RSI 6 12 24, hay còn được biết đến là phiên bản mở rộng của chỉ báo RSI tiêu chuẩn. Với khả năng xác định chính xác các điểm quá mua và quá bán của thị trường, nhà đầu tư có thể tận dụng RSI 6 12 24 để thực hiện giao dịch rất hiệu quả. Vậy chiến lược sử dụng RSI 6 12 24 là gì? Hãy cùng Investo tìm hiểu rõ hơn về chỉ báo này ở dưới đây nhé!
1. Chỉ báo RSI 6 12 24 là gì ?
RSI 6 12 24 được biết đến là một trong những phát triển nâng cao của RSI (Relative Strength Index). Nó hoạt động dựa trên 3 giá trị khác nhau của khoảng thời gian được sử dụng để tính toán chỉ số RSI. Cụ thể, thay vì chỉ sử dụng RSI trên một khoảng thời gian, nhà đầu tư sẽ tính RSI trên khung 6 ngày, 12 ngày và 24 ngày để nhận các tín hiệu từ đó.
Chức năng chính của chỉ báo RSI trong giao dịch Forex là giúp đánh giá độ mạnh và độ yếu của biến động thị trường một khoảng thời gian nhất định. Trong đó:
- Thời điểm chỉ số RSI đạt mức 70 trở lên, thị trường được coi là quá mua và có khả năng giảm mạnh trong thời gian tới. Dựa trên tín hiệu này mà nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định mua bán hợp lý.
- Ngược lại, khi RSI chạm mốc 30 trở xuống, thị trường sẽ rơi vào trạng thái quá bán và có khả năng tăng mạnh trong thời điểm tới.
Nếu có thể tận dụng các tín hiệu này, nhà đầu tư có thể dễ dàng tìm kiếm các vị thế tốt và chốt lời lớn. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, các tín hiệu từ RSI cũng có khả năng bị nhiễu, nó dẫn đến cách nhìn nhận sai về thị trường. Chính vì điều này, nhiều nhà đầu tư đã sáng tạo ra chỉ báo RSI 6 12 24 để tối ưu sự chính xác của các tín hiệu được trả về.
Tìm hiểu về chỉ báo mở rộng RSI 6 12 24.
2. Đặc điểm của RSI 6 12 24
Trên thực tế, RSI 6 12 24 chỉ đơn giản là cách sử dụng chỉ báo RSI trên nhiều khung thời gian khác nhau cùng lúc. Qua đó, giúp các tín hiệu có sự chính xác cao hơn và tránh tín hiệu nhiễu. Chính vì vậy, các đặc điểm của chỉ báo RSI 6 12 24 sẽ không quá khác biệt so với chỉ báo RSI tiêu chuẩn.
Dưới đây là một số đặc điểm nổi bật của RSI 6 12 24 mà bạn cần chú ý:
- Mức độ dao động: Chỉ báo RSI và RSI 6 12 24 cùng giao động trong khoảng từ 0 đến 100. Dựa trên mức giao động này, nhà đầu tư có thể đánh giá khoản quá mua và quá bán của thị trường một cách chính xác. Với khung thời gian càng nhỏ, các biên độ biến động của thị trường càng được thể hiện rõ hơn.
- Cấu tạo: Chỉ báo RSI 6 12 24 có cấu tạo gồm 3 đường RSI trên các khung thời gian khác nhau. Cụ thể gồm đường RSI trên khung 6 ngày, đường RSI trên khung 12 ngày và đường RSI trên khung 24 ngày. Tùy theo nhu cầu mà nhà đầu tư vẫn có thể lựa chọn sử dụng RSI trên các khung thời gian khác.
- Tín hiệu: Các tín hiệu nhận được từ RSI 6 12 24 vẫn sẽ giúp nhà đầu tư xác định các thời điểm quá mua và quá bán của thị trường. Tuy nhiên, dựa trên sự khác biệt giữa các khung thời gian 6, 12 và 24 mà nhà đầu tư có thể xác nhận chính xác hơn về sức mạnh của các thị trường này.
3. Cách tính chỉ báo RSI 6 12 24
Để tính toán chỉ số RSI dựa trên khoảng thời gian 6, 12 và 24, nhà đầu tư có thể thực hiện từng bước sau:
- Tính giá trị RSI cho mỗi khung thời gian:
- Chọn một khoảng thời gian cụ thể để tính lần lượt các chỉ số RSI 6, RSI 12 và RSI 24.
- Xác định giá trị tăng giá (U) và giá trị giảm giá (D) của RSI trong khoảng thời gian đó. Đây là giá trị tăng và giảm trung bình.
- Tính toán giá trị Relative Strength (RS) = U/D. (Giá trị trung bình tăng giá/ Giá trị trung bình giảm giá).
- Tính toán giá trị RSI = 100 - (100 / (1 + RS)).
- Lặp lại các bước trên để tính toán các giá trị RSI tương ứng.
- Ví dụ:
Nhà đầu tư có thể tham khảo cách tính toán giá trị RSI 6 như cho khoảng thời gian 6 như sau:
- Tính toán giá trị tăng giá (U) và giá trị giảm giá (D) trong khung thời gian 6 ngày.
