Khi tham gia giao dịch chứng khoán, các nhà đầu tư đều quan tâm đến giá trị cổ phiếu trên thị trường. Mà mỗi mã cổ phiếu lại đại diện cho một doanh nghiệp và có tỷ lệ Free Float riêng. Vậy, nhà đầu tư đã hiểu về tỷ lệ này chưa? Công thức tính và ý nghĩa của tỷ lệ này ra sao? Hãy cùng Investo tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Để tìm hiểu những thông tin về tỷ lệ Free Float là gì, nhà đầu tư cần nắm rõ định nghĩa và các khái niệm liên quan đến Free Float.
Free Float còn gọi là tỷ lệ cổ phiếu chuyển nhượng công khai hay chuyển nhượng tự do. Free Float đại diện cho tỷ lệ giữa tổng cổ phiếu chuyển nhượng tự do trên tổng cổ phiếu mà công ty đang lưu hành trên thị trường chứng khoán.
Cổ phiếu Free Float chính là cổ phiếu tự do chuyển nhượng trên thực tế, có sẵn để giao dịch trong thị trường chứng khoán. Cổ phiếu này không bao gồm phần bị khóa bởi các nhà quản lý, nhân viên công ty, nhà đầu tư có lợi ích kiểm soát và những bên có liên quan khác có liên.
Loại cổ phiếu chuyển nhượng tự do Free Float còn được dùng trong việc xác định vốn hóa thị trường và đo lường giá trị của công ty một cách chính xác. Dựa vào đó, nhà đầu tư có thể đánh giá tổng quan về sự biến động cổ phiếu trên thị trường của công ty. Nếu số lượng cổ phiếu Free Float của công ty lớn thì sự biến động thường không nhiều.
Đa số các nhà đầu tư cũng thường ưu tiên lựa chọn những công ty có giá trị Free Float lớn trên thị trường. Bởi, khi nhà đầu tư muốn mua bán chứng khoán với số lượng đáng kể thì cũng không làm giá biến động quá nhiều.
Phương pháp Free Float là cách tính giá trị vốn hóa thị trường (market capitalization) của công ty. Phương pháp này được tính bằng cách lấy giá vốn nhân với số lượng cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường, không tính đến những phần bị hạn chế hay bị khóa. Nhờ vậy mà có thể đưa ra giá trị vốn hóa thị trường có độ chính xác cao hơn, phản ánh xu hướng tốt hơn.
Ví dụ: Công ty A đang có cổ phiếu giao dịch tại giá 5 USD với số lượng đang lưu hành tổng cộng là 100.000. Trong đó có 20.000 cổ phiếu bị khóa. Vậy bằng cách sử dụng phương pháp Free Float thì vốn hóa thị trường được tính như sau:
5 x (100.000 - 20.000) = 400.000 USD
Để có thể tận dụng cơ hội thu được nguồn lợi nhuận từ thị trường chứng khoán, nhà đầu tư cần hiểu rõ về cách tính số cổ phiếu chuyển nhượng tự do qua các công thức sau đây:
Cổ phiếu Free Float = Số cổ phiếu đang lưu hành - Số cổ phiếu bị hạn chế giao dịch
Thông qua đó, công thức tính tỷ lệ Free Float được tính như sau:
Tỷ lệ Free Float = Số cổ phiếu Free Float/Tổng lượng cổ phiếu đang lưu hành
Ví dụ: Công ty B đang có tổng lượng cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường là 150.000. Trong đó có 30.000 cổ phiếu đang thuộc về cổ đông chiến lược, thuộc nhóm bị hạn chế giao dịch.
Vậy nên, số lượng cổ phiếu tự do chuyển nhượng được tính như sau:
150.000 - 30.000 = 120.000 cp
Thông qua đó tính được tỷ lệ Free Float như sau:
120.000/150.000 = 0,80 = 80%
Tỷ lệ Free Float được làm tròn theo quy tắc sau đây:
Tỷ lệ Free Float tuy đơn giản nhưng lại mang đến những ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá tình hình vốn hóa và khả năng giao dịch. Vậy nên, nhà đầu tư cần phải hiểu rõ những ý nghĩa của tỷ lệ Free Float là gì để có bắt được thời cơ tốt trong giao dịch:
Đa phần lượng cổ phiếu đều có thể chuyển nhượng tự do trên thị trường. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp sẽ bị hạn chế giao dịch. Nhà đầu tư có thể dựa vào tình trạng của các loại cổ phiếu để đưa ra quyết định đầu tư phù hợp. Sau đây là những trường hợp không được tự do chuyển nhượng:
Việc hiểu rõ tỷ lệ Free Float là gì sẽ giúp nhà đầu tư có cái nhìn tổng quan về đặc tính của cổ phiếu và đưa ra quyết định giao dịch hợp lý. Bởi tỷ lệ này có những ảnh hưởng đến tính chất của thị trường chứng khoán:
Giá trị của Free Float sẽ bị ảnh hưởng bởi số lượng cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường. Vì vậy, Free Float sẽ được điều chỉnh bằng cách tăng hay giảm số lượng đang lưu hành thông qua các quyết định của ban quản lý.
Tiêu chí |
Tỷ lệ Free Float cao |
Tỷ lệ Free Float thấp |
Ưu điểm |
Số lượng cổ phiếu đang lưu hành cao nên khó thay đổi giá, khó bị lái hơn vì có quá nhiều người mua và bán. |
Giá cổ phiếu có tỷ lệ cổ phiếu chuyển nhượng tự do thấp có biên độ tăng/giảm giá mạnh hơn vì lượng cổ phiếu cô đặc. |
Nhược điểm |
Giá cổ phiếu có biên độ tăng/giảm chậm hơn so với các cổ phiếu có tỷ lệ Free Float chuyển nhượng tự do thấp. |
Dễ bị thay đổi giá khi thị trường giao dịch suy giảm. Số lượng cổ phiếu đang lưu hành thấp nên dễ bị làm lại giá, dễ bị lái hơn. |
Giá trị của Free Float cao và thấp có những điểm khác biệt trên thị trường giao dịch
Khi tính toán vốn hóa thị trường Free Float thì các trường hợp cổ phần sau đây sẽ bị loại trừ:
Hy vọng qua bài viết này, các nhà đầu tư đã hiểu được tỷ lệ Free Float là gì, cũng như các thông tin liên quan đến Free Float trên thị trường chứng khoán. Từ đó có thêm nhiều kinh nghiệm khi thực hiện giao dịch và đưa ra quyết định đầu tư vào mã chứng khoán tiềm năng, thu về nguồn lợi nhuận hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, các công ty cũng có thể dựa vào giá trị của Free Float để có các điều chỉnh tỷ lệ cổ phiếu chuyển nhượng tự do phù hợp, thu hút nhà đầu tư.
Huỳnh Hà