logo
Theo dõi investo trên google news

thứ năm, 08/08/2024

Backstop là gì? Cách thức hoạt động và các lưu ý về Backstop

Tham gia giao dịch trên thị trường chứng khoán đã lâu nhưng chắc hẳn không ít nhà đầu tư chưa từng nghe qua thuật ngữ “điều khoản Backstop”. Vậy Backstop là gì? Điều khoản tài chính này hoạt động như thế nào? Hãy cùng Investo tìm hiểu chi tiết về thuật ngữ tài chính này trong bài viết sau nhé!

Backstop là gì?

Backstop (Back Stop)hành động cung cấp hỗ trợ cuối cùng hoặc thực hiện đấu thầu chào bán chứng khoán cho phần cổ phiếu chưa đăng ký (trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp, ngân hàng và đầu tư).

Cụ thể, khi một công ty muốn huy động vốn thông qua đợt phát hành, công ty đó có thể nhận được sự hỗ trợ từ một nhà bảo lãnh phát hành hoặc một cổ đông lớn (chẳng hạn như ngân hàng đầu tư) thực hiện mua bất kỳ cổ phiếu chưa đăng ký nào của công ty đó.

Backstop là gì? Cách thức hoạt động và các lưu ý về Backstop

Backstop là gì?

Backstop hoạt động như thế nào?

Hoạt động của Backstop được mô tả thông qua 3 đặc điểm sau:

  • Hoạt động như một hình thức bảo hiểm: Nhờ Backstop, công ty cổ thể đảm bảo rằng một số lượng cổ phiếu nhất định của mình sẽ được mua bởi các tổ chức cụ thể nếu thị trường mở không tạo ra đủ nhà đầu tư và một phần cổ phiếu không bán được. Tổ chức này thường là các công ty ngân hàng đầu tư.
  • Hoạt động thông qua thỏa thuận đã ký kết: Các nhà bảo lãnh đại diện cho công ty đầu tư thực hiện Backstop sẽ phải ký kết thỏa thuận với doanh nghiệp phát hành cổ phiếu. Văn bản pháp lý này được gọi là thỏa thuận hoặc hợp đồng bảo lãnh, cung cấp sự hỗ trợ tổng thể cho đợt chào bán bằng cách cam kết mua một số lượng cổ phiếu chưa bán cụ thể.
  • Hoạt động dựa trên trách nhiệm đã thỏa thuận: 
    • Bằng việc ký thỏa thuận hoặc hợp đồng bảo lãnh cam kết chắc chắn, tổ chức đã tuyên bố hoàn toàn chịu trách nhiệm về số lượng cổ phiếu được chỉ định nếu không bán được. Đồng thời, phải cung cấp số vốn liên quan để đổi lấy số cổ phiếu đó.
    • Doanh nghiệp có thể huy động vốn bất kể hoạt động thị trường mở.
    • Tất cả các rủi ro liên quan đến cổ phiếu được chỉ định sẽ được chuyển giao cho tổ chức được bảo lãnh.

Backstop là gì? Cách thức hoạt động và các lưu ý về Backstop

Cách thức hoạt động của Backstop là gì?

Ví dụ về Backstop là gì?

Trong quyền chào bán, nhà đầu tư có thể thấy tuyên bố có hiệu lực như sau: “Công ty ABC sẽ cung cấp Backstop 100% lên tới 200 triệu USD cho bất kỳ lượng cổ phiếu nào chưa được đăng ký trong quyền chào bán của công ty XYZ”. 

Theo đó, nếu công ty XYZ đang cố gắng huy động 300 triệu USD nhưng chỉ huy động được 100 triệu USD thông qua các nhà đầu tư trên thị trường thì công ty ABC sẽ mua toàn bộ phần còn lại.

