Bollinger Band và MACD là hai chỉ báo được sử dụng phổ biến nhất thị trường Forex. Dù thường được sử dụng riêng lẻ nhưng chiến lược kết hợp Bollinger bands và MACD luôn có thể đem đến nhiều lợi thế giao dịch hơn cho nhà đầu tư. Vậy cụ thể phương pháp này được thực hiện như thế nào, hãy cùng Investo tìm hiểu rõ hơn ở dưới đây nhé!
1. Bollinger Bands là gì? Đặc điểm của Bollinger Bands
a. Khái niệm
Bollinger Bands là một chỉ báo được cấu thành từ đường trung bình động MA - Moving Average kết hợp cùng 2 đường lệch chuẩn giá phía trên và dưới. Theo đó, đường MA thường sử dụng sẽ được quy định là SMA 20, đây là đường trung bình động trong chu kỳ 20 ngày.

Bollinger Bands cho thấy mức độ biến động của các xu hướng.
b. Đặc điểm
- Cấu tạo chỉ báo: Bollinger Bands được cấu thành từ 3 đường động. Cụ thể là đường Moving Average trên chu kỳ 20 ngày và 2 đường lệch chuẩn giá phía trên và phía dưới.
- Tác dụng: Bollinger Bands cung cấp tín hiệu về biên độ biến động của các xu hướng. Nó giúp nhà đầu tư nhận biết về khả năng dừng lại hay tiếp tục di chuyển của một xu hướng. Đặc biệt, nó còn giúp xác định thời điểm giá đi ngang - Sideway hay chuẩn bị đảo chiều.
- Cách xác định: Bollinger Bands được xác định tại các thời điểm mở rộng hoặc siết chặt. Khi đó, hai dải phía trên và phía dưới của Bollinger Bands sẽ di chuyển ra xa hoặc sát vào nhau.
- BBs siết chặt: Đây là tín hiệu cho thấy thị trường đang chuẩn bị cho một đợt tăng giá hoặc giảm giá mạnh sắp tới. Nếu có thể tận dụng tín hiệu này, nhà đầu tư sẽ có thể chiếm được lợi thế giao dịch lớn.
- BBs mở rộng và Breakout: Khi giá phá vỡ khỏi dải BBs, nó chứng tỏ thị trường đang có biến động rất mạnh mẽ và khả năng giá bị đảo chiều là rất cao.
2. Đường MACD là gì? Đặc điểm của đường MACD
a. Khái niệm
Chỉ báo MACD - Moving Average Convergence Divergence hay còn hiểu là đường trung bình động hội tụ và phân kỳ. Hoạt động dựa trên việc phân tích các dữ kiện trong quá khứ để đưa ra dự báo về sức mạnh của thị trường hiện tại.
Chỉ báo MACD giúp nhà đầu tư xác định các thông tin về động lượng dựa trên xu hướng của giá thị trường và mối quan hệ giữa hai đường trung bình động. Trong đó, đường MACD được tính bằng hiệu của đường trung bình động EMA 12 kỳ trừ đi đường EMA 26 kỳ.

Chỉ báo MACD giúp nhà đầu tư xác định các thông tin về động lượng.
b. Đặc điểm
- Mức dao động: MACD dao động xung quanh đường tham chiếu Zero. Để xác định mức độ dao động của đường MACD, nhà đầu tư có thể dựa trên đường tham chiếu số 0.
- Cấu tạo: Chỉ báo MACD được cấu thành từ 3 thành phần chính. Cụ thể như sau:
- Đường MACD: Đường MACD là hiệu của đường EMA 12 ngày và đường trung bình EMA 26 ngày. Trên biểu đồ, đường MACD thường có màu xanh.
- Đường tín hiệu - signal: Đây là một đường trung bình động EMA trên chu kỳ 9 ngày và thường được biểu diễn bằng màu đỏ. Đường này hoạt động như một chỉ báo giúp kích hoạt các tín hiệu mua và bán.
- Histogram: Phần chênh lệch giữa đường MACD và đường tín hiệu được biểu diễn bằng các cột histogram. Khi cột histogram càng cao nó cho thấy MACD càng cách xa đường tín hiệu.
