Sử dụng RSI phân kỳ là một trong những cách xác định xu hướng đảo chiều tiềm năng và đưa ra quyết định đầu tư chính xác nhất. Vậy có những loại RSI phân kỳ nào? Cần tuân thủ nguyên tắc gì và đâu là cách sử dụng RSI phân kỳ hiệu quả nhất? Cùng Investo tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!
RSI (Relative Strength Index) là chỉ số sức mạnh tương đối nhằm đo lường mức độ thay đổi giá gần đây của thị trường để xác định vùng quá mua (OverBought) hoặc vùng quá bán (OverSold) trong Forex hoặc các tài sản khác.
RSI là gì?
-
- Bộ hiển thị: Chỉ báo RSI được hiển thị dưới dạng một bộ dao động (biểu đồ đường di chuyển giữa hai điểm cực biên), giá trị giới hạn từ 0 đến 100.
-
- Xác định tình trạng quá mua, quá bán tại các mốc giá trị tham chiếu 30, 70.
- Xác định những điểm từ chối biến động (Swing Rejections) thông qua giá trị RSI tại các vùng quá mua, quá bán và sự phá vỡ đỉnh/đáy gần nhất.
- Xác định sự phân kỳ tăng/giảm thông qua tình trạng quá mua/quá bán và vị trí các đỉnh tương ứng với giá.
Đặc điểm của RSI.
- Giúp dự đoán xu hướng tăng hoặc giảm giá trên thị trường:
-
-
- Xu hướng tăng: Nếu giá trị chỉ báo RSI vượt ngưỡng 50 theo hướng từ dưới lên trên, nằm trong vùng dao động 45 - 55, sau đó tiếp tục vượt cao khỏi vùng giá trị 55.
- Xu hướng giảm: Nếu giá trị chỉ báo RSI vượt ngưỡng 50 theo hướng từ trên xuống dưới, nằm trong vùng dao động 45 - 55, sau đó tiếp tục vượt xuống dưới vùng giá trị 45.
- Xác định xu hướng của nhà đầu tư dựa vào biên độ dao động:
-
- Nếu RSI dịch chuyển về gần giá trị 100: Sức mua của thị trường tăng mạnh.
- Nếu RSI dịch chuyển về gần giá trị 0: Sức bán của thị trường tăng cao.
- RSI > 70: Thị trường đang ở vùng quá mua.
- RSI < 30: Thị trường đang ở vùng quá bán.
Ý nghĩa của RSI.
Phân kỳ RSI là hiện tượng RSI và đường giá chuyển động ngược chiều nhau. RSI là một trong những biến thể RSI nâng cao được nhiều nhà giao dịch áp dụng vào hiệu quả và thành công. Có thể dễ dàng nhận biết được hiện tượng RSI phân kỳ bởi RSI thông thường sẽ chuyển động cùng pha với đường giá.
Tại các điểm RSI phân kỳ này, hiện tượng tiếp diễn hay đảo chiều của đường giá thường xuyên xảy ra, kéo theo đó là các cơ hội lợi nhuận vô cùng tiềm năng cho các nhà đầu tư.
Phân kỳ RSI là gì?
Phân kỳ là hiện tượng giá đi theo một hướng nhưng chỉ báo, cụ thể là RSI lại di chuyển theo một hướng khác. Có 4 loại phân kỳ RSI, có thể chia thành hai nhóm:
- Phân kỳ RSI thường: Dự báo một sự đảo chiều xu hướng cũ, thường dùng để bắt đỉnh, đáy.
- Phân kỳ RSI ẩn: Dự báo một sự tiếp diễn xu hướng cũ, thường dùng để lướt theo xu hướng.
Phân loại RSI phân kỳ.
-
Phân kỳ RSI thường Regular Divergence/Classic Divergence)
-
Phân kỳ RSI thường tăng giá (Bullish Divergence)
- Dấu hiệu nhận biết: Giá tạo đáy thấp hơn nhưng RSI tạo ra đáy cao hơn.
- Hệ quả: Giá sẽ tăng sau đó.
Phân kỳ RSI thường tăng giá.
-
Phân kỳ RSI thường giảm giá (Bearish or Negative Divergence)
- Dấu hiệu nhận biết: Giá tạo đỉnh cao hơn nhưng RSI tạo ra đỉnh thấp hơn.
