logo
Banner-JuraTrade-1.jpg
Theo dõi investo trên google news

thứ tư, 11/03/2020

Cuộc Chiến Dầu Mỏ Nga - Saudi Arabia Đang Leo Thang

đã thông báo sẽ bơm dầu kỷ lục ra thị trường trong tháng 4. Về phía Nga, họ cũng công bố kế hoạch tăng sản lượng. Tuy nhiên, thế giới đang phải chứng kiến cuộc chiến dầu mỏ giữa 2 nước này.

Cuộc Chiến Dầu Mỏ Nga - Saudi Arabia Đang Leo Thang Cuộc Chiến Dầu Mỏ Nga - Saudi Arabia Đang Leo Thang

Amin Nasser (Giám đốc Saudi Aramco - hãng dầu mỏ quốc doanh Saudi Arabia) vừa có tuyên bố mới vào hôm qua (10/3) rằng ông sẽ tăng nguồn cung dầu tháng 4 lên mức kỷ lục – 12,3 triệu thùng một ngày. Con số này cao hơn 300.000 thùng so với công suất tối đa của hang. Điều này đồng nghĩa họ có thể lấy thêm từ kho dự trữ hàng trăm triệu thùng. Trong vài tháng gần đây, Saudi Arabia bơm ra thị trường 9,7 triệu thùng mỗi ngày.

Ở Nga, trong hôm qua, chính phủ cũng tuyên bố các hãng dầu nước này có thể tăng sản lượng thêm 300.000 thùng mỗi ngày. Nhưng tối đa, họ chỉ có thể tăng 500.000 thùng. Thông báo này khiến đồng rouble và cả thị trường chứng khoán Nga hôm qua lao dốc thảm hại.

Cập nhật tình hình giá dầu mới nhất:

Giá dầu Brent sau phiên 10/3 đã bật tăng 8% (trên 37 USD/thùng) sau khi Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak tiết lộ Moskva sẵn sàng thảo luận các biện pháp mới với OPEC. Reuters cũng đã trích lời từ nguồn tin thân cận, bộ cho biết hôm nay họ sẽ họp với các hãng dầu trong nước nhằm bàn bạc về tương lai hợp tác với OPEC.

Dù vậy, Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia - Abdulaziz bin Salman dường như đã có quyết định từ chối gợi ý này "Tôi không thấy có ý nghĩa gì khi tổ chức họp trong giai đoạn tháng 4 - 6. Điều này chỉ cho thấy thất bại của chúng ta, khi lẽ ra đã phải những việc cần thiết để giải quyết cuộc khủng hoảng này rồi", ông bày tỏ quan điểm trên Reuters.

Hậu quả khi cuộc chiến dầu mỏ giữa 2 nước diễn ra

Quan hệ giữa hai nước xấu đi sau khi cuộc đàm phán cuối tuần trước giữa OPEC (được lãnh đạo bởi Saudi Arabia) và các nước đồng minh (do Nga dẫn đầu) đổ vỡ. OPEC+ đã cùng cứu giá dầu từ năm 2016.

Tuy nhiên, lần này, Nga lại muốn từ chối đề xuất cắt giảm thêm sản xuất và gia hạn thỏa thuận hiện tại được áp dụng. Đáp trả lại động thái này, Saudi Arabia tuyên bố hạ giá bán dầu và tăng sản lượng. Hành động này khiến dầu thô mất giá tới 30% phiên 9/3.

Saudi Arabia cần giá dầu quanh mốc 80 USD để cân bằng ngân sách nhưng họ có đủ tiền mặt dự trữ và khả năng đi vay để đối phó với đà giảm hiện tại. Nga có mức dự trữ ngoại hối lớn và chỉ cần giá dầu ở 42 USD.

Chuyển biến trong các nước thuộc OPEC

Trong khi đó, Iraq và nhiều quốc gia khác trong OPEC có tài chính yếu hơn đã phải kêu gọi các nước hành động để đẩy cao giá dầu. Hãng đánh giá tín nhiệm Fitch cho biết giá dầu liên tục đi xuống sẽ kéo tụt xếp hạng của các nước xuất khẩu dầu có nền tảng tài chính yếu. Đặc biệt là các nước có nội tệ neo vào đôla Mỹ.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin hôm 9/3 đã nói với đại sứ Nga tại Washington rằng thị trường năng lượng cần "có trật tự". Bộ Năng lượng Mỹ hôm qua cũng thông báo đã ngừng kế hoạch bán 12 triệu thùng dầu trong kho dự trữ khẩn cấp của chính phủ, do giá dầu lao dốc.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có cuộc nói chuyện với Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman hôm thứ hai về thị trường năng lượng toàn cầu. Trump muốn tái đắc cử vào năm nay, và sẽ hưởng lợi trong trường hợp giá xăng hạ. Tuy nhiên, việc giá dầu đang có xu hướng đi xuống sẽ khiến nhiều công ty khai thác dầu đá phiến Mỹ phá sản. Đây là những công ty có tầm quan trọng về kinh tế lớn. Một số tập đoàn hôm qua cho biết sẽ phải giảm chi tiêu và cổ tức.

>>> Xem thêm: Giá Dầu Thế Giới Phục Hồi – Giá Vàng Quay Đầu

Theo Nhựt Tâm - vnexpress.net

Investo - Kênh thông tin chứng khoán Mỹ và chứng khoán thế giới hàng đầu Việt Nam. Theo dõi thêm tin tức về các cổ phiếu tiềm năng và thông tin thị trường tài chính khác tại Investo.
Chủ đề:

Ý kiến

Cùng chuyên mục

banner-investo.info_.jpg