logo
Theo dõi investo trên google news

thứ bảy, 10/08/2024

Chỉ báo Ulcer là gì? Cách tính và ứng dụng của Ulcer Index

Chỉ báo Ulcer là gì? Ulcer Index được đánh giá là một trong những công cụ đo lường phổ biến nhằm phản ánh mức độ biến động của xu hướng giảm giá. Vậy Ulcer Index có ưu nhược điểm gì và được ứng dụng như thế nào? Cùng Investo tìm hiểu chi tiết về chỉ báo kỹ thuật đặc biệt này ngay trong bài viết sau nhé!

Chỉ số Ulcer là gì?

Chỉ báo Ulcer (Ul) là một chỉ báo kỹ thuật đo lường độ sâu và thời gian xảy ra sự thoái trào của mức giá, từ đó đưa ra tín hiệu về sự căng thẳng của người nắm giữ cổ phiếu.

Chỉ báo Ulcer hiển thị tỷ lệ phần trăm giảm mà nhà đầu tư có thể mong đợi từ các đỉnh trong khoảng thời gian trước đó. Giá trị của Ulcer càng lớn thì cổ phiếu càng mất nhiều thời gian để lập lại “đỉnh” cao như trước đây. Hiểu đơn giản, Ul là thước đo mức độ biến động chỉ ở xu hướng giảm.

Chỉ báo Ulcer là gì? Cách tính và ứng dụng của Ulcer Index

Chỉ số Ulcer là gì?

Đặc điểm của chỉ số Ulcer

Chỉ báo Ulcer được phát triển bởi Perter Marin và Byron McCann vào năm 1987 để phân tích các quỹ tương hỗ. Ulcer được xuất bản lần đầu tiên trong cuốn sách “The Investor's Guide to Fidelity Funds” của Marin và McCann vào năm 1989. 

Một số đặc điểm quan trọng của Ulcer Index:

  • Bản chất: Ulcer Index chỉ xem xét rủi ro của xu hướng giảm giá chứ không phản ánh mức độ biến động tổng thể.
  • Biến động: Chỉ số Ulcer tăng giá trị khi giá di chuyển ra xa mức cao gần đây và giảm khi giá tăng lên mức cao mới.
  • Thời gian tính toán: Thông thường trong khoảng 14 ngày.
  • Điểm khác biệt so với những thước đo độ biến động khác: Chỉ báo Ulcer chỉ ra rằng, nhà đầu tư chỉ quan tâm đến rủi ro thị trường đi xuống chứ không quan tâm đến rủi ro khi xu hướng thị trường đi lên. Bởi mức độ rủi ro khi thị trường đi lên tương đương với lợi nhuận nhận được nếu đó là cổ phiếu đầu tư dài hạn.

Chỉ báo Ulcer là gì? Cách tính và ứng dụng của Ulcer Index

Đặc điểm của chỉ số Ulcer là gì?

Cách tính 

Chỉ báo Ulcer Index được tính toán trong khoảng thời gian mặc định là 14 ngày. Cụ thể, các công thức cần phải áp dụng để tính Ulcer Index như sau:

Chỉ báo Ulcer là gì? Cách tính và ứng dụng của Ulcer Index

  • Công thức tính chỉ báo Ulcer là gì?

Ví dụ cách tính Ul Index: Mức giá đóng cửa của cổ phiếu A vào ngày 21/12/2023 là 22 USD. Mức giá đóng cửa của cổ phiếu A cao nhất trong 14 ngày qua là 25 USD vào ngày 19/12/2023.

Chỉ báo Ulcer là gì? Cách tính và ứng dụng của Ulcer Index

Ví dụ cách tính chỉ báo Ulcer

Sau khi tính xong chỉ báo Ulcer, có hai trường hợp xảy ra:

  • Ul Index < 5: Tín hiệu cho thấy giá không có nhiều lần giảm. Nhà đầu tư có thể phần nào an tâm về thị trường chưa có nhiều biến động.
  • Ul Index > 5: Tín hiệu cho thấy giá đã giảm nhiều lần. Nhà đầu tư đang trong tâm lý hoang mang, lo lắng.

Lưu ý:

  • Khoảng thời gian nhìn lại dài giúp nhà đầu tư có cái nhìn chính xác hơn về mức thoái trào của giá trong dài hạn mà họ có thể phải đối mặt.
  • Khoảng thời gian nhìn lại ngắn phản ánh thước đo về mức độ biến động giá gần đây.
  • Nếu mức giá đóng cửa cao hơn nhưng Ul Index vẫn dừng ở mức 0 có nghĩa là giá đang tăng một cách nhất quán, không có rủi ro giảm giá. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc không có đợt giảm giá nào. Cho nên trong trường hợp mức giá đóng cửa cao hơn, vẫn cần phải tính chỉ báo Ulcer Index này.