- Hệ quả: Giá sẽ giảm sau đó
Lưu ý quan trọng:
- Phân kỳ RSI thường giảm giá ở đỉnh thường kéo dài lâu hơn phân kỳ RSI thường ở đáy: Nói cách khác, thời gian hình thành đỉnh sẽ lâu hơn thời gian hình thành đáy. Điều này là bởi đỉnh bị chi phối bởi tâm lý lòng tham trong khi đáy bị nỗi sợ hãi chi phối. Lòng tham là trạng thái dài hạn trong khi sợ hãi chỉ diễn ra trong ngắn hạn.
- Nên đợi xác nhận hành động của giá: Một số trường hợp đỉnh kéo dài lâu và thường xuất hiện các phân kỳ nhỏ bên trong các phân kỳ lớn. Do vậy, chúng ta cần chờ đợi xác nhận hành động giá phá vỡ các mẫu hình như cái nêm, sóng chèo,.. rồi mới tiến hành giao dịch.
Phân kỳ RSI thường Regular Divergence/Classic Divergence
-
Phân kỳ RSI ẩn (Hidden Divergence)
-
Phân kỳ ẩn tăng giá (Bullish Hidden Divergence)
- Dấu hiệu nhận biết: Giá tạo đáy sau cao hơn đáy trước trong khi RSI tạo đáy sau thấp hơn đáy trước.
- Mục tiêu: Chênh lệch giá giữa hai đáy và cộng vào đỉnh thứ hai hoặc thả công cụ giao dịch Fibonacci Extension với tỷ lệ 100%.
Phân kỳ RSI ẩn tăng giá (Hidden Divergence)
-
Phân kỳ ẩn giảm giá (Bearish Hidden Divergence)
- Dấu hiệu nhận biết: Giá tạo đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước trong khi RSI tạo đỉnh sau cao hơn đỉnh trước.
- Mục tiêu: Chênh lệch giá giữa hai đỉnh và trừ đi từ đáy thứ hai hoặc thả công cụ giao dịch Fibonacci Extension với tỷ lệ 100%.
Phân kỳ RSI ẩn giảm giá (Hidden Divergence)
-
Sử dụng RSI phân kỳ trong đầu tư như thế nào ?
-
Phân kỳ RSI thường tăng giá
- Thời điểm vào lệnh: Khi xác nhận tín hiệu RSI thường tăng giá, chúng ta nên đợi khối lượng xác nhận cho xu hướng đảo chiều rồi mới vào lệnh. Hoặc để an toàn hơn, chúng ta có thể sử dụng thêm các chỉ báo phân tích kỹ thuật khác.
- Điểm vào lệnh: Tại giá đóng cửa của cây nến xanh thứ hai liên tiếp.
- Điểm chốt lời: Đặt phía dưới đáy gần nhất.
- Điểm cắt lỗ: Đặt theo tỉ lệ R:R là 1:2.
Phân kỳ RSI thường tăng giá.
-
Phân kỳ RSI thường giảm giá
- Điểm vào lệnh: Tại giá đóng cửa của cây nến đỏ thứ 2 liên tiếp.
- Điểm chốt lời: Ngay ở phần đỉnh do xác nhận khối lượng giao dịch lớn hơn và chỉ báo RSI đã tạo đỉnh mới thấp hơn.
- Điểm cắt lỗ: Đặt theo tỉ lệ R:R là 1:2.
Phân kỳ RSI thường giảm giá.
- Điểm vào lệnh: Vào lệnh đón xu hướng tăng tiếp tục diễn ra sau khi chỉ báo xuất hiện.
- Điểm chốt lời: Đặt phía dưới đáy gần nhất.
- Điểm cắt lỗ: Đặt theo tỉ lệ R:R là 1:2.
Phân kỳ RSI ẩn tăng giá.
- Điểm vào lệnh: Vào lệnh bán kịp thời bởi giá sẽ điều chỉnh tiếp diễn xu hướng giảm sau khi chỉ báo xuất hiện.
- Điểm chốt lời: Đặt phía trên đỉnh gần nhất.
- Điểm cắt lỗ: Đặt theo tỉ lệ R:R là 1:2.
Phân kỳ RSI ẩn giảm giá.
-
Nguyên tắc giao dịch phân kỳ RSI
-
Nguyên tắc giao dịch đối với chỉ báo RSI
Khi giao dịch với RSI phân kỳ, điểm đặt lệnh theo tín hiệu phải đến sau hành động của giá. Đồng thời, chỉ báo RSI cũng phải đáp ứng thêm một số điều kiện sau:
- Phân kỳ trên RSI phải là một tín hiệu phân kỳ rõ ràng.