- Tín hiệu: Chỉ báo MACD giúp nhà đầu tư xác định xu hướng tăng giảm và sự đảo chiều dựa trên các tín hiệu phân kỳ, hội tụ. Chẳng hạn, trong trường hợp đường MACD cắt đường tín hiệu từ dưới lên, nó báo hiệu việc giá sẽ tăng. Nhà đầu tư có thể xác định thêm các điều kiện khác của thị trường để vào lệnh mua với lợi thế tốt nhất.
3. Chiến lược kết hợp Bollinger Bands và đường MACD
a. Mục đích hình thành chiến lược
Trong Forex, việc kết hợp hai chỉ báo Bollinger Bands và MACD sẽ giúp tăng tỷ lệ thành công khi vào lệnh giao dịch. Bởi khi này, nhà đầu tư sẽ không chỉ đánh giá xu hướng mà còn đo lường ngưỡng sức mạnh của xu hướng hiện có.
Cụ thể, chỉ báo MACD có thể giúp nhà đầu tư đánh giá xem xu hướng có đang tăng tốc hay giảm tốc độ để thiết lập một cú Breakout không. Trong khi đó, BBs sẽ giúp tìm điểm vào và xác nhận xu hướng.

Kết hợp Bollinger Band và MACD để đem về các tín hiệu chính xác hơn.
b. Phương pháp kết hợp Bollinger Bands và MACD
Trên thực tế, Bollinger Bands có khả năng đánh giá chính xác các xu hướng và đóng vai trò quan trọng trong nhiều chiến lược phân tích của nhà đầu tư. Song, chỉ Bollinger Bands lại không thể cung cấp được tín hiệu để vào lệnh, chính vì lý do này, nhà đầu tư cần đến sự hỗ trợ của một số các công cụ khác.
Dựa trên ý tưởng này, cách tốt nhất để sử dụng Bollinger Bands là dùng nó để đánh giá điều kiện thị trường, đánh giá mức độ sôi động và yên lặng của thị trường và xu hướng giá đang di chuyển ra sao,... Sau đó, sử dụng một chỉ báo khác dựa trên các điều kiện nhận được từ dải BB để tìm kiếm tín hiệu vào lệnh hợp lý. Như vậy, việc kết hợp Bollinger Band và MACD có thể coi là một chiến lược hoàn hảo.
Vậy tại sao lại kết hợp Bollinger Band với MACD?
Như đã biết, đường trung bình hội tụ phân kỳ MACD là một chỉ báo khá đa năng. Nó có khả năng biểu hiện được xu hướng và đồng thời xác định động lượng thị trường.
Như vậy, thay cho các xung đột, thì MACD và Bollinger Band lại có khả năng tạo ra các tín hiệu mạnh mẽ, giúp nhà đầu tư nhận thêm nhiều thông tin về thị trường. Điều này được đảm bảo kể cả trong các trường hợp giá đi ngang, hay các giai đoạn biến động mạnh.

Kết hợp MACD với Bollinger Bands để xác định tín hiệu vào lệnh tốt hơn.
c. Cách kết hợp của Bollinger Bands và MACD trong giao dịch theo xu hướng
i. Giao dịch đảo chiều
Cách thực hiện
Khi kết hợp của Bollinger Bands và MACD, nhà đầu tư có thể dự đoán một cách chính xác hơn về nơi một sóng thị trường kết thúc, qua đó nắm bắt cơ hội vào lệnh khi một đợt sóng mới hình thành.
Quy trình để tìm kiếm tín hiệu và giao dịch đảo chiều với MACD và Bollinger Bands được thực hiện như sau:
- Bước 1: Xác định rằng trước đó thị trường di chuyển với một xu hướng có xác định.
- Bước 2: Tìm kiếm sự phân kỳ của MACD so với giá, đây là sự phân kỳ ngược lại so với xu hướng đang diễn ra.
- Bước 3: Sau thời điểm sự phân kỳ xuất hiện, nhà đầu tư cần chờ đợi để xác nhận tín hiệu khi có một nến giá quay trở lại phá vỡ đường MA trung tâm của dải Bollinger. Đây chính là thông tin xác nhận tín hiệu giao dịch tiềm năng.
