logo
1170X250-investo.jpg
Theo dõi investo trên google news

thứ bảy, 01/06/2024

Nhìn lại Tuần 22: Nền kinh tế toàn cầu cho thấy khả năng phục hồi cao hơn dự kiến

  • Liên hợp quốc huy động gần 5 tỷ USD để thúc đẩy số hóa toàn cầu
  • EU cam kết 2,12 tỷ euro hỗ trợ tương lai Syria và khu vực
  • IMF nâng dự báo tăng trưởng năm 2024 của Trung Quốc lên 5%
  • New Zealand cắt giảm hơn 2,2 tỷ USD tiền thuế
  • Hơn 90% số doanh nghiệp Nhật Bản nhất trí tăng lương cơ bản trong năm 2024
  • Boeing nỗ lực sớm đưa máy bay 737 MAX trở lại bầu trời
  • Google đầu tư 2 tỷ USD vào Malaysia
  • Tập đoàn bất động sản Evergrande nhận thêm án phạt tại Trung Quốc
  • Hơn 25 triệu doanh nghiệp tham gia hệ sinh thái số của Indonesia
  • London là nơi thu hút nhân tài nhất thế giới 10 năm qua

Tuần qua, Hội nghị Bộ trưởng Tài chính của Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) đã bế mạc, đề cập đến các xu hướng kinh tế toàn cầu, việc hỗ trợ tài chính cho Ukraine và ngân hàng phát triển đa phương.

Sau hội nghị kéo dài 3 ngày tại thành phố Stresa, Italy, các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương G7 lưu ý rằng nền kinh tế toàn cầu cho thấy “khả năng phục hồi cao hơn dự kiến” trong bối cảnh có nhiều thách thức.

Nhìn lại Tuần 22: Nền kinh tế toàn cầu cho thấy khả năng phục hồi cao hơn dự kiến

Thông cáo của Hội nghị cho biết “thị trường lao động vẫn tương đối mạnh mẽ và lạm phát tiếp tục ở mức vừa phải, mặc dù lạm phát cơ bản đang tồn tại dai dẳng, đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ”. Tuy nhiên, tăng trưởng toàn cầu dự kiến sẽ vẫn ở dưới mức trung bình lịch sử và triển vọng kinh tế “có nguy cơ gặp những rủi ro” khi căng thẳng địa chính trị leo thang và giá năng lượng biến động.

Thông cáo của G7 cũng cho biết, nhóm thống nhất trong mục tiêu hỗ trợ Ukraine và thực hiện điều đó bằng cách tối đa hóa lợi nhuận tiềm năng từ số tài sản của Nga bị đóng băng ở châu Âu, theo cách nỗ lực tuân thủ các quy định của luật pháp quốc tế. G7 cần đánh giá các ưu và nhược điểm, bởi vì vấn đề này có thể tác động đến hoạt động của hệ thống tiền tệ quốc tế.

Quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh G7, diễn ra vào tháng 6 tại vùng Apulia, miền Nam Italy, nước Chủ tịch G7.

Tâm điểm thị trường: Vị thế quốc tế của đồng nhân dân tệ ngày càng được nâng cao

Báo cáo Chính sách Tài chính Trung Quốc năm 2024 của Trường Tài chính PBC (Đại học Thanh Hoa) và Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Tài chính (Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc) nhấn mạnh, vị thế quốc tế của đồng nhân dân tệ đã được nâng cao hơn. Tỷ trọng của đồng tiền trong khoản thanh toán xuyên biên giới và các kho dự trữ ngoại hối cũng đã tăng lên.

Tỷ trọng của đồng nhân dân tệ trong thanh toán toàn cầu đạt 4,6% tính tới tháng 11/2023, mức cao kỷ lục và vượt qua đồng yen Nhật để trở thành loại tiền thanh toán được sử dụng nhiều thứ 4 trên toàn thế giới.

Nhìn lại Tuần 22: Nền kinh tế toàn cầu cho thấy khả năng phục hồi cao hơn dự kiến

Ông Ding Zhijie, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Ngoại hối của Cục Quản lý Ngoại hối Nhà nước, cho biết ngoài các hoạt động liên quan đến các thực thể kinh tế Trung Quốc, đồng nhân dân tệ đã bắt đầu được sử dụng như một loại tiền tệ của bên thứ ba. Các nhà đầu tư nước ngoài đang nắm giữ khoảng 10.000 tỷ nhân dân tệ (1.406 tỷ USD) tài sản trong nước.

Báo cáo tóm tắt những nỗ lực của Trung Quốc nhằm xây dựng một hệ thống tài chính hiện đại mang đặc sắc của nước này. Với việc cải cách tài chính ngày càng sâu rộng, hệ thống tài chính, thị trường và quy định của Trung Quốc đang ngày được cải thiện và đưa nước này trở thành một tay chơi tài chính lớn trên toàn cầu.

Ông Ding đã đề cập đến khả năng cạnh tranh ngày càng tăng của các tổ chức tài chính Trung Quốc. Trong đó, 5 ngân hàng Trung Quốc nằm trong số 29 ngân hàng quan trọng trong hệ thống toàn cầu. Bên cạnh đó, vị thế trung tâm tài chính quốc tế của Trung Quốc đang gia tăng. Hong Kong, Thượng Hải, Bắc Kinh và Thâm Quyến nằm trong số 20 trung tâm tài chính toàn cầu hàng đầu.