- Cần xác nhận tín hiệu đảo chiều của giá sau khi xác nhận sự RSI phân kỳ: Bởi vì trên thực tế, không phải mọi tín hiệu RSI phân kỳ đều đúng, sẽ có các tín hiệu gây nhiễu, ảnh hưởng đến phán đoán xu hướng của giá. Do vậy, cần chờ đợi hành động giá xác nhận sự đảo chiều để đảm bảo vào lệnh an toàn với độ chính xác cao hơn.
- Nếu xuất hiện tại các vùng quá mua, quá bán, tín hiệu phân kỳ sẽ mạnh mẽ hơn.
Ví dụ:
Ví dụ nguyên tắc giao dịch đối với chỉ báo RSI.
Quan sát ví dụ trên có thể thấy một ngọn nến xanh đảo chiều xu hướng giảm sang tăng, đây chính là dấu hiệu cho sự khởi đầu một đợt giá đảo chiều. Bên cạnh đó, có thể nhận thấy đi kèm với giá đảo chiều là sự xác nhận tín hiệu bởi một lực đẩy mạnh, kèm theo đó là một đợt pullback xác nhận.
-
Nguyên tắc đặt điểm cắt lỗ
- Luôn phải đặt Stop Loss (điểm dừng lỗ) khi giao dịch với tín hiệu RSI phân kỳ: Nguyên tắc này giúp nhà đầu tư hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra bởi phân kỳ xuất hiện khá thường xuyên và có nhiều tín hiệu gây nhiễu.
- Nên đặt Stop Loss tại các thời điểm giá đảo chiều với tín hiệu phân kỳ: Hiểu đơn giản, đỉnh và đáy nơi xuất hiện tín hiệu RSI phân kỳ chính là vùng giá tối ưu nhất cho điểm cắt lỗ của nhà đầu tư.
Ví dụ: Trong hình dưới, chúng ta nên đặt cắt lỗ tại đáy tín hiệu RSI phân kỳ tăng giá.
Ví dụ nguyên tắc giao dịch đối với cách đặt điểm cắt lỗ.
-
Lưu ý khi sử dụng RSI phân kỳ trong giao dịch
- Phân kỳ RSI không chắc chắn về sự đảo chiều xu hướng: Tín hiệu RSI phân kỳ xuất hiện phản ánh sự yếu đi của xu hướng hiện tại, tuy nhiên điều này không đảm bảo chắc chắn sự đảo chiều xu hướng sẽ diễn ra.
- Cân nhắc sự xác nhận trên đồ thị giá với các hành động giao dịch ngược xu hướng hiện tại của giá: Khi giá tăng, RSI phân kỳ âm xuất hiện, chúng ta không nên mua thêm nhưng nếu chưa có sự dịch chuyển trên đồ thị giá khẳng định xu hướng tăng hiện tại đã kết thúc thì tín hiệu bán chưa thể xác nhận. Ngược lại, chúng ta có thể cân nhắc mua thăm dò với phân kỳ dương khi giá đang giảm.
Lưu ý khi sử dụng RSI phân kỳ trong giao dịch.
-
Kết hợp tín hiệu phân kỳ RSI
-
Kết hợp tín hiệu phân kỳ với hành động giá
- Các tín hiệu hành động giá có thể kết hợp với tín hiệu RSI phân kỳ: đường trendline, đường hỗ trợ kháng cự, mô hình nến, mô hình giá,..
- Chiến thuật giao dịch: Vào lệnh giao dịch dựa trên tín hiệu hành động giá khớp với phân kỳ và giữ lệnh cho tới khi nhận được tín hiệu ngược lại từ RSI.
Ví dụ minh họa: Quan sát đồ thị dưới đây
Ví dụ minh họa kết hợp tín hiệu phân kỳ với hành động giá.
- Tín hiệu: Có thể nhận thấy thị trường đang nằm trong xu hướng tăng kefmt heo đường trendline tăng mùa xanh trên biểu đồ. Bên cạnh đó, đường màu cam đánh dấu sự xuất hiện của tín hiệu phân kỳ giảm, sau đó, giá cố gắng phá vỡ đường trendline tăng, cho thấy thị trường có khả năng giảm giá mạnh mẽ. Đây là tín hiệu tốt để mở vị thế Sell.
- Điểm cắt lỗ: Đặt ở trên đỉnh gần đó, nơi tín hiệu phân kỳ được hình thành, thời điểm giá đảo chiều.