- Bước 4: Xác nhận sự đảo chiều dựa trên biểu đồ histogram được thực hiện tương tự như các đường tín hiệu của MACD trước khi quyết định vào lệnh.
Ví dụ
Dưới đây là một ví dụ về cách thiết lập một lệnh mua khi giao dịch đảo chiều tăng với Bollinger Bands và MACD.
- Xác nhận xu hướng: Trong biểu đồ dưới đây và bỏ qua con sóng tăng mạnh ngay trước đó, chúng ta có thể thấy rằng giá đang có đợt giảm nhẹ tạo đỉnh và đáy thấp dần.
- Xác nhận sự phân kỳ: Cùng lúc đó, sự phân kỳ tăng đã xuất hiện, đây là khi giá tạo ra các đỉnh thấp hơn nhưng biểu đồ MACD lại tạo các đáy cao hơn. Nếu xác nhận các tín hiệu này, ta cần tiếp tục theo dõi sát sao thị trường để nắm bắt ngay khi tín hiệu xác nhận xuất hiện.
- Xác nhận sự đột phá khỏi dải Bollinger Bands: Xác định giá tiếp tục chạy và không lâu sau đó tăng phá qua đường trung tâm của dải Bollinger. Khi này, ta cần anh đối chiếu lại với MACD để xác nhận sức mạnh của thị trường.
- Các tín hiệu đi kèm: Tại thời điểm đó, nếu xác nhận có đường MACD (màu xanh) đã cắt lên đường tín hiệu (màu cam), đồng thời histogram cũng tăng từ âm thành dương. Nhà đầu tư có thể vào lệnh Mua, bởi cả hai tín hiệu này đều thể hiện lực tăng đang dần mạnh hơn.
Khi các điều kiện trên đã được đáp ứng theo quy tắc, nhà đầu tư có thể thực hiện lệnh mua ngay khi cây nến phá vỡ dải giữa tiếp theo đóng lại. Mức cắt lỗ - Stop Loss sẽ được đặt cách dải dưới một chút, và chốt lời Take Profit được cài theo tỷ lệ RR khoảng 1:2.

Cách giao dịch đảo chiều với Bollinger Bands và MACD
ii. Giao dịch Breakout
Cách thực hiện
Với cách giao dịch trên giá Breakout, nhà đầu tư cần xem xét các bước sau:
- Bước 1: Xác định xu hướng của thị trường dựa trên chỉ báo MACD.
- Bước 2: Tìm kiếm sự phân kỳ trong biểu đồ của MACD. Đây là tín hiệu phân kỳ báo hiệu sự phá vỡ tiềm năng.
- Bước 3: Tìm kiếm điểm vào lệnh khi có một cây nến mới sự phá vỡ đường SMA 20 hoặc đường xu hướng.
- Bước 4: Xác nhận thông tin Breakout qua sự phá vỡ của giá ra khỏi dải Bollinger Band. Cùng lúc đó, các biến động của thị trường bắt đầu tăng sức mạnh (dải Bollinger Bands mở rộng) và tăng động lực (biểu đồ dài hơn).
Ví dụ
Trong biểu đồ dưới đây, ta có thể thấy rõ một xu hướng giá giảm mạnh. Vì vậy, nhà đầu tư có thể giao dịch Breakout bằng cách tìm kiếm một khoảng giá đi xuống đang chậm lại (sự phân kỳ trong biểu đồ MACD). Cụ thể như sau:
- Xác nhận sự phá vỡ đường SMA 20 sau sự phân kỳ tăng. Đây là tín hiệu để củng cố sức mạnh của xu hướng tăng và nhà đầu tư vào một lệnh mua mới. Theo đó, đường chấm ở phía trên của kênh biểu thị mức kháng cự có trùng với đường SMA 20 của dải BBs khi giá phá vỡ nó.
