logo
Theo dõi investo trên google news

thứ năm, 15/06/2023

Lệnh Stop Limit là gì? 3 Lưu ý Nhà đầu tư cần biết

Lệnh Stop Limit là một công cụ vô cùng hữu ích trong thị trường tài chính. Với khả năng kết hợp giữa sự kiểm soát về giá và thời điểm, lệnh dừng giới hạn mang đến cho các trader sự linh hoạt và tiện lợi. Tuy nhiên, để sử dụng lệnh Stop Limit một cách hiệu quả, bạn cần hiểu rõ cách thức hoạt động, ưu nhược điểm và các trường hợp sử dụng. Hãy cùng khám phá và tìm hiểu sâu hơn trong bài viết sau.

Lệnh Stop Limit là gì?

Lệnh Stop Limit (hay lệnh dừng giới hạn) là sự kết hợp giữa lệnh Stop (lệnh dừng) và lệnh Limit (lệnh giới hạn). Lệnh dừng giới hạn cho phép nhà đầu tư kiểm soát được giá mua hoặc bán tài sản, tối ưu lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro khi thị trường dao động mạnh.

Hai mức giá quan trọng trong lệnh dừng giới hạn gồm:

  • Stop price (giá dừng): đây là mức giá để sàn kích hoạt lệnh giới hạn.
  • Limit price (giá giới hạn): là mệnh giá nhà đầu tư sẽ đặt.

Cụ thể, nhà đầu tư sẽ đặt một mức giá dừng (stop price) và một mức giá giới hạn (limit price). Khi giá của tài sản đạt đến mức giá kích hoạt, lệnh dừng giới hạn sẽ tự động được kích hoạt ngay cả khi bạn đang offline.

Xem thêm: Lệnh Stop Order

Lệnh Stop Limit là gì? Cách đặt lệnh Stop Limit trên Binance Lệnh Stop Limit hay còn gọi là lệnh dừng giới hạn

VD: Giá cổ phiếu công ty ABC hiện đang ở mức 50$, nhà đầu tư muốn mua khi giá của nó bắt đầu có xu hướng tăng. Tuy nhiên nhà đầu tư lại không muốn trả quá nhiều cho cổ phiếu công ty ABC khi nó tăng nhanh chóng. Lúc này, nhà đầu tư cần giới hạn mức giá sẽ phải trả.

Qua phân tích, nhà đầu tư nhận thấy nhận thấy rằng khi cổ phiếu cán mốc 53$, thị trường sẽ bắt đầu phá vỡ. Để không phải chi trả quá nhiều, nhà đầu tư sẽ đặt một lệnh dừng giới hạn mua với mức giá dừng là 53$ và giá giới hạn là 56$.

Ngay khi giá cổ phiếu cán mốc 53$, một lệnh giới hạn để mua cổ phiếu công ty ABC ở mức 56$ sẽ được đặt. Tuy nhiên, nếu thị trường tăng quá nhanh so với mức giá đó, lệnh dừng giới hạn mua sẽ không lấp đầy với số lượng đầy đủ.

Xem thêm: Lệnh LO là gì

Phân biệt 2 loại Stop Limit Order

Lệnh Stop Limit Order được chia làm 2 loại là: Buy Stop Limit ( lệnh giới hạn dừng mua) và Sell Stop Limit (lệnh giới hạn dừng bán). Là hai lệnh được sử dụng phổ biến, chúng có điểm vào lệnh và chiến thuật ngược nhau gây ra sự nhầm lẫn cho nhiều nhà đầu tư.

Lệnh Buy Stop Limit

Lệnh Buy Stop Limit hay còn gọi là lệnh giới hạn dừng mua, được kết hợp giữa 2 lệnh là lệnh Buy Stop và Buy Limit. Cho phép nhà đầu tư mua một tài sản khi giá đạt đến hoặc vượt qua một mức giá kích hoạt, và đặt một giới hạn giá mua cụ thể sau khi lệnh Stop được kích hoạt.

Lệnh giới hạn dừng mua hoạt động khi giá thị trường chạm đến mức Buy Stop, lập tức một lệnh Buy Limit sẽ được kích hoạt ngay tại mức giá được thiết lập trước. Điều này giúp nhà đầu tư có thể mua vào tài sản ở mức giá mong muốn sau khi giá tăng lên đạt mức kích hoạt.

