logo
1170X250-investo.jpg
Theo dõi investo trên google news

thứ hai, 02/09/2024

Điện hạt nhân - vấn đề "nóng" ở châu Âu

Trong cuộc phỏng vấn đăng trên tờ SonntagsBlick ngày 1/9, Bộ trưởng Năng lượng Thuỵ Sĩ Albert Rösti đã đưa ra đánh giá về chiến lược điện hạt nhân ở nước này, cho rằng có thể xây dựng nhà máy điện hạt nhân mới ở những khu vực đang được khai thác.

Điện hạt nhân - vấn đề "nóng" ở châu Âu

Bộ trưởng Albert Rösti đánh giá: “Việc xây dựng ở địa điểm mới có thể vấp phải sự phản đối của dư luận. Trong khi đó, dân cư ở vùng Leibstadt thuộc bang Aargau, nơi có nhà máy điện hạt nhân của Thụy Sĩ, đã quen trong hàng chục năm qua và có cái nhìn tích cực về vấn đề này”.

Bên cạnh đó, ông cũng bác bỏ ý kiến cho rằng chính sách của Thụy Sĩ không phù hợp với các lợi ích của châu Âu.

Hiện Chính phủ Thụy Sĩ hay các tập đoàn năng lượng chưa có kế hoạch xây dựng nhà máy điện hạt nhân mới. Tuy nhiên, Bộ trưởng Rösti cho biết ông chỉ muốn chính phủ có sự chủ động trong vấn đề liên quan tới phát triển điện hạt nhân trong thời gian tới. Năm 2017, cử tri Thụy Sĩ đã bỏ phiếu ủng hộ lệnh cấm xây dựng các nhà máy điện hạt nhân mới.

Và theo Bộ trưởng Năng lượng Thụy Sĩ, chỉ có người dân nước này mới có thể thay đổi được luật hiện nay. Do đó, chính phủ cần phải dự đoán các tình huống mới và đưa ra các đề xuất với người dân.

Thời gian qua, quan điểm của người dân Thụy Sĩ về điện hạt nhân đã có những thay đổi, cụ thể là sau cuộc xung đột ở Ukraine hay mục tiêu trung hòa carbon. Hiện cũng có nguồn tin cho rằng Chính phủ Thụy Sĩ coi điện hạt nhân là lựa chọn lâu dài cho nước này. Dự kiến, Chính phủ Thụy Sĩ sẽ đệ trình đề xuất sửa đổi luật hạt nhân vào cuối năm 2024 để có thể đưa ra tranh luận tại Quốc hội vào năm tới.

Năm 2019, Thụy Sĩ chính thức đóng cửa nhà máy điện hạt nhân Muhleberg sau 47 năm vận hành. Đây là một trong 4 nhà máy điện hạt nhân và cũng là nhà máy điện hạt nhân đầu tiên chấm dứt hoạt động quốc gia Bắc Âu này. Việc đóng cửa nhà máy điện hạt nhân Muhleberg nằm trong kế hoạch từng bước xóa bỏ hoàn toàn năng lượng hạt nhân được Chính phủ Thụy Sĩ đưa ra kể từ sau sự cố hạt nhân tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima của Nhật Bản do thảm họa sóng thần hồi tháng 3/2011. Tuy nhiên, cho đến nay, Thụy Sĩ chưa công bố lộ trình cụ thể đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân còn lại.

Liên quan đến năng lượng tái tạo, năng lượng xanh, IEA nhận thấy nhu cầu tăng trưởng hàng năm đang quay trở lại với mức chưa từng thấy kể từ năm 2007 (không bao gồm sự phục hồi sau COVID-19). Và xu hướng này dự kiến sẽ tiếp tục. Nhu cầu điện toàn cầu, được thúc đẩy bởi hoạt động kinh tế và điện khí hóa thiết bị, dự kiến sẽ tăng 4% vào năm 2024 và thêm 4% nữa vào năm 2025.

Chuyên gia Keisuke Sadamori, Giám đốc thị trường năng lượng và an ninh tại IEA, nhấn mạnh "nhu cầu điện tăng vọt trên toàn thế giới cho thấy vai trò ngày càng tăng của điện trong nền kinh tế của chúng ta cũng như tác động của các đợt nắng nóng nghiêm trọng".

Điện hạt nhân - vấn đề "nóng" ở châu Âu

Tại Mỹ, nhu cầu điện, vốn đã giảm vào năm ngoái do thời tiết ôn hòa, dự kiến sẽ tăng 3% trong năm nay, do hoạt động kinh tế và nhu cầu về điều hòa không khí. Đặc biệt, sự phát triển của các trung tâm dữ liệu và việc sử dụng trí tuệ nhân tạo đang sử dụng một lượng điện không hề nhỏ.

Tại Ấn Độ, do đợt nắng nóng ảnh hưởng đến nước này, nhu cầu dự kiến sẽ tăng 8%. Ở Trung Quốc, con số này sẽ là 6%. Ở mức vừa phải hơn, nhu cầu điện ở châu Âu sẽ tăng kỷ lục 1,7%, sau hai năm suy giảm do khủng hoảng năng lượng và giá cả tăng vọt.

Giám đốc Keisuke Sadamori nhận xét: “Thật đáng khích lệ khi thấy tỷ lệ năng lượng sạch ngày càng tăng, nhưng điều này cần phải diễn ra nhanh hơn”. Giám đốc Sadamori kêu gọi tăng cường mạng lưới và các tiêu chuẩn hiệu quả năng lượng tốt hơn "để giảm tác động của nhu cầu điều hòa không khí ngày càng tăng".

Hoa Nguyễn

Investo - Kênh thông tin chứng khoán Mỹ và chứng khoán thế giới hàng đầu Việt Nam. Theo dõi thêm tin tức về các cổ phiếu tiềm năng và thông tin thị trường tài chính khác tại Investo.

Ý kiến

banner-5-1.jpg