logo
1170X250-investo.jpg
Theo dõi investo trên google news

thứ hai, 10/06/2024

Tin tài chính Tuần 24: Thị trường chờ đợi cuộc họp của FED và BOJ

Hãy cùng Investo.info cập nhật nhanh bản tin thị trường chứng khoán quốc tế Tuần 24 (10/06 – 14/06). Đâu là những sự kiện đáng chú ý?

Bản tin tài chính

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ nhóm họp khi các dữ liệu lạm phát quan trọng của Mỹ được công bố. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) cũng sẽ họp trong tuần này, trong khi các dữ liệu kinh tế từ Vương quốc Anh sẽ được giới chức Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) theo dõi sát sao, để tính toán lộ trình cắt giảm lãi suất.

Đó là những thông tin mà nhà đầu tư cần lưu ý trong tuần giao dịch sắp tới.

1. Quyết định của FED

Với việc FED nhiều khả năng ​​sẽ giữ nguyên lãi suất khi kết thúc cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày vào thứ Tư, những người theo dõi thị trường sẽ tập trung sự chú ý vào những tín hiệu mà các quan chức đưa ra về số lần cắt giảm lãi suất trong thời gian còn lại của năm 2024.

Biểu đồ dot plot được cập nhật có thể sẽ chỉ ra hai lần cắt giảm lãi suất 0,25 điểm % trong năm nay, giảm so với ba lần trong dự báo đưa ra hồi tháng Ba.

Dữ liệu việc làm công bố hôm thứ Sáu tuần trước cho thấy cả số lượng việc làm và tăng trưởng tiền lương đều tăng tốc trong tháng 5 mặc dù tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Kết quả này khiến thị trường giảm bớt kỳ vọng về việc FED cắt giảm lãi suất trong năm nay, với đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên dự kiến ​​sẽ diễn ra vào tháng 9.

Những bình luận gần đây của các quan chức FED cho thấy họ không vội cắt giảm lãi suất vì lạm phát vẫn dai dẳng và triển vọng tăng trưởng vẫn vững chắc. Lạm phát tại Mỹ đã hạ nhiệt sau đợt tăng lãi suất mạnh mẽ kể từ năm 2022 nhưng vẫn chưa giảm xuống mức mục tiêu 2%.

2. Dữ liệu lạm phát tháng 5 của Mỹ

Số liệu lạm phát của Mỹ trong tháng 5 sẽ được công bố chỉ vài giờ trước tuyên bố chính sách của FED vào thứ Tư. Những dấu hiệu tiếp theo về việc lạm phát hạ nhiệt có thể củng cố kỳ vọng của thị trường về việc FED cắt giảm lãi suất, đặc biệt là khi có những dấu hiệu suy yếu của nền kinh tế.

Giới đầu tư Phố Wall sẽ theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu hạ nhiệt lạm phát. Các nhà giao dịch vẫn đang tiếp tục đánh giá khả năng FED sẽ tiến hành một số biện pháp nới lỏng chính sách tiền tệ trong năm nay, thậm chí còn có một số hy vọng mong manh về việc cắt giảm lãi suất vào tháng Bảy.

Ngược lại, các dữ liệu lạm phát nóng hơn dự kiến có thể khiến các nhà đầu tư lo sợ và khơi lại nỗi lo suy thoái kinh tế vốn đã lắng dịu trong nhiều tháng. Đây sẽ là những dữ liệu có thể tác động lớn đến thị trường, trước cuộc họp báo của Chủ tịch FED Jerome Powell.

3. Biến động trên thị trường chứng khoán Mỹ

Giới đầu tư sẽ theo dõi chặt chẽ dữ liệu lạm phát công bố hôm thứ Tư và kết quả cuộc họp của FED để tìm kiếm manh mối về việc liệu những hy vọng về kịch bản hạ cánh mềm, từng đẩy chứng khoán tăng điểm lên mức cao kỷ lục có còn hợp lý hay không.

Ông Ryan Detrick, giám đốc chiến lược thị trường tại Carson Group, nói với Reuters: “Không ai kỳ vọng FED sẽ cắt giảm lãi suất vào tuần tới, nhưng liệu họ có mở cửa cho việc cắt giảm ngay sau tháng 9 hay không đang là câu hỏi lớn trong đầu mọi người”.