Như vậy, trường hợp nên đặt lệnh mua khi: Stop Price < Giá Limit Price.

Lệnh Buy Stop Limit Lệnh Buy Stop Limit hay còn gọi là lệnh giới hạn dừng mua

Xem thêm: Buy Limit là gì

Lệnh Sell Stop Limit

Lệnh Sell Stop Limit hay còn được gọi là lệnh giới hạn dừng bán. Sell Stop Limit là sự kết hợp giữa lệnh Sell Stop và Sell Limit.

Lệnh giới hạn dừng bán được đặt với hai mức giá: mức giá kích hoạt (stop price) và mức giá giới hạn (Limit price). Khi giá của tài sản đạt hoặc thấp hơn mức giá kích hoạt, chạm đến điểm Sell Stop thì lệnh Sell Limit sẽ được kích hoạt. Lệnh Sell Limit sẽ được thực hiện với mức giá xác định trước đó hoặc thấp hơn.

Lệnh Sell Stop Limit giúp bạn kiểm soát được mức giá bán tài sản và giảm thiểu rủi ro khi thị trường dao động mạnh. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng lệnh này cũng có thể không được thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trong trường hợp không có đủ người mua đạt đến mức giá xác định.

Lệnh Sell Stop Limit Lệnh Sell Stop Limit hay còn được gọi là lệnh giới hạn dừng bán

Xem thêm: Sell Limit là gì

Ưu - Nhược điểm của lệnh giới hạn dừng Stop Limit

Lệnh giới hạn dừng Stop Limit được sử dụng phổ biến, tuy nhiên chúng có những ưu điểm và nhược điểm riêng cần chú ý.

Ưu điểm

  • Kiểm soát giá: Lệnh dừng giới hạn cho phép bạn kiểm soát giá mua hoặc bán tài sản. Bằng cách đặt mức giá kích hoạt và mức giá giới hạn, bạn có thể xác định mức giá mà bạn mong muốn thực hiện giao dịch.
  • Giảm rủi ro: Lệnh Stop Limit giúp giảm thiểu rủi ro khi thị trường dao động mạnh. Khi giá đạt hoặc vượt qua mức giá kích hoạt, lệnh được kích hoạt và chuyển thành lệnh Limit, đảm bảo rằng bạn chỉ mua hoặc bán với mức giá xác định trước đó hoặc tốt hơn. Điều này giúp tránh tình trạng lệnh được thực hiện với giá không mong muốn do biến động mạnh của thị trường.
  • Tự động thực hiện: Khi lệnh dừng giới hạn được kích hoạt, nó tự động chuyển thành lệnh Limit và thực hiện giao dịch. Điều này giúp bạn không cần phải theo dõi liên tục thị trường và thực hiện giao dịch một cách tự động và nhanh chóng.
  • Tối ưu hóa thời gian giao dịch: Khi sử dụng lệnh dừng - giới hạn, trader có thể dễ dàng thực hiện phân tích thị trường và đặt lệnh tại các mức giá mong muốn. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và không yêu cầu trader phải ngồi theo dõi biểu đồ liên tục.

Nhược điểm

  • Mất cơ hội giao dịch: Giống như các lệnh Limit khác, nếu giá thị trường không tiếp cận vùng giá Stop Limit, lệnh giao dịch sẽ không được thực hiện. Điều này có thể dẫn đến việc trader bỏ lỡ những cơ hội giao dịch tiềm năng trong nhiều trường hợp.
  • Đòi hỏi theo dõi thị trường: Để sử dụng lệnh Stop Limit một cách hiệu quả, bạn cần theo dõi thị trường và biến động giá. Nếu bạn không theo dõi thường xuyên, có thể lỡ cơ hội hoặc gặp rủi ro khi giá di chuyển nhanh chóng qua mức giá kích hoạt mà bạn đã đặt.
  • Có khả năng bị quét Stop loss: Trong một số trường hợp, mức giá có thể khớp lệnh và quét Stop loss trước khi di chuyển theo phân tích dự đoán. Đặc biệt, khi trader giao dịch theo chiến lược break-out và mức giá Stop limit trùng với các vùng giá quan trọng, tồn tại rủi ro bị giao dịch theo phá vỡ giả và bị các nhà giao dịch săn lùng Stop loss.
  • Không đảm bảo lệnh sẽ được thực hiện: Lệnh giới hạn chỉ được thực hiện đầy đủ khi giá đạt đến một mức cụ thể hoặc tốt hơn. Tuy nhiên, có thể xảy ra trường hợp mức giá đó không bao giờ được đạt đến. Mặc dù bạn có thể thiết lập khoảng cách giữa giá giới hạn và giá dừng, nhưng đôi khi khoảng cách này không đủ. Trong trường hợp tài sản biến động mạnh, giá có thể vượt quá chênh lệch mà bạn kỳ vọng với lệnh của mình.
Ưu - Nhược điểm của lệnh giới hạn dừng Stop Limit Tuy lệnh Stop Limit cũng có nhiều nhược điểm bên cạnh các ưu điểm vượt trội