- Tính toán giá trị Relative Strength trong khung 6 ngày (RS) = U/D. (Giá trị trung bình tăng giá/ Giá trị trung bình giảm giá).
- Tính toán giá trị RSI 6 = 100 - (100 / (1 + RS)).
Lặp lại quá trình này cho khung thời gian 12 ngày và 24 ngày để có được các giá trị RSI tương ứng.
4. Ý nghĩa của RSI 6 12 24 là gì?
Việc sử dụng chỉ báo RSI 6 12 24 cho phép nhà đầu tư đánh giá thị trường trên nhiều khung thời gian khác nhau một cách đồng thời. Điều này giúp việc phân tích RSI trở lên linh hoạt hơn, đặc biệt nhà đầu tư sẽ có được góc nhìn tổng quát hơn về các xu hướng thị trường. Cụ thể:
- RSI 6: Là chỉ số tính toán trên 6 ngày gần nhất, RSI 6 thường cung cấp tín hiệu về sức mạnh của các xu hướng ngắn hạn.
- RSI 12: Là chỉ số tính toán trên 12 ngày gần nhất, RSI 12 thường cung cấp tín hiệu về sức mạnh của các xu hướng trung hạn. Nhà đầu tư vẫn có thể sử dụng RSI 14 thay cho RSI 12, bởi khung giờ 14 là khung thời gian tiêu chuẩn được khuyến nghị sử dụng.
- RSI 24: Là chỉ số tính toán trên 24 ngày gần nhất, RSI 24 sẽ cung cấp tín hiệu về sức mạnh của các xu hướng dài hạn.
Khi sử dụng nhiều khoảng thời gian như vậy, lượng tín hiệu từ RSI sẽ tổng quát hơn, nhờ đó nhà đầu tư có thể xác nhận được mức chính xác của các tín hiệu được trả về. Tránh đầu tư vào các tín hiệu nhiễu để giảm thiểu rủi ro.
5. Ví dụ thực tế về RSI 6 12 24
Để tối ưu các tín hiệu từ RSI 6 12 24 để giao dịch, nhà đầu tư có thể áp dụng các quy ước sau:
- Khi RSI 6 > 70 (RSI 6 cao hơn 70), ta có thể coi như thị trường đang bước vào thời điểm quá bán. Nghĩa là thị trường sẽ có khả năng giảm trong thời gian tới. Nhà đầu tư có thể xem xét về việc vào lệnh Sell để tránh ảnh hưởng của thị trường.
- Khi RSI 6 < 30 (RSI 6 thấp hơn 30), ta có thể coi như thị trường đang ở mức quá mua. Giá có khả năng tăng cao trong thời gian tới nên nhà đầu tư có thể xem xét về việc vào lệnh Buy.
Chỉ số RSI 12 và RSI 24 cũng có thể áp dụng quy tắc quá mua và quá bán tương tự. Dựa vào các mức giá trị của hai chỉ số này, nhà đầu tư có thể xác định thời điểm quá mua và quán bán đề vào lệnh hợp lý.
Ví dụ kết hợp các tín hiệu khi sử dụng RSI 6 12 24:
- Ta có RSI 6 ở mức 75 biểu hiện thị trường đang ở mức quá. Chỉ số RSI 12 đang giao động trong mức 60, cùng lúc đó RSI 24 cho giá trị ở mức 40.
- Dựa trên quy tắc quá bán của thị trường (RSI > 70), ta có thể thấy RSI 6 đang cho thấy thị trường đang ở mức quá bán. Trong khi đó, giá trị của RSI 12 và RSI 24 vẫn di chuyển trong mức an toàn. Đây là một tín hiệu vào lệnh bán rất tốt mà nhà đầu tư có thể xem xét.
Điều quan trọng mà nhà đầu tư cần lưu ý khi sử dụng chỉ số này đến từ việc tận dụng tối đa và kết hợp tất cả tín hiệu nhân được để đưa ra hướng giao dịch phù hợp. Trong trường hợp các tín hiệu cùng chiều, nhà đầu tư có thể tin tưởng. Ngược lại, khi các tín hiệu mang ý nghĩa trái ngược nhau, nhà đầu tư nên cẩn thận vì một trong số đó có thể là các tín hiệu nhiễu.
Kết hợp các tín hiệu từ RSI 6 12 24 để tìm kiếm điểm vào lệnh phù hợp nhất.
6. Cách sử dụng RSI 6 12 24 trong phân tích kỹ thuật
Để sử dụng RSI 6 12 24 trong phân tích kỹ thuật, nhà đầu tư có thể dựa vào các bước tính toán sau:
- Bước 1: Tính giá trị tăng giảm giá
Công thức tính giá trị tăng giảm giá được thực hiện như sau:
Giá trị tăng giảm giá = Giá đóng cửa hôm nay - Giá đóng cửa ngày trước đó.
