Tổng hợp tin tức cho tuần 30/8 - 3/9/2021, hãy cùng Investo.info cập nhật nhanh bản tin thị trường chứng khoán quốc tế ngày hôm nay. Những sự kiện nổi bật nào sẽ được nhắc đến trong ngày giao dịch?
Bản Tin Tài Chính Tuần 30/8 - 3/9/20211.Nền kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục phải đối mặt với rủi ro lớn do dịch bệnh Covid-19 gây ra với biến chủng Delta của mình, thể hiện qua sự gián đoạn ngày càng trầm trọng của chuỗi cung ứng. Giám đốc điều hành của CH Robinson Bob Biesterfeld, một trong những công ty hậu cần lớn nhất thế giới cho biết: “Áp lực lên chuỗi cung ứng toàn cầu vẫn chưa giảm bớt và điều này sẽ khó giải quyết trong ngắn hạn”.
Trở ngại mới nhất là ở Trung Quốc. Một nhà ga ở cảng Ningbo-Zhoushan - cảng container lớn thứ ba thế giới, nằm ở phía Nam Thượng Hải đã bị đóng cửa kể từ ngày 11/8, sau khi một công nhân tại cảng có kết quả dương tính với Covid-19. Các hãng tàu quốc tế lớn, bao gồm Maersk, Hapag-Lloyd và CMA CGM đã điều chỉnh lịch trình di chuyển và đang cảnh báo khách hàng về sự chậm trễ.
Việc đóng cửa một phần cảng container bận rộn thứ ba trên thế giới đang làm gián đoạn các cảng khác ở Trung Quốc. Chuỗi cung ứng vốn đã và đang gặp khó bởi tình trạng thiếu container, nhiều nhà máy phải đóng cửa do Covid-19 và ảnh hưởng từ việc kênh đào Suez tắc nghẽn vào tháng 3/2021 nay lại thêm khó vì những vấn đề mới.
Các công trong ngành cho rằng, cuộc khủng hoảng vận tải biển toàn cầu sẽ tiếp diễn. Điều này làm tăng chi phí vận chuyển hàng hóa và có thể gây thêm áp lực lên giá tiêu dùng.
2.Thị trường trong tuần sẽ quan tâm chặt chẽ đến dữ liệu về thị trường lao động được Bộ Lao động Mỹ công bố vào thứ Sáu, 03/09. Theo dự đoán nền kinh tế Mỹ đã ghi nhận thêm 750 nghìn việc làm mới trong tháng 8 và tỷ lệ thất nghiệp được giảm mạnh về còn 5.2% từ mức 5.4%. Thu nhập trung bình theo giờ của người lao động ước tính tăng 0.3%. Các dữ liệu về thị trường lao động là một trong những yếu tố quan trọng để Cục Dự trữ liên bang (Fed) cân nhắc điều chỉnh chương trình mua tài sản hàng tháng của mình. Trong tuyên bố gần đây nhất, Thống đốc Fed, ngài Jerome Powell đã trấn an các nhà đầu tư khi tuyên bố Fed vẫn giữ nguyên chính sách mua tài sản như hiện tại cho đến hết năm nay.
3.Chính phủ Mỹ và nhiều quốc gia châu Âu sẽ công bố chỉ số Quản trị thu mua (PMI) trong tháng 8 cho khối ngành sản xuất. Theo dự đoán các chỉ số này vẫn giữ ở mức cao bất chấp sự bùng phát mạnh trở lại của dịch bệnh. Chỉ số PMI ISM sản xuất ở Mỹ trong tháng 8 ước tính đạt 58.7 điểm, trong khi ở Đức mức điểm đạt được cao đến 62.7 điểm, còn ở Pháp là 57.4. Tính chung cho cả khối EU, chỉ số PMI sản xuất tháng 8 đạt khoảng 61.5, mức rất cao trong nhiều năm qua.
Bên cạnh đó khối EU sẽ công bố tỷ lệ thất nghiệp của tháng 8 cho khu vực. Ước tính cho thấy tỷ lệ này giảm nhẹ còn 7.6% từ mức 7.7% trong tháng 7.
4.Thị trường tiền mã hóa điện tử được kỳ vọng sẽ ghi nhận sự tăng trưởng ổn định trong tuần này sau khi Bitcoin, đồng tiền có ảnh hưởng lớn nhất trên thị trường, tạo lập được sự ổn định quanh ngưỡng 48,000 USD. Trong tuần vừa rồi sau khi xuyên thủng ngưỡng 50.000 USD, giá Bitcoin lại lao về mốc 46.000 USD. Đến trưa nay (29/8), giá Bitcoin được giao dịch ở ngưỡng 48.000 USD. Các đồng tiền mã hóa khác tăng, giảm trái chiều.
Giới chuyên gia nhận định, thị trường tiền mã hóa vẫn chưa ổn định, nó như một chuyến tàu lượn siêu tốc khiến nhiều lúc cảm thấy hụt hơi. Nhưng việc Bitcoin giảm giá trong mấy ngày gần đây chỉ là đợt điều chỉnh lành mạnh của đồng tiền kỹ thuật số lớn nhất thế giới này trước khi tăng giá cao hơn.
Chuyên gia tài chính Craig Erlam (Anh) tin rằng giá Bitcoin có thể trở lại mức kỷ lục, thậm chí vượt xa hơn nữa. Song giá Bitcoin sẽ phải trải qua các đợt điều chỉnh nhỏ trước khi đạt được những mức cao này.