Một số tin tức thị trường quan trọng trong tuần

Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE), thước đo lạm phát quan trọng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), được dự đoán đã thu hẹp đà tăng trong tháng 4/2024, mang lại cái nhìn tổng thể hơn về tình trạng lạm phát cơ bản của Mỹ.

Các chuyên gia kinh tế kỳ vọng chỉ số PCE của Mỹ trong tháng 4, trừ đi thực phẩm và năng lượng, sẽ tăng 0,2%. Báo cáo về PCE công bố vào ngày 31/5 và nếu dự đoán là đúng, đây sẽ là mức tăng nhỏ nhất từ đầu năm đến nay của chỉ số này.

Bloomberg dự đoán chỉ số PCE tổng thể có thể đã tăng 0,3%. Mức tăng này trái ngược với số liệu tương đối ổn định trong quý cuối cùng của năm 2023, cho thấy tiến độ không đồng đều của Fed trong cuộc chiến chống lạm phát.

Theo kết quả cuộc khảo sát mới nhất của Đại học Michigan, chỉ số tâm lý người tiêu dùng Mỹ đã giảm mạnh 12,7% từ mức 77,2 trong tháng 4 xuống còn 67,4 trong tháng 5 - mức thấp nhất trong vòng 6 tháng qua. Đây cũng là mức giảm lớn nhất trong 3 năm qua của chỉ số này, và kém xa mức dự báo 76 mà các chuyên gia đưa ra trước đó.

Những lo ngại về lạm phát gia tăng trong ngắn hạn và sức khỏe của thị trường lao động là những yếu tố làm xói mòn niềm tin người tiêu dùng Mỹ. Người tiêu dùng dự báo lạm phát sẽ đạt tốc độ tăng hàng năm là 3,5% trong năm nay. 

Nhìn lại Tuần 22: Nền kinh tế toàn cầu cho thấy khả năng phục hồi cao hơn dự kiến

Theo Cơ quan thống kê Liên bang Đức Destatis, lạm phát tại nước này tăng trong tháng 5, do các yếu tố mang tính tạm thời. Giá tiêu dùng tại nền kinh tế lớn nhất châu Âu trong tháng 5/2024 tăng 2,4% so với cùng kỳ năm ngoái, sau khi tăng 2,2% trong tháng 4/2024 và là lần tăng đầu tiên trong 6 tháng. Tuy nhiên, lạm phát lõi vẫn ở mức 3%, dù được dự báo tăng nhẹ.

Các nhà quan sát cho rằng lạm phát cơ bản tăng chủ yếu là do việc áp dụng giá vé phương tiện công cộng đồng hạng 49 euro (53 USD) vào tháng 5/2023. Việc lạm phát tại Đức tăng được cho là sẽ không ảnh hưởng tới quyết định của ECB trong việc bắt đầu hạ lãi suất tại cuộc họp vào ngày 6/6, với dự báo giảm 0,25 điểm phần trăm.

Tuần qua, Fed đã công bố tài liệu chuyên sâu có tên là Sách Begie, trong đó đánh giá nền kinh tế số 1 thế giới tính tới tháng 5/2024 tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng, song rủi ro suy thoái vẫn còn.

Sách Begie tháng 5 đã công bố các số liệu và đánh giá mới nhất về tình hình kinh tế tại 12 khu vực đảm trách của Fed. Về tổng thể, nền kinh tế Mỹ tiếp tục mở rộng từ đầu tháng 4 tới trung tuần tháng 5/2024, song tăng trưởng không đồng đều tại các khu vực, rủi ro suy thoái vẫn còn, chi tiêu bán lẻ không đổi cho thấy người tiêu dùng vẫn khá thận trọng trong bối cảnh lạm phát chưa hạ nhiệt sâu.

Sách Begie tháng 5 cũng đánh giá thị trường lao động tại Mỹ có chút khởi sắc khi việc làm tăng trưởng nhẹ. 

Theo Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), áp lực giá tại khu vực đồng euro (Eurozone) đã tăng trở lại trong tháng 5/2024. Lạm phát trong tháng 5 đã tăng 2,6% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn mức dự báo 2,5% của các chuyên gia kinh tế. Trong tháng 4, tỷ lệ lạm phát tăng ở mức 2,4%.

Nhìn lại Tuần 22: Nền kinh tế toàn cầu cho thấy khả năng phục hồi cao hơn dự kiến

Dữ liệu này là dữ liệu cuối cùng trước cuộc họp của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) vào tuần tới. Theo dự báo, cuộc họp này sẽ quyết định đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên trong chu kỳ điều chỉnh lãi suất hiện tại. Tuy nhiên, có nhiều quan điểm khác nhau về việc liệu có điều chỉnh lãi suất hay không và điều chỉnh ở mức độ nào trong các cuộc họp tiếp theo.

Những sự kiện kinh tế quan trọng trong tuần qua đã tác động đáng kể đến thị trường tài chính toàn cầu và chiến lược giao dịch của các nhà đầu tư. Hãy tiếp tục theo dõi và cập nhật thông tin nhanh nhất, mới nhất và chính xác cùng Investo.

Investo - Kênh thông tin chứng khoán Mỹ và chứng khoán thế giới hàng đầu Việt Nam. Theo dõi thêm tin tức về các cổ phiếu tiềm năng và thông tin thị trường tài chính khác tại Investo.
Chủ đề:

Ý kiến

banner-5-1.jpg