- Bước 2: Tính giá trị Gain và Loss dựa trên giá trị tăng giảm giá
Nếu giá trị tăng giảm giá cho kết quả dương, thì giá trị Gain là giá trị tăng giảm giá, còn giá trị Loss bằng 0. Ngược lại, khi giá trị tăng giảm giá cho kết quả âm, thì giá trị Loss chính là giá trị tăng giảm giá nhân -1, còn giá trị Gain bằng 0.
Nếu Giá trị tăng giảm giá > 0, thì: Gain = Giá trị tăng giảm giá và Loss = 0.
Nếu Giá trị tăng giảm giá < 0, thì: Gain = 0 và Loss = - Giá trị tăng giảm giá.
- Bước 3: Tính trung bình cộng của Gain và Loss
Sử dụng số ngày chọn trong khung RSI, ta có thể tính số trung bình cộng của Gain và Loss như sau:
Trung bình Gain = (Giá trị Gain trong số ngày xác định) / (số ngày đã xác định trong khung).
Trung bình Loss = (Giá trị Loss trong số ngày xác định) / (số ngày đã xác định trong khung).
- Bước 4: Tính chỉ số Relative Strength (RS)
Chỉ số RS được tính bằng cách chia giá trị trung bình Gain cho giá trị trung bình Loss. Cụ thể như sau:
Relative Strength (RS)= Trung bình Gain / Trung bình Loss
Chỉ số RSI được tính bằng công thức sau:
Chỉ số RSI = 100 - [100 / (1 + RS)]
Sau khi đã tính xong chỉ số RSI cho các khung thời gian 6, 12 và 24. Nhà đầu tư có thể sử dụng các giá trị này để phân tích kỹ thuật và đưa ra quyết định giao dịch.
Cách sử dụng RSI 6 12 24 trong phân tích kỹ thuật.
7. Lợi ích RSI 6 12 24 mang lại khi giao dịch
- Xác định mức quá mua và quá bán: RSI vốn là một chỉ báo đo lường sức mạnh của thị trường. Nó được sử dụng để xác định các thời điểm quá mua, quá bán và cảnh báo xu hướng đảo chiều. Việc sử dụng RSI 6 12 24 cho phép nhà đầu tư đón nhận thêm nhiều tín hiệu hơn thay vì chỉ dựa trên một chỉ báo duy nhất.
- Xác định tín hiệu đảo chiều: RSI 6 12 24 cung cấp thông tin về sự thay đổi động lượng. Qua đó giúp xác định các tín hiệu đảo chiều. Trường hợp RSI tăng từ dưới lên trên mức 50, nó chỉ ra sự gia tăng động lượng và thị trường đang bước vào một đợt Uptrend. Ngược lại, khi RSI giảm từ trên xuống dưới mức 50, nhà đầu tư nên cẩn thận vì sự đảo chiều có thể xảy ra.
- Xác định tín hiệu nhiễu: Dựa trên sự cùng chiều hoặc ngược chiều của các tín hiệu RSI mà nhà đầu tư có thể xác nhận các tín hiệu nhiễu. Chẳng hạn, trường hợp RSI 6 báo giá đang giảm từ trên xuống dưới mức 50 mà cùng lúc RSI 12 lại giữ giá trị 70. Ta có thể nhận thấy sự ngược chiều. Khi này nhà đầu tư nên cẩn thận bởi thị trường đang có biên độ biến động rất bất thường.
8. Lưu ý khi sử dụng chỉ báo RSI 6 12 24 trong đầu tư
- Không cung cấp tín hiệu vào lệnh: Việc lầm tưởng rằng RSI có khả năng cung cấp tín hiệu vào lệnh hiệu quả là một nhầm lẫn khá phổ biến. Tuy nhiên thực chất, RSI chỉ cung cấp tín hiệu về độ mạnh của xu hướng và các khoản quá mua, quá bán. Nhà đầu tư cần dựa vào nhiều tín hiệu khác song song với RSI để lựa chọn điểm vào lệnh phù hợp nhất.
- Tính chính xác: Việc phân tích thị trường trên nhiều khung thời gian có thể đem về rất nhiều góc nhìn và tín hiệu mới cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, các tín hiệu này vẫn có khả năng bị nhiễu. Nếu không cẩn thận và chỉ tin tưởng vào một công cụ, việc đầu tư sẽ dễ xảy ra sai sót.
- Lưu ý khi áp dụng trong chiến lược đầu tư: Trên các khoảng thời gian càng ngắn thì RSI sẽ càng dễ bị nhiễu. Do đó, nó không phù hợp với các chiến lược giao dịch lướt sóng. Thay vào đó, RSI sẽ phù hợp hơn với những người tìm kiếm biến động lớn và sẵn sàng phân tích cụ thể hơn về các xu hướng.
9. Kết luận
Trên đây là những thông tin chi tiết nhất để giúp bạn hiểu về chỉ báo RSI 6 12 24 và cách sử dụng nó để phân tích thị trường. Mong rằng với các thông tin phía trên, bạn đọc sẽ có thêm kiến thức cũng như góc nhìn mới về thị trường ngoại hối. Đừng quên tiếp tục theo dõi Investo để đón đọc các tin tức có liên quan nhé!
Phương Sơn