logo
1170X250-investo.jpg
Theo dõi investo trên google news

thứ sáu, 28/06/2024

Chuyển động thế giới 28/06

Ủy ban An toàn Giao thông vận tải Mỹ ngày 27/6 đã quyết định xử phạt Boeing vì tiết lộ thông tin không được phép công khai liên quan đến cuộc điều tra sự cố dòng máy bay 737 MAX.

Chuyển động thế giới 28/06

Thông báo cho biết Boeing đã vi phạm quy định, thông qua hành vi cung cấp thông tin điều tra không được công khai cho giới truyền thông, cũng như tự đưa ra suy đoán về nguyên nhân có thể gây nên sự cố bung cửa máy bay 737 MAX của hãng hàng không Alaska Airlines hôm 5/1.

Thông báo khẳng định động thái của Boeing đã làm trầm trọng thêm căng thẳng giữa hãng sản xuất máy bay này với các cơ quan chính phủ Mỹ trong bối cảnh Boeing đang tìm cách tránh bị Bộ Tư pháp Mỹ buộc tội hình sự trước thời hạn chót 7/7 tới.

Theo Ủy ban An toàn Giao thông Vận tải Mỹ, Boeing sẽ vẫn được duy trì tư cách là 1 bên trong cuộc điều tra sự cố của Alaska Airlines, nhưng sẽ không còn được phép tiếp cận thông tin liên quan đến quá trình điều tra. Boeing cũng không được phép đặt câu hỏi trong phiên điều trần dự kiến vào ngày 6-7/8 tới.

Tuần qua, Điện Kremlin thông báo Nga đang xem xét khả năng hạ cấp quan hệ ngoại giao với phương Tây do sự can thiệp ngày càng sâu hơn của phương Tây vào cuộc xung đột ở Ukraine. Tuy nhiên, quyết định chính thức chưa được đưa ra.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmity Peskov cho biết, Nga đang xem xét tất cả các phương án để đáp trả những hành động của phương Tây, bao gồm cả việc hạ cấp quan hệ ngoại giao.

Theo ông Peskov, đây là thể theo thông lệ ngoại giao tiêu chuẩn khi một quốc gia đối mặt với những hành động không thân thiện hay thậm chí thù địch, và Moskva buộc phải xem xét các phương án đáp trả khác nhau khi sự can dự của các nước phương Tây, bao gồm cả Mỹ, ngày càng tăng.

Ông Peskov cũng nhấn mạnh, chính sách đối ngoại của Nga đều do Tổng thống Putin quyết định và được Bộ Ngoại giao thực thi.

Tuyên bố của Nga được đưa ra trong bối cảnh Liên minh châu Âu (EU) mới đây đã áp gói trừng phạt kinh tế thứ 14 nhằm vào Moskva. Cùng lúc đó, Mỹ cũng đã ký thỏa thuận an ninh kéo dài 10 năm với Ukraine để thể hiện cam kết hỗ trợ lâu dài dành cho Kiev.

Bộ Thương mại Trung Quốc ngày 27/6 bày tỏ hy vọng tìm kiếm giải pháp đồng thuận với Liên minh châu Âu (EU) liên quan đến kế hoạch của khối nhằm áp thuế xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc. Kế hoạch này của EU dự kiến có hiệu lực từ tuần sau với mức thuế tạm thời lên tới 38%. Hiện các nhóm làm việc của hai bên vẫn duy trì liên lạc chặt chẽ nhằm xúc tiến công tác liên quan nhằm tránh leo thang căng thẳng giữa hai bên.

Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh EU đang có kế hoạch áp thuế tạm thời lên tới hơn 38% đối với xe điện Trung Quốc từ ngày 4/7. Brussels đồng thời tiến hành các cuộc điều tra kéo dài đến tháng 11 để đánh giá chi tiết liệu doanh nghiệp Trung Quốc có được hưởng trợ cấp không công bằng hay không. Đến thời điểm đó, nếu EU áp thuế chính thức, xe điện Trung Quốc sẽ phải chịu thuế theo quyết định trong 5 năm.

Chuyển động thế giới 28/06

Tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga xác nhận đã ký Bản ghi nhớ (MoU) chiến lược với Công ty khí đốt quốc gia Iran về việc cung cấp khí đốt tự nhiên qua đường ống cho Iran. Thông báo mới của Gazprom nêu rõ hai bên ký MoU để cùng tổ chức các hoạt động cung ứng qua các tuyến đường ống nhằm dẫn khí đốt tự nhiên từ Nga tới Iran, với mong muốn phát triển hợp tác cùng có lợi lâu dài trong tương lai.

Văn kiện trên được ký kết trong chuyến thăm của phái đoàn Gazprom tới Iran. Trong khuôn khổ chuyến thăm cũng đã diễn ra cuộc gặp giữa Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Gazprom và Bộ trưởng Dầu mỏ Iran. Hai bên đã thảo luận các bước đầu tiên nhằm thực hiện bản ghi nhớ, cũng như các vấn đề hợp tác song phương khác trong lĩnh vực năng lượng.

Đồng yen tuần qua, có thời điểm đã giảm đến mức hơn 160 yen đổi 1 USD. Đây là lần đầu tiên trong 2 tháng qua, đồng yen giảm tới mức này, làm gia tăng lo ngại rằng Chính phủ Nhật Bản sẽ lại can thiệp để kiềm chế đồng nội tệ tiếp tục giảm nhanh hơn nữa. Trong những ngày gần đây, Chính phủ Nhật Bản đã ra tín hiệu về khả năng can thiệp để ứng phó với tình trạng biến động quá mức trên thị trường ngoại hối.

Trước đó, Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) đã tăng lãi suất vào tháng 3 nhưng vẫn chỉ ở mức 0% khiến khoảng cách lãi suất giữa Nhật Bản và Mỹ vẫn ở rất lớn, gây áp lực cho đồng nội tệ Nhật Bản. Vì thế, trng khoảng thời gian từ  26/4 - 29/5, Bộ Tài chính Nhật Bản đã phải chi 61 tỷ USD để kiềm chế đà giảm của đồng yên so với đôla Mỹ.

Hoa Nguyễn

Investo - Kênh thông tin chứng khoán Mỹ và chứng khoán thế giới hàng đầu Việt Nam. Theo dõi thêm tin tức về các cổ phiếu tiềm năng và thông tin thị trường tài chính khác tại Investo.
Chủ đề:

Ý kiến

banner-5-1.jpg