Lưu ý

Khi giao dịch cổ phiếu Backstop, nhà đầu tư cần lưu ý:

  • Sở hữu cổ phiếu: Nếu tổ chức bảo lãnh sở hữu bất kỳ cổ phần nào (theo quy định trong thỏa thuận) thì cổ phần đó thuộc về tổ chức khi thấy phù hợp.
  • Cách thức giao dịch cổ phiếu Backstop: Cổ phiếu sẽ được xử lý giống như bất kỳ khoản đầu tư nào khác được mua thông qua hoạt động giao dịch thị trường bình thường. Tổ chức phát hành có thể không áp đặt bất kỳ hạn chế nào về cách thức giao dịch cổ phiếu
  • Trường hợp hợp đồng, thỏa thuận Backstop vô hiệu: Xảy ra khi tất cả các đợt chào bán được mua thông qua phương tiện điện tử thông thường. Bởi trường hợp này, các điều kiện xung quanh cam kết mua cổ phiếu không còn tồn tại.
  • Hình thức hợp đồng: Hợp đồng thực hiện Backstop giữa tổ chức phát hành và tổ chức bảo lãnh phát hành có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Ví dụ một số hình thức:
    • Cung cấp cho tổ chức phát hành một khoản vay tín dụng quay vòng để tăng xếp hạng tín dụng cho tổ chức phát hành
    • Phát hành thư tín dụng như một sự đảm bảo cho đơn vị huy động vốn thông qua các đợt chào bán
  • Backstop trái phiếu: Hoạt động tương tự như Backstop cổ phiếu. Theo đó Backstop là hình thức đảm bảo ngân hàng/tổ chức bảo lãnh ấn định mức giá mua bất kỳ trái phiếu nào chưa bán hoặc chưa đăng ký. 

Backstop là gì? Cách thức hoạt động và các lưu ý về Backstop

Các lưu ý về Backstop là gì? 

FAQ

Người mua Backstop là ai?

Người mua BackStop có thể là: ngân hàng bảo lãnh, tổ chức ngân hàng đầu tư hoặc người mua hỗ trợ bên thứ ba (trường hợp hai đơn vị trên không muốn BackStop một đợt phát hành mới). 

Người mua hỗ trợ bên thứ ba có thể đưa ra giá thầu thấp hơn đáng kể so với giá phát hành và/hoặc có thể yêu cầu thêm phí bồi thường. Sau đó, họ thường cố gắng bán bớt cổ phiếu đang nắm giữ để kiếm lời.

Điều khoản Backstop theo quy tắc Volcker là gì?

Quy tắc Volcker quy định:

  • Ngăn chặn việc ngân hàng bảo lãnh phát hành hỗ trợ phát hành chứng khoán nếu điều đó có thể tạo ra xung đột lợi ích. 
  • Backstop sẽ bị cấm nếu nó dẫn đến, trực tiếp/gián tiếp khiến tổ chức ngân hàng gặp rủi ro đáng kể với tài sản hoặc chiến lược giao dịch có rủi ro cao, hoặc gây ra mối đe dọa cho sự an toàn của tổ chức ngân hàng hay sự ổn định của tài chính Mỹ.

Backstop là gì? Cách thức hoạt động và các lưu ý về Backstop

FAQ Backstop là gì?

Kết luận

Trên đây, bài viết đã tổng hợp toàn bộ những thông tin chi tiết liên quan đến thuật ngữ Backstop: lý giải “Backstop là gì?”, cách thức hoạt động và những lưu ý có liên quan. Hy vọng rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về thỏa thuận giao dịch này, ứng dụng linh hoạt trong việc đánh giá doanh nghiệp, thị trường và xây dựng chiến lược đầu tư hiệu quả nhé! Chúc bạn giao dịch thành công!

Lan Hương

Investo - Kênh thông tin chứng khoán Mỹ và chứng khoán thế giới hàng đầu Việt Nam. Theo dõi thêm tin tức về các cổ phiếu tiềm năng và thông tin thị trường tài chính khác tại Investo.

Ý kiến