5.Liên minh các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) sẽ tổ chức họp mặt vào thứ 4, 01/09, để thảo luận về mức tăng 400.000 thùng / ngày (bpd) đã được thống nhất trước đó trong vài tháng tới. "Thị trường đang chậm lại. Vì COVID-19 đã bắt đầu làn sóng thứ tư ở một số khu vực, chúng tôi phải cẩn thận và xem xét lại mức tăng này. Có thể phải dừng mức tăng 400.000 (bpd)", Mohammad Abdulatif al-Fares nói với Reuters.
Nền kinh tế của các nước Đông Á và Trung Quốc vẫn bị ảnh hưởng bởi COVID-19 và cần phải thận trọng, Fares nói thêm.
Chính quyền của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã thúc giục OPEC và các đồng minh tăng sản lượng dầu để giải quyết giá xăng dầu đang tăng mà tổ chức này coi là mối đe dọa đối với sự phục hồi kinh tế toàn cầu.
Chỉ Số Quan Trọng |
Điểm |
Thay Đổi So Với Phiên Trước |
Thay Đổi Trong 5 Phiên |
Thay Đổi Trong 1 Tháng |
S&P 500 |
4,509.37 |
+0.88% |
+1.50% |
+2.60% |
NASDAQ |
15,129.50 |
+1.23% |
+2.82% |
+3.11% |
Dow Jones |
35,455.80 |
+0.69% |
+0.96% |
+1.49% |
DAX (Đức) |
15,851.75 |
+0.37% |
+0.28% |
+1.98% |
Nikkei 225 (Nhật Bản) |
27,641.14 |
-0.36% |
+2.32% |
+1.31% |
Shanghai Composite (Trung Quốc) |
3,522.16 |
+0.59% |
+2.77% |
+3.67% |
Hang Sheng (HongKong) |
25,407.89 |
-0.03% |
+2.25% |
-2.13% |
Cổ Phiếu |
Thay Đổi |
Giá Hiện Tại |
Moderna, Inc (MRNA) |
-4.52% |
382.22 USD |
Advanced Micro Devices, Inc (AMD) |
+3.85% |
111.40 USD |
NVIDIA Corporation (NVDA) |
+2.57% |
226.36 USD |
The Boeing Company (BA) |
+2.42% |
221.75 USD |
Facebook, Inc (FB) |
+2.26% |
372.63 USD |
Vàng Giá vàng đã tăng cao trong phiên thứ Sáu và đang gặp rủi ro điều chỉnh giảm. Nếu vàng giảm xuống ở dưới mức 1818.00, nhà đầu tư nên “short” với kì vọng chốt lời ở 1794.75 và 1772.41. Ngược lại nếu vàng duy trì được ở trên mức 1818.00, nhà đầu tư có thể “long” với kì vọng chốt lời ở 1829.32 và 1841.55.
Vùng hỗ trợ S1: 1794.75
Vùng kháng cự R1: 1829.32
Cặp GBP/USD: Bảng Anh đã hồi phục vào cuối tuần trước nhưng đang gặp áp lực bán khá lớn. Nếu đồng Bảng giữ được ở trên mức 1.3760, nhà đầu tư nên “long” với kì vọng chốt lời ở 1.3804 và 1.3843. Ngược lại nếu tỷ giá giảm xuống ở dưới mức 1.3760, nhà đầu tư có thể “short” và chốt lời ở quanh mức 1.3703 và 1.3641.
Vùng hỗ trợ S1: 1.3703
Vùng cản R1: 1.3804
Cặp EUR/USD: Đồng Euro đang hồi phục nhẹ so với đồng USD, tuy nhiên áp lực bán vẫn còn lớn. Nếu tỷ giá giảm xuống ở dưới mức 1.1802 thì nhà đầu tư nên “short” với kì vọng chốt lời ở 1.1753 và 1.1710. Ngược lại nếu tỷ giá duy trì được ở trên mức 1.1802, nhà đầu tư có thể “long” và chốt lời ở mức 1.1820 và 1.1845.
Vùng hỗ trợ S1: 1.1753
Vùng cản R1: 1.1820
Cặp USD/JPY: Cặp tỷ giá đang nằm trong xu hướng giảm trong ngày. Nếu tỷ giá giảm xuống ở dưới mức 109.72 nhà đầu tư nên “short” với kì vọng chốt lời ở mức 109.66 và 109.47. Ngược lại nếu tỷ giá duy trì được ở trên mức 109.72, nhà đầu tư có thể “long” với kì vọng chốt lời ở 110.14 và 110.45.
Vùng hỗ trợ S1: 109.66
Vùng cản R1: 110.14
Cặp USD/CAD: Cặp tỷ giá đang điều chỉnh giảm mạnh. Nếu tỷ giá giảm xuống ở dưới mức 1.2610, nhà đầu tư nên “short” với kì vọng chốt lời ở 1.2582 và 1.2543. Ngược lại nếu tỷ giá duy trì được ở trên mức 1.2610, nhà đầu tư có thể “long” với kì vọng chốt lời ở 1.2685 và 1.2748.
Vùng hỗ trợ S1: 1.2582
Vùng kháng cự R1: 1.2685
Thuật Ngữ
Long: Lệnh Mua
Short: Lệnh bán