- Xác nhận đường MACD cắt đường tín hiệu từ dưới lên và tiếp tục di chuyển bên trên đường tín hiệu. Đây là tín hiệu cho thấy đà tăng mạnh. Sau đó, dải Bollinger Bands sẽ xác nhận xu hướng tăng lên khi các nến giá bắt đầu có sự mở rộng biên độ.
- Cài Stop Loss bên dưới dải Lower Band của Bollinger Band hoặc đặt tại mức thấp nhất của kênh giá giảm dần.
- Cài Take Profit tại mức kháng cự quan trọng trước đó. Nhà đầu tư cần lưu ý duy trì tỷ lệ R:R dương. Bởi, các giao dịch Breakout có thể biến thành một xu hướng đảo chiều. Do đó, các nhà giao dịch nên đặt lệnh với nhiều mức chốt lời và sử dụng Trailing Stop để có được mức cắt lỗ tốt nhất.

Ví dụ về giao dịch Breakout khi kết hợp Bollinger Band và MACD.
iii. Giao dịch thuận xu hướng
Cách thực hiện
Dưới đây là chi tiết các bước giao dịch thuận xu hướng khi kết hợp Bollinger Band & MACD.
- Bước 1: Xác định xu hướng của thị trường thông qua chỉ báo MACD.
- Bước 2: Xác định điểm vào lệnh tiềm năng khi giá thị trường có xu hướng kiểm tra lại đường SMA 20.
- Bước 3: Theo dõi chỉ báo MACD để xác nhận khả năng tiếp diễn của xu hướng.
- Bước 4: Sử dụng các đường biên phía trên của Bollinger Band để cài điểm dừng lỗ trong xu hướng tăng. Ngược lại, sử dụng đường biên phía dưới để cài Stop Loss trong xu hướng giảm.
Ví dụ
Biểu đồ EUR/USD dưới đây có thể giúp bạn hình dung rõ hơn về cách giao dịch theo xu hướng khi kết hợp Bollinger Band và MACD.
- Xác định xu hướng: Chỉ báo MACD xác nhận xu hướng tăng. Cùng lúc đó, đường MACD di chuyển và nằm phía trên đường tín hiệu và cả hai đường đều nằm trên mức 0. Đây là tín hiệu giúp nhà đầu tư xác định xu hướng vào lệnh mua.
- Thị trường quay trở lại đường SMA 20: Sau đợt tăng đột biến ban đầu theo đà, đà tăng giá bắt đầu chậm lại mặc dù đường MACD vượt lên trên đường tín hiệu. Như vậy, thay vì sự đảo chiều thì xu hướng tăng giá tiếp tục được củng cố. Đặc biệt là khi giá bật lại sau mỗi lần chạm vào đường SMA 20 và tạo đỉnh mới cao hơn đỉnh cũ và đáy sau cao hơn đáy trước.
- Điểm vào lệnh: Tìm kiếm vào lệnh mua thuận theo các tín hiệu siết chặt Bollinger Bands Squeeze (mũi tên màu xanh lá cây).
- Sử dụng Trailing Stop để nhận được mức Stop Loss tốt nhất. Theo đó, nhà đầu tư có thể cài đặt lệnh này dọc theo biên dưới của dải BBs. Điểm Take Profit sẽ được cài theo tỷ lệ R:R.

Giao dịch thuận xu hướng khi kết hợp Bollinger Band Và MACD.
iv. Mua đáy bán đỉnh trong thị trường sideway
Cách thực hiện
Nhà đầu tư sử dụng cách thiết lập dưới đây để xác định xu hướng và tìm điểm mua bán với chiến lược mua đáy bán đỉnh khi thị trường Sideway. Cụ thể như sau:
Các tham số MACD là:
- Cài SMA 12 cho đường trung bình động nhanh.
- Cài SMA 26 cho đường trung bình động chậm.
- Cài SMA 9 cho đường tín hiệu.
Cách cài đặt Bollinger Bands là:
- BBs chu kỳ 12 cho đường trung bình động.
- Độ lệch chuẩn giá trên dải trên và dưới là 2.
Quy tắc mua:
- MACD di chuyển trên mức 0 và đường tín hiệu.
- Đặt lệnh Buy Stop ở dải phía trên của Bollinger Bands.
