logo
1170X250-investo.jpg
Theo dõi investo trên google news

thứ bảy, 08/06/2024

Nhìn lại Tuần 23: Lạm phát “hạ nhiệt” kéo theo làn sóng hạ lãi suất toàn cầu

  • Nhiều ngân hàng trung ương có kế hoạch tăng dự trữ bằng đồng USD
  • Tổng đầu tư năng lượng toàn cầu dự kiến vượt 3.000 tỷ USD trong năm 2024
  • IEF: Ngành dầu khí toàn cầu cần 4.300 tỷ USD vốn đầu tư giai đoạn 2025-2030
  • Công ty dọn rác vũ trụ Astroscale đạt mức định giá 1 tỷ USD trong lần đầu IPO
  • Nga mở rộng du lịch đường sắt với dịch vụ 5 sao
  • Alphabet đặt cược vào AI và chăm sóc sức khỏe
  • Nvidia vượt Apple trở thành công ty có giá trị lớn thứ hai thế giới
  • Intel sẽ bán 49% cổ phần cho Apollo với giá 11 tỷ USD
  • Mỹ áp phạt 2,5 triệu USD đối với ba hãng hàng không
  • Hàn Quốc phạt 12 công ty 7,55 triệu USD vì gian lận thầu sản phẩm của Samsung

Nhìn lại Tuần 23: Lạm phát “hạ nhiệt” kéo theo làn sóng hạ lãi suất toàn cầu

Xu hướng lạm phát, tấn công thế giới kể từ đại dịch COVID-19, đang có dấu hiệu chậm lại trong năm 2024.

Trong năm nay, 8 trong số 10 quốc gia và khu vực có đồng tiền mạnh hàng đầu thế giới dự kiến sẽ hạ lãi suất cơ bản. Đây là sự thay đổi chính sách tiền tệ toàn cầu sau chu trình khoảng 2 năm tăng lãi suất chưa từng có bắt đầu từ 2022.

Ngày 6/6, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã hạ lãi suất cơ bản 0,25 điểm phần trăm. Đây là lần thay đổi định hướng chính sách tiền tệ đầu tiên trong 1 năm 11 tháng, kể từ tháng 7/2022, thời điểm ECB bắt đầu tăng lãi suất.

Trước đó ngày 5/6, Ngân hàng trung ương Canada (BoC) đã trở thành ngân hàng đầu tiên trong Nhóm G7 hạ lãi suất cơ bản 0,25 điểm phần trăm từ 5% xuống 4,75%. Đây là lần đầu tiên sau 4 năm Canada hạ lãi suất kể từ tháng 3/2020, ngay sau khi đại dịch bùng phát.

Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) có khả năng sẽ đóng băng lãi suất cơ bản tại cuộc họp vào ngày 20/6 cho tới trước cuộc tổng tuyển cử vào tháng 7/2024. Tuy nhiên, các chỉ số kinh tế, đặc biệt là giá cả tiêu dùng trong tháng 5/2024 đã chạm mức thấp nhất trong 6 tháng, làm tăng kỳ vọng nước này sẽ sớm cắt giảm lãi suất trong năm nay.

Trong số 10 quốc gia và khu vực có đồng tiền mạnh nhất, 8 quốc gia chắc chắn sẽ cắt giảm lãi suất trong năm, ngoại trừ Nhật Bản, nước đã để lãi suất bằng 0 lần đầu tiên sau 17 năm, và Australia, nơi giá cả vẫn chưa ổn định. Trong số đó, 5 nền kinh tế (Trung Quốc, Canada, Thụy Sỹ, Thụy Điển và EU) đã bắt đầu hạ lãi suất chính sách, còn 3 quốc gia còn lại (Mỹ, Anh và Na Uy) cũng dự kiến sẽ cắt giảm lãi suất cơ bản ít nhất 1 lần trong năm nay.

Tâm điểm thị trường: Mỹ điều tra các công ty trí tuệ nhân tạo hàng đầu

Các cơ quan chống độc quyền của Mỹ đang tiến hành điều tra về vai trò của Microsoft, OpenAI và Nvidia trong sự bùng nổ trí tuệ nhân tạo (AI). Bộ Tư pháp Mỹ và Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) đã thống nhất về cách thức phân chia công việc trong các cuộc điều tra đối với các “gã khổng lồ” AI này.

Các cuộc điều tra trước đây về các nền tảng công nghệ lớn cũng được phân chia trách nhiệm tương tự vào năm 2019, trong đó FTC tiếp nhận điều tra Meta và Amazon, còn Bộ Tư pháp điều tra Google và Apple.

Trong thỏa thuận mới nhất, Bộ Tư pháp sẽ chịu trách nhiệm điều tra Nvidia, nhà thiết kế chip AI có vai trò trung tâm trong "cơn sốt" AI - nhân tố đã đẩy giá trị thị trường của công ty này tăng vọt lên hơn 3.000 tỷ USD vào ngày 6/6, cao hơn cả Apple. Trong khi đó, FTC sẽ tiến hành điều tra đối với OpenAI, nhà sáng tạo ra ChatGPT, và mối quan hệ chặt chẽ của công ty này với Microsoft – “ông lớn” đã trở thành công ty lớn nhất thế giới theo giá trị vốn hóa thị trường, chủ yếu nhờ AI.

Trước đó, tháng 1/2024, FTC đã mở một cuộc điều tra về cách các công ty công nghệ lớn đầu tư vào các công ty khởi nghiệp AI, yêu cầu thêm thông tin từ các công ty này.