Đà tăng kể từ đầu năm tới nay đã nâng chỉ số S&P 500 tăng hơn 12%, nhờ kỳ vọng FED có thể hạ nhiệt lạm phát mà không ảnh hưởng đến tăng trưởng. Tuy nhiên, dữ liệu kinh tế gần đây đã gửi đi những tín hiệu trái ngược nhau: Báo cáo việc làm hôm thứ Sáu tốt hơn nhiều so với dự kiến, trong khi các báo cáo trước đó cho thấy hoạt động sản xuất chậm lại và tốc độ tăng trưởng quý I được điều chỉnh thấp hơn.

Ông Paul Christopher, người đứng đầu mảng chiến lược thị trường toàn cầu tại Viện đầu tư Wells Fargo, cho biết: “Thị trường muốn có sự rõ ràng và không muốn thấy FED phải đợi đến tháng 12 hoặc tháng 1 năm sau mới bắt đầu cắt giảm lãi suất”. Ông cũng nói thêm rằng, việc lãi suất được duy trì ở mức cao trong thời gian dài sẽ làm tổn thương nền kinh tế.

4. Dữ liệu kinh tế của Vương quốc Anh

Những người tham gia thị trường sẽ theo dõi chặt chẽ báo cáo việc làm mới nhất của Vương quốc Anh vào thứ Ba trong khi đang cố gắng đánh giá xem liệu áp lực tiền lương có giảm bớt đủ nhanh để khiến BOE tiến hành cắt giảm lãi suất trong ngắn hạn hay không.

Mức thu nhập trung bình hàng tuần, không bao gồm tiền thưởng, trong giai đoạn ba tháng tính đến tháng 3 đã tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái. Mức tăng 9,8% của mức lương tối thiểu tại Anh trong tháng 4 có thể đẩy tốc độ tăng trưởng đó lên cao hơn.

Cho đến gần đây, các nhà kinh tế vẫn kỳ vọng BOE sẽ tiến hành một đợt cắt giảm lãi suất vào tháng 6 nhưng áp lực lạm phát dai dẳng đã khiến kỳ vọng này dần lu mờ.

Trong khi đó, dữ liệu GDP tháng 4 công bố vào thứ Tư dự kiến ​​​​sẽ cho thấy kinh tế Anh giảm tốc sau khi đã tăng trưởng 0,6% trong quý I.

Bên cạnh đó, Công đảng đối lập sẽ đưa ra tuyên ngôn của mình trước cuộc bầu cử ngày 4/7. Trong khi các cuộc thăm dò gần đây cho thấy Công đảng sẽ đánh bại Đảng Bảo thủ của Thủ tướng Rishi Sunak, một số lãnh đạo doanh nghiệp lại nghi ngờ Công Đảng có thể xoay chuyển tình hình tăng trưởng yếu kém gần đây của Anh.

5. Cuộc họp chính sách của BOJ

Thống đốc BOJ Kazuo Ueda đã đề cập đến một số hình thức thu hẹp chương trình nới lỏng định lượng kéo dài có thể được BOJ triển khai khi ngân hàng trung ương này kết thúc cuộc họp chính sách hai ngày vào thứ Sáu.

Hôm thứ Năm tuần trước, ông cho biết việc giảm lượng mua trái phiếu sẽ là động thái hợp lý khi BOJ đang dần chấm dứt gói kích thích kéo dài trong nhiều thập kỷ. Nhà lãnh đạo BOJ đồng thời cũng nhấn mạnh, các nhà hoạch định chính sách sẽ hành động "thận trọng" trong việc tăng lãi suất sau khi thực hiện đợt tăng đầu tiên kể từ năm 2007 hồi tháng 3.

Mizuho Securities nhận thấy BOJ có khả năng cắt giảm lượng mua trái phiếu hàng tháng khoảng 1 nghìn tỷ yên (6,4 tỷ USD) xuống còn 5 nghìn tỷ yên.

Tuy nhiên, biện pháp này liệu có hỗ trợ cho đồng yên đang bị suy yếu hay không lại là một vấn đề hoàn toàn khác, trong bối cảnh BOJ và chính phủ Nhật Bản lo ngại rằng một đồng tiền yếu có thể phá vỡ chu kỳ lạm phát nhẹ và tăng trưởng tiền lương ổn định như mong đợi.