Tuy lệnh giới hạn dừng Stop Limit có nhiều ưu điểm, nhưng cũng cần lưu ý các nhược điểm trên để sử dụng lệnh một cách cẩn thận và hiệu quả.

Khi nào nên sử dụng lệnh Stop Limit

Lệnh Stop Limit là một công cụ quản lý rủi ro quan trọng trong đầu tư, tuy nhiên, không phải lúc nào cũng phù hợp để sử dụng. Dưới đây là những trường hợp nên sử dụng lệnh dừng giới hạn:

Có ít thời gian theo dõi biểu đồ

Đối với những nhà giao dịch có khả năng phân tích thị trường nhưng không có đủ thời gian để theo dõi biểu đồ liên tục. Hoặc giao dịch thường xuyên trên các khung thời gian cao như H1, H4, D1, ... Việc sử dụng lệnh Stop Limit là một giải pháp giúp nhà đầu tư không bỏ lỡ các cơ hội giao dịch ngay cả khi họ không có mặt trên thị trường.

Giao dịch break-out

Lệnh Stop Limit đặc biệt phù hợp với những nhà giao dịch theo chiến lược break-out. Khi đã xác định được các vùng kháng cự hỗ trợ quan trọng mà giá có thể phá vỡ, nhưng vẫn còn sự không chắc chắn liệu đó có phải là một cú break-out thành công hay không. Trong trường hợp này, lệnh dừng giới hạn sẽ giúp nhận diện và thực hiện giao dịch một cách tự động.

Ảnh hưởng tâm lý giao dịch

Lệnh Stop Limit cũng phù hợp với những nhà giao dịch thường xuyên bị tâm lý "gồng lỗ, gồng lời". Với lệnh dừng giới hạn đã được thiết lập sẵn và sẽ được kích hoạt khi giá đạt đến điểm đặt lệnh, nhà giao dịch sẽ không cần phải theo dõi biểu đồ liên tục và không bị tác động bởi sự biến động giá.

Khi nào nên sử dụng lệnh Stop Limit Lệnh Stop Limit được sử dụng giúp giảm sự ảnh hưởng tâm lý giao dịch

Khi thị trường có biến động nhỏ và đi ngang

Nhà đầu tư có thể sử dụng lệnh Stop Limit để xác định các điểm đảo chiều. Đặt lệnh dừng giới hạn tại những thời điểm phù hợp trước khi thị trường phát triển mạnh sẽ giúp chúng ta có mức giá mua vào hợp lý và tiềm năng thu lợi nhuận cao hơn. Ngoài ra, khi thị trường giảm mạnh, việc sử dụng lệnh dừng giới hạn cũng sẽ giúp ta có các điểm cắt lỗ hợp lý, tránh việc bị đẩy giá xuống và thoát ra khỏi thị trường vội vã.

Hướng dẫn đặt lệnh Stop Limit trên Binance

Để đặt lệnh Stop Limit trên Binance, làm theo các bước sau:

Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản Binance trên trang web hoặc ứng dụng.

Bước 2: Trên giao diện chính, chọn thị trường giao dịch mà bạn muốn đặt lệnh Stop Limit.

Bước 3: Tìm đến phần "Biểu đồ" hoặc "Giao dịch" tùy thuộc vào giao diện bạn sử dụng.

Trong phần giao dịch, bạn sẽ thấy một ô đặt lệnh. Chọn loại lệnh là "Stop-Limit" hoặc tìm các tùy chọn để chuyển sang chế độ Stop-Limit.