Nhìn lại Tuần 23: Lạm phát “hạ nhiệt” kéo theo làn sóng hạ lãi suất toàn cầu

Một số tin tức thị trường quan trọng trong tuần

Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác, gọi là OPEC+, đang cắt giảm sản lượng tổng cộng 5,86 triệu thùng/ngày, tương đương khoảng 5,7% nhu cầu toàn cầu. Kế hoạch trên bao gồm mức cắt giảm 3,66 triệu thùng/ngày sẽ hết hạn vào cuối năm 2024 cùng việc cắt giảm tự nguyện của tám thành viên ở mức 2,2 triệu thùng/ngày sẽ hết hạn vào cuối tháng 6/2024.

Ngày 2/6, OPEC+ đã đồng ý gia hạn mức cắt giảm 3,66 triệu thùng/ngày thêm một năm cho đến cuối năm 2025. Nhóm này cũng sẽ kéo dài mức cắt giảm 2,2 triệu thùng/ngày thêm 3 tháng cho đến cuối tháng 9/2024.

Các nhà phân tích từ ngân hàng Goldman Sachs cho biết bất chấp việc gia hạn cắt giảm sản lượng, tâm lý của cuộc họp OPEC+ có vẻ theo hướng giá dầu sẽ giảm.

Số liệu được công bố ngày 4/6 cho thấy số lượng vị trí việc làm đang tuyển dụng tại Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 3 năm vào tháng 4, báo hiệu sự nới lỏng trên thị trường lao động, từ đó củng cố khả năng FED giảm lãi suất trong năm nay. Lợi suất trái phiếu chính phủ của Mỹ đã giảm sau báo cáo này.

Số liệu thị trường lao động là báo cáo mới nhất trong chuỗi các báo cáo gần đây cho thấy tăng trưởng kinh tế Mỹ đang hạ nhiệt. Số liệu đầu tuần này cho thấy hoạt động sản xuất của Mỹ đã chậm lại tháng thứ hai liên tiếp trong tháng 5/2024.

Nhìn lại Tuần 23: Lạm phát “hạ nhiệt” kéo theo làn sóng hạ lãi suất toàn cầu

Ngày 5/6, BoC đã điều chỉnh hạ lãi suất 0,25%. Đây là lần đầu tiên BoC hạ lãi suất kể từ tháng 3/2020. Với quyết định này, Canada trở thành quốc gia đầu tiên trong Nhóm G7 nới lỏng lãi suất sau đại dịch COVID-19. Như vậy, lãi suất chính sách của BoC giảm xuống còn 4,75% sau 6 lần duy trì liên tục ở mức 5%. Quyết định này được đưa ra dựa trên dữ liệu cho thấy lạm phát cơ bản ở Canada đang "hạ nhiệt" và ngày càng tiến gần mức mục tiêu 2%.

Thống đốc BoC Tiff Macklem nhấn mạnh cuộc chiến chống lạm phát ở Canada đã đạt được những tiến bộ đáng kể. Lạm phát đã giảm đáng kể so với mức cao kỷ lục 8,1% năm 2022, khi BoC bắt đầu chu kỳ thắt chặt chính sách tài chính. Dự kiến, quyết định tiếp theo về chính sách tiền tệ của BoC sẽ được công bố ngày 24/7 tới.

Ngày 6/6, ECB đã chính thức hạ lãi suất chủ chốt xuống 3,75%, đánh dấu lần cắt giảm đầu tiên kể từ năm 2019. Đây là động thái đáng chú ý trong bối cảnh áp lực lạm phát dai dẳng ở khu vực Eurozone.

Theo dự báo của ECB, lạm phát của khu vực này trong năm 2024 và 2025 sẽ cao hơn dự kiến, lần lượt đạt 2,5% và 2,2%, tăng so với các mức 2,3% và 2% được đưa ra trước đó.

Tuy nhiên, ECB nhấn mạnh việc giảm lãi suất là cần thiết để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và đảm bảo rằng lạm phát được duy trì gần mục tiêu 2% của ngân hàng trung ương. Hội đồng điều hành ECB nêu rõ dựa trên đánh giá cập nhật về triển vọng và các yếu tố ảnh hưởng đến lạm phát cũng như chính sách tiền tệ, hội đồng cho rằng đã đến lúc điều chỉnh mức độ hạn chế của chính sách tiền tệ sau 9 tháng giữ lãi suất ổn định.

Nhìn lại Tuần 23: Lạm phát “hạ nhiệt” kéo theo làn sóng hạ lãi suất toàn cầu

Số lượng người dân Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu đã tăng lên trong tuần qua, cho thấy thị trường lao động đang hạ nhiệt, nhưng chưa đủ để xoa dịu sự do dự của FED về việc bắt đầu cắt giảm lãi suất.

Bộ Lao động Mỹ cho biết, lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu đã tăng 8.000 đơn lên 229.000 đơn trong tuần kết thúc vào ngày 1/6. Con số trên cũng cao hơn so với mức dự báo 220.000 đơn mà các nhà kinh tế đưa ra trong cuộc khảo sát của Reuters.

Thị trường lao động đã và đang dần tái cân bằng trở lại mức trước đại dịch, sau khi FED tăng lãi suất khoảng 525 điểm cơ bản kể từ tháng 3/2022 để giảm nhu cầu trong toàn bộ nền kinh tế.

Những sự kiện kinh tế quan trọng trong tuần qua đã tác động đáng kể đến thị trường tài chính toàn cầu và chiến lược giao dịch của các nhà đầu tư. Hãy tiếp tục theo dõi và cập nhật thông tin nhanh nhất, mới nhất và chính xác cùng Investo.

Investo - Kênh thông tin chứng khoán Mỹ và chứng khoán thế giới hàng đầu Việt Nam. Theo dõi thêm tin tức về các cổ phiếu tiềm năng và thông tin thị trường tài chính khác tại Investo.
Chủ đề:

Ý kiến

banner-5-1.jpg