Hãy cùng Investo.info cập nhật nhanh bản tin thị trường chứng khoán quốc tế Tuần 38 (16/09 – 20/09). Đâu là những sự kiện đáng chú ý?
Tâm điểm chú ý của thị trường trong tuần này sẽ là cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày 17 – 18/9 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). FED được dự báo sẽ có lần hạ lãi suất đầu tiên sau hơn 4 năm, trong bối cảnh lạm phát tại Mỹ đang dần lùi về mức mục tiêu 2% và thị trường lao động dần hạ nhiệt.
Sau lần đầu tiên tăng lãi suất vào tháng 3/2022 để chống lại lạm phát tăng đột biến, FED đã dần dần tăng lãi suất quỹ liên bang lên phạm vi 5,25% - 5,5%, mức cao nhất trong 23 năm và giữ nguyên ở mức đó trong suốt hơn một năm qua.
Câu hỏi được đặt lên bàn cân ở thời điểm hiện tại sẽ là mức giảm 0,5 điểm % hay đơn thuần chỉ là một đợt cắt lãi suất mang tính thỏa hiệp ở mức 0,25 điểm %. Các thành viên thị trường đang nghiêng nhiều hơn về kịch bản thứ hai, bởi kịch bản này có phần phù hợp hơn với bối cảnh lạm phát hiện tại ở Mỹ.
Thị trường sẽ đặc biệt chú ý đến những tuyên bố được Chủ tịch FED Jerome Powell đưa ra trong buổi họp báo sau khi quyết định lãi suất được công bố. Các nhà đầu tư sẽ tìm kiếm các manh mối về quan điểm kinh tế cũng như lộ trình chính sách tiền tệ của FED trong thời gian tới.
Trước thềm cuộc họp FED, báo cáo doanh số bán lẻ tháng 8 của Mỹ được công bố vào thứ Ba, sẽ cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách và thị trường cái nhìn rõ nét hơn về mức chi tiêu của người tiêu dùng – vốn chiếm khoảng hai phần ba Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ.
Trước đó trong tháng 7, dữ liệu doanh số bán lẻ đã đạt mức tốt hơn dự kiến, cho thấy người tiêu dùng Mỹ vẫn có sức chi tiêu mạnh mẽ, hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Giới đầu tư cũng sẽ theo dõi một số dữ liệu quan trọng của thị trường bất động sản Mỹ được công bố trong tuần này bao gồm doanh số bán nhà sẵn có, số nhà ở khởi công xây dựng và chỉ số niềm tin của các công ty xây dựng.
Hồi tháng 8, Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) đã cắt giảm lãi suất cơ bản từ mức cao nhất trong 16 năm là 5,25% xuống 5,0 %, sau một cuộc bỏ phiếu với tỷ lệ sít sao là 5 - 4. Tuy nhiên, Thống đốc BOE Andrew Bailey cho biết ngân hàng trung ương này sẽ tiến hành các bước đi thận trọng để đảm bảo lạm phát duy trì ở mức thấp.
Sự thận trọng này là có cơ sở bởi lạm phát sau khi hạ nhiệt xuống mức 2% trong tháng 5 và tháng 6, nhưng đã tăng nhẹ lên 2,2% trong tháng 7. Lạm phát dự kiến sẽ không giảm xuống dưới mức mục tiêu 2% trước năm 2026.
Trong bối cảnh đó, tất cả 65 chuyên gia kinh tế tham gia cuộc thăm dò của Reuters từ ngày 6/9 đến 11/9 đều dự đoán lãi suất cơ bản của BOE sẽ được giữ nguyên ở mức 5,0% sau khi kết thúc cuộc họp chính sách ngày thứ Năm.
Tuy vậy, gần 80% các chuyên gia kinh tế dự kiến BOE sẽ có thêm một đợt cắt giảm lãi suất nữa trong năm nay, nhiều khả năng là vào tháng 11. 20% số chuyên gia còn lại kỳ vọng vào hai đợt cắt giảm.
Thị trường lãi suất phái sinh cũng dự đoán sẽ có thêm hai lần cắt giảm nữa, vào tháng 11 và tháng 12, để đưa lãi suất cuối năm về 4,50%. Các dự báo trung bình cho thấy lãi suất cơ bản trong năm 2025 sẽ ở mức 4,50% vào cuối tháng 3, 4,25% vào cuối tháng 6, 4,0% vào cuối tháng 9 và 3,75% vào cuối năm.
Một số dữ liệu kinh tế đáng chú ý của Vương quốc Anh cũng sẽ được công bố trong tuần này, bao gồm dữ liệu lạm phát tháng 8 công bố vào thứ Tư, và báo cáo doanh số bán lẻ tháng 8 công bố vào thứ Sáu. Các dữ liệu sẽ cung cấp cho giới chức BOE và thị trường thêm những tín hiệu rõ ràng hơn về sức khỏe nền kinh tế Anh.
Theo một cuộc khảo sát của hãng tin Bloomberg, hơn một nửa số nhà quan sát nhận định rằng Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) sẽ thực hiện đợt tăng lãi suất tiếp theo vào tháng 12/2024, khi không ai kỳ vọng sẽ có bất kỳ động thái chính sách nào sau khi kết thúc cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày vào ngày 20/9 tới.