- Điểm thoát lệnh: Khi giá phá vỡ đường trendline giảm màu hồng.
-
Kết hợp tín hiệu phân kỳ với chỉ báo dao động khác
Một cách giao dịch RSI phân kỳ khác tương đối hiệu quả là sự kết hợp với chỉ báo dao động, cụ thể là Stochastic.
Chiến thuật giao dịch kết hợp tín hiệu RSI phân kỳ với chỉ báo dao động Stochastic:
- Bước 1: Tiến hành vào lệnh dựa trên tín hiệu phân kỳ và sự xác nhận của chỉ báo Stochastic.
- Bước 2: Giữ giao dịch cho tới khi có tín hiệu ngược lại từ chỉ báo RSI hoặc tín hiệu phân kỳ ngược lại từ chỉ báo dao động Stochastic.
Lưu ý: Không dùng tín hiệu quá mua, quá bán của chỉ báo Stochastic để thoát lệnh, vì tín hiệu Stoch nhạy với giá nhiều hơn nên tín hiệu nhiễu cũng nhiều hơn so với RSI.
Ví dụ minh họa: Quan sát đồ thị dưới đây
Ví dụ minh họa kết hợp tín hiệu rsi phân kỳ với chỉ báo dao động Stochastic.
Trước đó thị trường đang trong xu hướng giảm, cả RSI và Stochastic đều cho tín hiệu phân kỳ tăng giá. Do vậy, chúng ta nên tận dụng tín hiệu phân kỳ kép mạnh mẽ này để giao dịch.
- Điểm vào lệnh: Cây nến tăng đầu tiên,
- Điểm thoát lệnh: Dựa trên tín hiệu phân kỳ giảm giá của Stochastic ngay sau đó.
Có thể thấy, viết kết hợp với các chỉ báo hoặc hành động giá sẽ giúp tăng sự xác nhận và tín hiệu chính xác cho cơ hội giao dịch với phân kỳ RSI.
-
Các vấn đề thường gặp với RSI phân kỳ
- Sử dụng máy móc các chỉ báo phân tích kỹ thuật: Sai lầm này sẽ khiến các chúng ta gặp rắc rối nếu thị trường không diễn biến theo kỳ vọng. Chẳng hạn:
- Thực hiện lệnh Buy khi diễn biến thị trường đang trong giai đoạn quá bán: Nếu thị trường đảo chiều mà không tiếp tục giảm, giá mua của bạn có thể không tốt.
- Thực hiện lệnh Sell khi thị trường đang trong giai đoạn quá bán: Sai lầm này sẽ khiến chúng ta thu được ít lợi nhuận hơn nếu thị trường tiếp tục tăng mà không đảo chiều.
- Không kết hợp với các chỉ báo giao dịch khác: RSI chỉ mang tính chất dự báo, không thể chính xác 100%. Do vậy, chúng ta nên kết hợp với một số chỉ báo khác để tăng tính chắc chắn của xu hướng như Moving Average, phân tích đa khung thời gian, mô hình nến hay theo dõi diễn biến của RSI khi nó vượt khỏi vùng quá mua, quá bán thông qua Failure Swings.
- Phân kỳ đi kèm theo một tiềm năng đảo chiều lớn nhưng không chắc rằng sẽ đảo chiều ngay khi có tín hiệu: Do vậy, nếu chúng ta vào lệnh trực tiếp sau khi có sự phân kỳ, điều này đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ phải đối mặt với thua lỗ hoặc âm nặng.
- Không lựa chọn tình huống giao dịch phù hợp: Để giao dịch tốt, chúng ta cần phải có những set up phù hợp, những mẫu nến tạo cơ hội vào lệnh tốt.
Các vấn đề thường gặp với RSI phân kỳ.
Trên đây, Investo đã tổng hợp toàn bộ những thông tin chi tiết về cách giao dịch với chỉ báo RSI phân kỳ. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về loại chỉ báo tiềm năng này, từ đó ứng dụng hiệu quả trong phân tích đánh giá, xây dựng chiến lược tối ưu để chinh phục được những cơ hội lợi nhuận cao trong giao dịch và đầu tư nhé!
Lan Hương
Investo - Kênh thông tin chứng khoán Mỹ và chứng khoán thế giới hàng đầu Việt Nam. Theo dõi thêm tin tức về các cổ phiếu tiềm năng và thông tin thị trường tài chính khác tại
Investo.