Chỉ báo Ulcer là gì? Cách tính và ứng dụng của Ulcer Index

Lưu ý cách tính chỉ báo Ulcer

Ưu nhược điểm của chỉ số Ulcer

Ưu điểm

So với các chỉ báo kỹ thuật khác, sử dụng Ulcer đem lại một số lợi thế như:

  • Tính phổ biến: Vì thế mạnh của chỉ báo Ulcer là chỉ tập trung vào khuynh hướng đi xuống của thị trường, nên được sử dụng phổ biến hơn các cách tính toán rủi ro khác (như độ lệch chuẩn). Giá cổ phiếu giảm luôn là nỗi lo sợ kinh doanh của những nhà đầu tư dài hạn. Vì vậy, ví dụ một cổ phiếu tăng 10% sẽ có cùng độ lệch chuẩn với một cổ phiếu giảm 10% thì:
    • Độ lệch chuẩn: Chỉ có khả năng tính toán khuynh hướng đi xuống của thị trường.
    • Chỉ báo Ulcer: Sẽ đo lường mức độ rủi ro khi thị trường đi xuống chính xác và hiệu quả hơn.
  • Giúp giảm thiểu rủi ro đầu tư: Chỉ báo Ulcer Index có thể sử dụng để quét và sắp xếp những chứng khoán có độ biến động cao. Thông qua quá trình quét dữ liệu này, chỉ báo Ulcer sẽ tìm được dữ liệu tăng giá. Đồng thời, lần quét cuối cùng cũng sẽ loại đi những cổ phiếu có tính biến động cao, giảm bớt rủi ro giao dịch.

Nhược điểm

Chỉ báo Ulcer không phải một chỉ báo kỹ thuật tạo ra các tín hiệu giao dịch. Vai trò của chúng chỉ giới hạn trong phân tích xu hướng về giá, đặc biệt là khi giá giảm. Do vậy, không thể sử dụng chỉ số này để phân tích các biến động tổng thể thị trường mà cần kết hợp với những công cụ đo lường khác để mang lại hiệu quả tối ưu nhất.

Chỉ báo Ulcer là gì? Cách tính và ứng dụng của Ulcer Index

Ưu nhược điểm của chỉ số Ulcer

Ứng dụng của chỉ số Ulcer

Chỉ báo Ul đo lường mức độ tăng mạnh khi thị trường tăng và mức độ giảm mạnh khi thị trường giảm. Trong đó, độ mạnh yếu này phụ thuộc vào độ dài của thân nến và bóng nến. Chỉ báo Ulcer cũng chỉ rõ ràng: Nhà đầu tư chỉ quan tâm đến rủi ro khi thị trường đi xuống chứ không lưu ý đến rủi ro khi thị trường đi lên.

Cùng quan sát các yếu tố cấu thành chỉ số Ul trong biểu đồ cổ phiếu dưới đây:

Chỉ báo Ulcer là gì? Cách tính và ứng dụng của Ulcer Index

Ứng dụng của Ulcer Index

  • Diễn biến: Phía trái biểu đồ, cổ phiếu có sự chuyển động, giá tăng mạnh, bền vững, được đánh dấu bởi đường màu xanh. Lúc này Ul vẫn chỉ là đường nằm ngang, nằm dưới mức độ an toàn.
    • Trên mức an toàn (>5): Thị trường sideway, có nhiều biến động giá giảm.
    • Dưới mức an toàn (<5): Biến động giá nhỏ hoặc giá giảm thấp.
  • Diễn biến (tiếp): Biểu đồ tính từ bên trái, thời gian thị trường đi xuống là 14 ngày. Thời gian này, chỉ số Ul được nhìn thấy tăng mạnh rõ ràng. Khi giá cổ phiếu đã lập đỉnh trong những phiên giao dịch trước và sau đó Ul lại giảm.

Như vậy, tâm lý chung của các nhà đầu tư trên thị trường tài chính là “Rủi ro càng nhiều, lợi nhuận càng cao”. Chỉ báo Ul cho rằng rủi ro khi thị trường xuống giá mới quan trọng với các nhà đầu tư. Vì vậy:

  • Chỉ số Ulcer là thước đo rủi ro trong nhiều bối cảnh khác nhau mà độ lệch chuẩn thường được sử dụng.
  • Có thể lập biểu đồ thời gian Ulcer và sử dụng như một loại chỉ báo phân tích kỹ thuật
  • Ứng dụng Ulcer Index để so sánh các cổ phiếu, các loại hàng hóa sẽ đem lại hiệu quả hơn.

Ví dụ về cách sử dụng chỉ số Ulcer

Cùng quan sát ví dụ sử dụng chỉ báo Ulcer để so sánh hai cổ phiếu cùng ngành dưới đây:

Chỉ báo Ulcer là gì? Cách tính và ứng dụng của Ulcer Index

Ví dụ về cách sử dụng chỉ số Ulcer

Qua quan sát, có thể thấy tại cả 2 cổ phiếu: Khi chỉ báo Ulcer nằm dưới mức an toàn (<5) thì giá cổ phiếu tăng, còn khi nằm trên mức an toàn thì giá có khuynh hướng giảm.

Kết luận

Ulcer là một chỉ báo kỹ thuật tốt không nên bỏ lỡ, đặc biệt là với những nhà đầu tư theo đuổi phong cách giao dịch dài hạn. Hy vọng rằng với những chia sẻ cụ thể từ Investo: Chỉ báo Ulcer là gì? Cách tính và ứng dụng của chỉ số Ulcer,...sẽ giúp nhà giao dịch hiểu rõ hơn về chỉ báo này. Từ đó, ứng dụng hiệu quả trên thị trường giao dịch thực tế để chinh phục những mục tiêu lợi nhuận tiềm năng nhé!

Investo - Kênh thông tin chứng khoán Mỹ và chứng khoán thế giới hàng đầu Việt Nam. Theo dõi thêm tin tức về các cổ phiếu tiềm năng và thông tin thị trường tài chính khác tại Investo.

Ý kiến