logo
Top-trang-Danh-sach-san-desktop-840x154-px.jpg
Theo dõi investo trên google news

thứ bảy, 11/02/2023

Đối thủ của ChatGPT mắc lỗi gì khiến Google phải trả giá đắt?

Việc công cụ trò chuyện chatbot Brad của Google - đối thủ của ChatGPT - đưa ra một câu trả lời sai đã khiến tập đoàn này phải nhận cái giá đắt đỏ. 

Đối thủ của ChatGPT mắc lỗi gì khiến Google phải trả giá đắt?

Công cụ chatbot sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) vừa được quảng bá rầm rộ của Google đã hứng chịu làn sóng chỉ trích sau khi đưa ra một phản hồi không chính xác. 

Trong bản demo được Google đăng trên Twitter, một người trải nghiệm đã hỏi Bard: “Tôi có thể kể cho đứa con 9 tuổi của mình nghe về những khám phá mới nào của Kính viễn vọng Không gian James Webb?”.

Bard trả lời bằng một loạt gạch đầu dòng, trong đó có một câu có nội dung: “Kính viễn vọng Không gian James Webb đã chụp những bức ảnh đầu tiên về một hành tinh bên ngoài hệ mặt trời của chúng ta”. 

Tuy nhiên, theo Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), hình ảnh đầu tiên về một hành tinh ngoại vi - hoặc bất kỳ hành tinh nào ngoài hệ mặt trời – thực chất được chụp bởi kính viễn vọng lớn của Đài thiên văn Nam châu Âu gần hai thập kỷ trước, vào năm 2004.

Đối thủ của ChatGPT mắc lỗi gì khiến Google phải trả giá đắt?

Cổ phiếu của công ty mẹ của Google, Alphabet đã giảm 7,7% vào thứ Tư, “xóa sổ” 100 tỷ USD khỏi giá trị thị trường của công ty, sau khi xuất hiện thông tin đầu tiên về phản hồi không chính xác từ Bard.

Lỗi sai sót thông tin của Bard đã làm nổi bật thách thức mà Google phải đối mặt khi họ đang chạy đua để tích hợp chatbot này vào công cụ tìm kiếm cốt lõi của mình, nhằm cạnh tranh với nền tảng ChatGPT được Microsoft hậu thuẫn. Để cố gắng bắt kịp với xu đưa công nghệ trò chuyện AI vào thao tác tìm kiếm trực tuyến, Google hiện có nguy cơ đánh mất danh tiếng của công cụ tìm kiếm này trong việc hiển thị những thông tin đáng tin cậy.

Giống như ChatGPT, Bard được xây dựng trên một mô hình ngôn ngữ lớn, được đào tạo trên kho dữ liệu trực tuyến khổng lồ để tạo ra các phản hồi hấp dẫn cho người dùng. Các chuyên gia từ lâu đã cảnh báo rằng những công cụ này có khả năng lan truyền thông tin không chính xác.

Trong một nỗ lực rõ ràng để giải quyết mối lo ngại đó, Google đã mở bản thử nghiệm công cụ Bard cho “một số người thử nghiệm đáng tin cậy” và đã lên kế hoạch cung cấp dịch vụ này cho công chúng trong những tuần tới.

Ngày 8/2, người phát ngôn của Google trả lời hãng tin CNN về sự cố sai thông tin trên: “Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của quy trình kiểm tra nghiêm ngặt mà chúng tôi đang triển khai với nhóm người thử nghiệm của mình. Chúng tôi sẽ kết hợp phản hồi bên ngoài với kết quả thử nghiệm nội bộ công ty để đảm bảo phản hồi của Bard đáp ứng tiêu chuẩn cao về chất lượng, an toàn và có căn cứ của thông tin trong thế giới thực.”

Cổ phiếu của Alphabet, công ty mẹ của Google, đã giảm tới 8% trong phiên giao dịch giữa trưa thứ Tư sau khi Reuters đưa tin đầu tiên về phản hồi không chính xác từ Bard.

Hồi đầu tuần này, Google tiết lộ Bard là một phần trong nỗ lực cạnh tranh với sự thành công mạnh mẽ của ChatGPT- ứng dụng được sử dụng để viết các bài tiểu luận, lời bài hát và giải đáp các câu hỏi mà trước đây mọi người thường tìm kiếm trên Google. Theo báo cáo, mức độ phổ biến đáng kinh ngạc của ChatGPT đã khiến ban lãnh đạo Google tuyên bố tình trạng “báo động đỏ” cho sản phẩm tìm kiếm của mình.

Đối thủ của ChatGPT mắc lỗi gì khiến Google phải trả giá đắt?

Ngày 8/2, Google đã tổ chức một sự kiện tại văn phòng ở Paris (Pháp), nơi gã khổng lồ công nghệ này lên kế hoạch chi tiết sử dụng công nghệ AI để thay đổi hoàn toàn cách mọi người tìm kiếm thông tin trực tuyến. 

Sự kiện của Google diễn ra một ngày sau khi đối thủ Microsoft tuyên bố công cụ tìm kiếm Bing do hãng này phát triển sẽ được tích hợp tiềm năng mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo (AI) dựa trên ngôn ngữ, qua đó mở ra "một kỷ nguyên mới cho tìm kiếm trực tuyến". Microsoft đang đầu tư hàng tỷ USD vào OpenAI “cha đẻ” của ChatGPT.

Trong một bài thuyết trình tại sự kiện,  Phó Chủ tịch cấp cao Google Prabhakar Raghavan cho biết các công nghệ AI tạo sinh mà hãng dự định tích hợp vào các kết quả tìm kiếm sẽ cho phép người dùng tương tác với thông tin theo những cách hoàn toàn mới. Ông dẫn những ví dụ như giúp thợ bánh phối hợp với khách hàng về mẫu bánh họ đặt làm, giúp người chế tạo đồ chơi tưởng tượng ra một mẫu mới...

Đại điện Google khẳng định khi hãng liên tục đưa công nghệ AI tạo sinh vào các sản phẩm thì việc tìm kiếm sẽ vượt mọi giới hạn, khi đó trí tưởng tượng của người dùng là thứ duy nhất hạn chế việc tìm kiếm.

Yến ANh-Theo cnn

Investo - Kênh thông tin chứng khoán Mỹ và chứng khoán thế giới hàng đầu Việt Nam. Theo dõi thêm tin tức về các cổ phiếu tiềm năng và thông tin thị trường tài chính khác tại Investo.
Chủ đề:

Ý kiến

370x700.png