logo
Theo dõi investo trên google news

thứ hai, 12/08/2024

Nguy cơ suy thoái có thúc đẩy FED mạnh tay cắt giảm lãi suất?

Chủ tịch FED Jerome Powell đã đưa ra những gợi ý rõ ràng sau cuộc họp FOMC vào tháng 7 rằng, việc cắt giảm lãi suất có thể diễn ra sớm nhất là vào cuộc họp chính sách tiếp theo vào tháng 9 của FED.

Nguy cơ suy thoái có thúc đẩy FED mạnh tay cắt giảm lãi suất?

Dữ liệu bảng lương tháng 7 yếu hơn dự kiến đã khiến nỗi lo ngại về nguy cơ suy thoái kinh tế quay trở lại. Trong bối cảnh đó, kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ tiến hành một đợt cắt giảm lãi suất đáng kể trong cuộc họp chính sách tiếp theo vào tháng 9 đã tăng vọt.

Cụ thể, dữ liệu bảng lương tháng 7 được công bố hôm Sáu tuần trước cho thấy tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ đã tăng lên gần mức cao nhất trong ba năm là 4,3% từ mức 4,1% của tháng 6. Tháng 7 cũng đánh dấu chuỗi 4 tháng tỷ lệ thất nghiệp liên tục đi lên.

Tại họp báo sau cuộc họp của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) tháng 7, chủ tịch FED Jerome Powell đã đưa ra những gợi ý rõ ràng rằng, việc cắt giảm lãi suất có thể diễn ra sớm nhất là vào cuộc họp chính sách tiếp theo của FED vào tháng 9.

Trong bối cảnh thị trường đang định giá cho việc FED cắt giảm lãi suất vào tháng 9, câu hỏi đặt ra lúc này là liệu ngân hàng trung ương Mỹ sẽ đề xuất mức cắt giảm mạnh 50 điểm cơ bản hay chỉ cắt giảm 25 điểm cơ bản.

Liệu FED có mạnh tay cắt giảm lãi suất trong tháng 9?

Có vẻ như các chuyên gia phân tích đang có những quan điểm trái chiều về kỳ vọng cắt giảm lãi suất tại Mỹ. Trong khi một số người tin rằng FED đang chịu áp lực và buộc phải cắt giảm lãi suất vào tháng 9, và rằng ngân hàng trung ương sẽ cắt giảm tổng cộng 100 điểm cơ bản trong 3 đợt cắt giảm từ nay tới cuối năm, thì một số chuyên gia dự đoán FED sẽ chờ thêm dữ liệu để chắc chắn rằng tăng trưởng đã bị ảnh hưởng đáng kể.

“Rủi ro suy giảm tăng trưởng đang ngày một tăng lên trong những tuần gần đây. Cùng với đó là áp lực thị trường lao động suy yếu. Tất cả những điều này đã đột nhiên thay đổi kỳ vọng về một kịch bản kinh tế Goldilocks (tăng trưởng ổn định và lạm phát thấp),” Madhavi Arora, chuyên gia kinh tế tại Emkay Global Financial Services cho biết. “Mặc dù tại cuộc họp tuần trước, FOMC đã phát tín hiệu về việc dần nới lỏng chính sách, nhưng những diễn biến này có thể khiến FED thay đổi nhận thức về nguy cơ rủi ro đối với nền kinh tế, dẫn tới việc cắt giảm lãi suất với mức cắt giảm lớn hơn trong tương lai.”

Nguy cơ suy thoái có thúc đẩy FED mạnh tay cắt giảm lãi suất?

Trong khi đó, chuyên gia kinh tế Anitha Rangan tại Equirus đã nhắc lại những gì diễn ra vào tháng 3 năm ngoái, khi ngân hàng Silicon Valley Bank sụp đổ. Tại thời điểm đó, việc Silicon Valley Bank phá sản đã châm ngòi cho khả năng xảy ra các vấn đề tài chính lớn hơn, không chỉ đối với nước Mỹ mà còn với cả thế giới, nhưng FED vẫn giữ vững lập trường và tiếp tục tăng lãi suất.

“Điều này hoàn toàn trái ngược với kỳ vọng của thị trường. Khi đó, khả năng xảy ra suy thoái là rất cao. Đường cong lợi suất đảo ngược, sự sụp đổ của ngân hàng và căng thẳng địa chính trị là những lý do hoàn hảo để (FED) không tăng lãi suất, ngay cả khi việc cắt giảm là quá sớm,” ông Rangan nhận xét.

Theo ông Rangan, hiện, sự sụp đổ của ngân hàng đã được kiểm soát, lạm phát đã được kiềm chế và thị trường lao động có vẻ cân bằng tốt, và vẫn còn sớm để cho rằng nền kinh tế đã chạm tới điểm đau tối đa.

Theo dữ liệu do Cục Phân tích Kinh tế Mỹ công bố, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế của Mỹ trong quý 2 của năm tài chính 2024-25 đã tăng 2,8%.

Ông Rangan nghi ngờ rằng những lời đồn đại về nguy cơ suy thoái, xuất hiện chỉ một tuần sau cuộc họp chính sách tháng 7 của FED, là do thị trường thúc đẩy chứ không phải do các yếu tố cơ bản.

“Việc ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) tăng lãi suất khiến giao dịch chênh lệch lãi suất bằng đồng Yên bị thanh lý đã gây ra một đợt bán tháo mạnh trên các thị trường. Điều này khiến thị trường càng thêm tin tưởng vào nguy cơ xảy ra suy thoái. Lưu ý rằng dữ liệu việc làm cho thấy thị trường lao động vẫn ổn định.  Vì vậy, nỗi lo suy thoái và những lời kêu gọi cắt giảm lãi suất mạnh tay là không cần thiết,” ông Rangan nói. “Việc cắt giảm lãi suất mạnh tay sẽ làm đồng Yên mạnh lên và chỉ khuếch đại vấn đề thay vì đảo ngược nó. Có lẽ FED hiện đang phải đối mặt với một thách thức mới khi BoJ khi tăng lãi suất. Biệna pháp tốt hơn là FED nên án binh bất động nếu các yếu tố cơ bản hỗ trợ. Lần này, FED có thể xem xét các hành động và tác động chính sách của các ngân hàng trung ương khác một cách chặt chẽ hơn, thay vì ngược lại như đã hiểu sai trong một thời gian dài.”

Đỗ Hiền-Theo livemint

Investo - Kênh thông tin chứng khoán Mỹ và chứng khoán thế giới hàng đầu Việt Nam. Theo dõi thêm tin tức về các cổ phiếu tiềm năng và thông tin thị trường tài chính khác tại Investo.
Chủ đề:

Ý kiến

Cùng chuyên mục

TheBrokers.vn_Banner_363×680.png