Quy tắc bán:
- MACD di chuyển dưới mức 0 và đường tín hiệu.
- Đặt lệnh Sell Stop ở dải phía dưới của Bollinger Bands.
Ví dụ
- Xác nhận xu hướng tăng mạnh mẽ đã xuất hiện trước đó. Đặc biệt, xuất hiện các đỉnh sau cao hơn đỉnh trước trùng khớp với mức đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước trên biểu đồ MACD. Đây là một phân kỳ giảm giá, cảnh báo xu hướng đảo ngược. Nhà đầu tư có thể tận dụng tín hiệu này để vào các lệnh bán mới.
- Xác nhận một đợt giá giảm và MACD di chuyển xuống dưới mức 0 và đường tín hiệu. Đây là tín hiệu xác nhận xu hướng giảm sắp xảy ra. Theo đó, nhà đầu tư có thể cài một lệnh Sell Stop ở biên dưới của Bollinger Bands để đón đầu một pha giảm giá.
- Chờ giá xác nhận xu hướng giảm khi xuất hiện một nến tăng giá nhưng có rất ít sự ủng hộ. Đây là nỗ lực tăng giá cuối cùng trước khi bắt đầu một xu hướng mới. Nếu có thể xác định các tín hiệu này, lệnh Sell Stop chắc chắn có lời.

Cách mua đáy bán đỉnh trong thị trường Sideway với BBs và MACD.
4. Nguyên nhân thực hiện chiến lược kết hợp Bollinger Bands và đường MACD
Việc kết hợp Bollinger Band và MACD sẽ giúp hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện các giao dịch với xác suất chiến thắng cao hơn. Bởi thay vì chỉ nhận các tín hiệu một chiều, nhà đầu tư còn đánh giá được cả hướng, sức mạnh của xu hướng hiện tại cùng với sự biến động.
Trong đó, nhà đầu tư có thể sử dụng MACD để đánh giá xem một xu hướng đang tăng lên hay đang chậm lại để thiết lập cho một giao dịch Breakout. Bên cạnh đó, Bollinger Bands được sử dụng như một công cụ giúp kích hoạt lệnh và xác nhận giao dịch chính xác hơn.
5. Ưu điểm và hạn chế khi sử dụng chiến lược kết hợp này trong giao dịch
Ưu điểm
- Sử dụng với nhiều chiến lược: Nhà đầu tư có thể áp dụng Bollinger Band và MACD với mọi loại tài sản với bất kỳ khung thời gian nào.
- Mức Stop Loss luôn được tối ưu: Bollinger Bands luôn có khả năng cung cấp các mức Stop Loss tự nhiên. Cụ thể, nhà đầu tư có thể cài SL trùng với biên dưới cho các giao dịch mua và trùng với biên trên cho các giao dịch bán.
- Dễ dàng xác nhận xu hướng thị trường: Việc kết hợp Bollinger band và MACD cho phép nhà đầu tư xác nhận xu hướng và biến động của thị trường trong nháy mắt.
Hạn chế
- Yêu cầu kiến thức chuyên sâu: Chiến lược kết hợp Bollinger Band và MACD không phù hợp với nhà đầu tư chưa có kinh nghiệm. Nó yêu cầu mức kiến thức chuyên sâu để tận dụng tối đa các tín hiệu nhận về khi sử dụng cả hai chỉ báo.
- Dễ xuất hiện tín hiệu nhiễu: Trên thực tế, cả BBs và MACD đều có khả năng cung cấp tín hiệu nhiễu. Do đó, nếu không cẩn thận nhà đầu tư hoàn toàn có thể nhầm lẫn giữa các chỉ báo về biến động và động lượng.
6. Kết luận
Trên đây là các thông tin cơ bản giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về chiến lược kết hợp Bollinger Band và MACD. Được đánh giá là một trong những chiến lược kết hợp chỉ báo tối ưu nhất với khả năng đem lại nhiều lợi thế giao dịch. Tuy nhiên, khi sử dụng chiến lược này, nhà đầu tư vẫn cần phải lưu ý một số tín hiệu nhiễu để tránh xảy ra sai sót.
Phương Sơn