Bước 4: Nhập các thông tin cần thiết:

  • Mức giá kích hoạt (Stop Price): Đây là mức giá mà bạn muốn lệnh của mình được kích hoạt. Khi giá đạt hoặc vượt qua mức này, lệnh sẽ được kích hoạt.
  • Mức giá giới hạn (Limit Price): Đây là mức giá mà bạn muốn đặt cho lệnh giới hạn sau khi lệnh Stop được kích hoạt.
  • Số lượng (Quantity): Số lượng tài sản bạn muốn mua hoặc bán.
  • Loại lệnh (Order Type): Chọn mua hoặc bán.

Bước 5: Kiểm tra lại thông tin và xác nhận đặt lệnh.

Hướng dẫn đặt lệnh Stop Limit trên Binance Hướng dẫn đặt lệnh Stop Limit trên Binance đơn giản từ A-Z

Lưu ý: Hãy đảm bảo rằng bạn đã hiểu và cài đặt chính xác các thông số lệnh dừng giới hạn trước khi xác nhận. Đồng thời, hãy lưu ý rằng các loại lệnh và chức năng có thể thay đổi theo từng phiên bản của Binance, vì vậy hãy xem xét hướng dẫn chi tiết từ Binance hoặc tìm hiểu thêm về cách đặt lệnh dừng giới hạn trên nền tảng giao dịch của Binance.

Lưu ý cho Trader khi đặt lệnh giới hạn dừng hiệu quả

Khi đặt lệnh giới hạn dừng (Stop Limit), dưới đây là những lưu ý quan trọng cho các nhà giao dịch:

Nghiên cứu kỹ về sự biến động của tài sản

Để an toàn, bạn nên đặt một khoảng chênh lệch nhỏ giữa giá dừng và giá giới hạn để tăng khả năng thực hiện lệnh giới hạn. Tuy nhiên, đối với những loại tài sản có tính biến động cao đang giao dịch, bạn có thể cần đặt mức chênh lệch lớn hơn một chút.

Tính thanh khoản của tài sản giao dịch

Các loại tài sản có chênh lệch giá mua lớn hoặc tính thanh khoản thấp thì lệnh giới hạn dừng đặc biệt hữu ích khi giao dịch (để tránh sự trượt giá không mong muốn).

Sử dụng phân tích kỹ thuật để xác định mức giá

Hãy nên đặt giá dừng (stop price) ở mức hỗ trợ hoặc kháng cự của tài sản. Cách này giúp xác định các mức này là thông qua phân tích kỹ thuật. Cụ thể: bạn có thể sử dụng lệnh giới hạn mua với giá dừng ngay trên mức kháng cự để tận dụng lợi thế của sự bứt phá. Hoặc để thoát ra khỏi một thị trường đang giảm sâu, bạn có thể dùng một lệnh giới hạn dừng bán ngay dưới mức hỗ trợ.

Tóm lại, khi đặt lệnh giới hạn dừng, hãy đảm bảo bạn hiểu rõ về công cụ này và áp dụng nó trong các tình huống phù hợp. Luôn luôn cân nhắc rủi ro và tìm hiểu kỹ về quy định của sàn giao dịch. Nắm bắt được những lưu ý này sẽ giúp bạn tận dụng tối đa lợi ích và đạt được hiệu quả trong giao dịch của mình.

Xem thêm: Margin Leval là gì

Kết luận

Lệnh Stop Limit (hay lệnh dừng giới hạn) là một công cụ quan trọng giúp quản lý rủi ro và tối ưu hóa các cơ hội giao dịch. Tuy nhiên, nó cũng đòi hỏi sự hiểu biết, kỹ năng và cẩn trọng trong việc sử dụng. Bằng việc áp dụng đúng cách và kết hợp với các phân tích thị trường khác, bạn có thể tận dụng lợi thế của lệnh dừng giới hạn và tiến gần hơn đến mục tiêu giao dịch thành công.

Investo - Kênh thông tin chứng khoán Mỹ và chứng khoán thế giới hàng đầu Việt Nam. Theo dõi thêm tin tức về các cổ phiếu tiềm năng và thông tin thị trường tài chính khác tại Investo.

Ý kiến