Chứng khoán

Các chỉ số sau phiên 07/06

Chỉ số quan trọng

Điểm

Thay đổi so với phiên trước

Thay đổi trong 5 ngày

Thay đổi trong 1 tháng

S&P 500 (Mỹ)

5.346,99

-0,11%

+1,32%

+2,38%

NASDAQ (Mỹ)

17.133,13

-0,23%

+2,38%

+4,85%

DOW JONES (Mỹ)

38.798,99

-0,22%

+0,29%

-1,81%

DAX (Đức)

18.557,27

-0,51%

+0,32%

-1,15%

NIKKEI 225 (Nhật Bản)

38.683,93

-0,05%

+0,51%

+1,19%

SHANGHAI COMPOSITE (Trung Quốc)

3.051,28

+0,08%

-1,15%

-3,27%

HANG SENG (Hong Kong)

18.366,95

-0,59%

+1,59%

-3,15%

 

5 cổ phiếu thay đổi nhiều sau phiên 07/06

Cổ phiếu

Thay đổi

Giá hiện tại

Abbott Laboratories (ABT)

+3,17%

107,58 USD

3M Company (MMM)

+2,69%

100,86 USD

Moderna, Inc. (MRNA)

-2,38%

151,01 USD

Alibaba Group Holding Limited (BABA)

-2,00%

78,41 USD

Walmart Inc. (WMT)

-1,89%

65,88 USD

 

Nhận định về giá kim loại – tiền tệ cho ngày 10/06

Vàng: Giá vàng đang tăng nhẹ nhưng được dự báo có xu hướng giảm trong ngắn hạn. Nếu vàng duy trì được ở trên mức 2.296,21 nhà đầu tư có thể “long” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức 2.298,01 và 2.301,54. Ngược lại, nếu vàng giảm xuống dưới mức 2.296,21 nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức 2.292,68 và 2.290,88.

Vùng hỗ trợ S1: 2.292,68

Vùng kháng cự R1: 2.298,01

Tin tài chính Tuần 24: Thị trường chờ đợi cuộc họp của FED và BOJ

Cặp GBP/USD: Cặp GBP/USD đang có xu hướng tăng trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì được ở trên mức 1,27255 nhà đầu tư có thể “long” và chốt lời quanh các mức 1,27281 và 1,27327. Ngược lại, nếu tỷ giá giảm xuống dưới mức 1,27255 nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức 1,27209 và 1,27183.

Vùng hỗ trợ S1: 1,27209

Vùng cản R1: 1,27281

Tin tài chính Tuần 24: Thị trường chờ đợi cuộc họp của FED và BOJ

Cặp EUR/USD: Cặp EUR/USD đang giảm nhưng được dự báo có xu hướng tăng trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì được ở trên mức 1,07774, nhà đầu tư có thể “long” và chốt lời quanh các mức 1,07797 và 1,07835. Nếu tỷ giá giảm xuống dưới mức 1,07774 nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức 1,07736 và 1,07713.

Vùng hỗ trợ S1: 1,07736

Vùng cản R1: 1,07797

Tin tài chính Tuần 24: Thị trường chờ đợi cuộc họp của FED và BOJ

Cặp USD/JPY: Cặp USD/JPY đang tăng nhưng được dự báo có xu hướng giảm trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì ở trên mức 156,831, nhà đầu tư nên “long” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức 156,945 và 157,008. Ngược lại nếu tỷ giá giảm xuống dưới mức 156,831, nhà đầu tư có thể “short” và chốt lời ở quanh các mức 156,768 và 156,654.

Vùng hỗ trợ S1: 156,768

Vùng cản R1: 156,945

Tin tài chính Tuần 24: Thị trường chờ đợi cuộc họp của FED và BOJCặp USD/CAD: Cặp USD/CAD đang tăng nhẹ nhưng được dự báo có xu hướng giảm trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì được ở trên mức 1,37596 nhà đầu tư có thể “long” và chốt lời quanh các mức 1,37645 và 1,37676. Nếu tỷ giá giảm xuống dưới mức 1,37596, nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức 1,37565 và 1,37516.

Vùng hỗ trợ S1: 1,37565

Vùng cản R1: 1,37645

Tin tài chính Tuần 24: Thị trường chờ đợi cuộc họp của FED và BOJ

Thuật ngữ

Long: Lệnh mua

Short: Lệnh bán

Investo - Kênh thông tin chứng khoán Mỹ và chứng khoán thế giới hàng đầu Việt Nam. Theo dõi thêm tin tức về các cổ phiếu tiềm năng và thông tin thị trường tài chính khác tại Investo.
Chủ đề:

Ý kiến

banner-5-1.jpg