: Lệnh mua

Short: Lệnh bán

Investo - Kênh thông tin chứng khoán Mỹ và chứng khoán thế giới hàng đầu Việt Nam. Theo dõi thêm tin tức về các cổ phiếu tiềm năng và thông tin thị trường tài chính khác tại Investo.
Chủ đề:

Ý kiến

banner-5-1.jpg