Kết quả khảo sát của Bloomberg cho hay 53% trong số 53 nhà kinh tế tin rằng BOJ sẽ hành động vào tháng 12. Đáng chú ý, 87% trong số này cũng dự báo rằng BOJ nhiều khả năng sẽ tăng chi phí đi vay vào cuối tháng 1/2025. Trước đó, BOJ đã tăng lãi suất cơ bản lên 0,25% vào ngày 31/7.
Phần lớn các nhà phân tích nhận định rằng những biến động thị trường sau đợt tăng lãi suất ngày 31/7 của BOJ không đủ mạnh để khiến ngân hàng trung ương này tạm dừng việc bình thường hóa chính sách tiền tệ. Ước tính trung bình cho thấy lãi suất tại Nhật Bản dự kiến sẽ tăng lên 0,5% vào cuối năm 2024 và đạt 0,75% vào cuối năm 2025.
Trong 4 tuần qua, 5 trong tổng số 9 thành viên hội đồng quản trị BOJ đã gửi đi tín hiệu về ý định tăng lãi suất một lần nữa nếu triển vọng lạm phát do ngân hàng trung ương này đề ra trở thành hiện thực.
Thị trường cũng sẽ theo dõi sát một số dữ liệu kinh tế quan trọng của Nhật Bản được công bố trong tuần này, bao gồm cán cân thương mại tháng 8 công bố vào thứ Tư và dữ liệu lạm phát tháng 8 công bố vào thứ Sáu, để hiểu rõ hơn về sức khỏe nền kinh tế Nhật Bản.
Chỉ số quan trọng |
Điểm |
Thay đổi so với phiên trước |
Thay đổi trong 5 ngày |
Thay đổi trong 1 tháng |
S&P 500 (Mỹ) |
5.626,02 |
+0,54% |
+4,02% |
+1,29% |
NASDAQ (Mỹ) |
17.683,98 |
+0,65% |
+5,95% |
+0,30% |
DOW JONES (Mỹ) |
41.393,78 |
+0,72% |
+2,60% |
+1,81% |
DAX (Đức) |
18.699,40 |
+0,98% |
+2,17% |
+2,06% |
NIKKEI 225 (Nhật Bản) |
36.581,76 |
-0,68% |
+0,52% |
-3,89% |
SHANGHAI COMPOSITE (Trung Quốc) |
2.704,09 |
-0,48% |
-2,23% |
-6,09% |
HANG SENG (Hong Kong) |
17.369,09 |
+0,75% |
-0,43% |
-0,35% |
Cổ phiếu |
Thay đổi |
Giá hiện tại |
General Electric Company (GE) |
+5,06% |
178,28 USD |
The Boeing Company (BA) |
-3,69% |
156,77 USD |
Macy’s, Inc. (M) |
+3,33% |
15,00 USD |
Moderna, Inc. (MRNA) |
-2,01% |
68,28 USD |
Target Corporation (TGT) |
+1,97% |
151,36 USD |
Vàng: Giá vàng đang có xu hướng tăng trong ngắn hạn. Nếu vàng duy trì được ở trên mức 2.573,60 nhà đầu tư có thể “long” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức 2.590,49 và 2.603,03. Ngược lại, nếu vàng giảm xuống dưới mức 2.573,60 nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức 2.573,60 và 2.561,06.
Vùng hỗ trợ S1: 2.573,60
Vùng kháng cự R1: 2.590,49
Cặp GBP/USD: Cặp GBP/USD đang có xu hướng tăng trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì được ở trên mức 1,31323 nhà đầu tư có thể “long” và chốt lời quanh các mức 1,31495 và 1,31752. Ngược lại, nếu tỷ giá giảm xuống dưới mức 1,31323 nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức 1,31066 và 1,30894.
Vùng hỗ trợ S1: 1,31066
Vùng cản R1: 1,31495
Cặp EUR/USD: Cặp EUR/USD đang có xu hướng tăng trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì được ở trên mức 1,10826, nhà đầu tư có thể “long” và chốt lời quanh các mức 1,10946 và 1,11140. Nếu tỷ giá giảm xuống dưới mức 1,10826 nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức 1,10632 và 1,10512.
Vùng hỗ trợ S1: 1,10632
Vùng cản R1: 1,10946
Cặp USD/JPY: Cặp USD/JPY được dự báo có xu hướng giảm mạnh trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì ở trên mức 142,20, nhà đầu tư nên “long” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức 142,67 và 143,52. Ngược lại nếu tỷ giá giảm xuống dưới mức 142,20, nhà đầu tư có thể “short” và chốt lời ở quanh các mức 141,35 và 140,88.
Vùng hỗ trợ S1: 141,35
Vùng cản R1: 142,67
Cặp USD/CAD: Cặp USD/CAD đang giảm nhẹ nhưng được dự báo có xu hướng tăng trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì được ở trên mức 1,35842 nhà đầu tư có thể “long” và chốt lời quanh các mức 1,36034 và 1,36193. Nếu tỷ giá giảm xuống dưới mức 1,35842, nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức 1,35683 và 1,35491.
Vùng hỗ trợ S1: 1,35683
Vùng cản R1: 1,36034
Thuật ngữ
Long: Lệnh mua
Short: Lệnh bán