Tổng hợp tin tức cho tuần 03/04 – 07/04 hãy cùng Investo.info cập nhật nhanh bản tin thị trường chứng khoán quốc tế ngày hôm nay. Những sự kiện nổi bật nào sẽ được nhắc đến trong ngày giao dịch?
Thị trường chứng khoán Mỹ sẽ bước vào quý II, với tâm điểm chú ý là báo cáo việc làm hàng tháng rất quan trọng của Mỹ. Giới đầu tư cũng sẽ dành sự chú ý tới cuộc họp của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác (OPEC+), cũng như cuộc họp chính sách của các ngân hàng trung ương Australia và New Zealand.
Giới đầu tư sẽ xem xét báo cáo bảng lương phi nông nghiệp vào thứ Sáu để có thông tin cập nhật mới về sức khỏe của thị trường lao động vốn vẫn mạnh mẽ trong năm qua trước làn sóng tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).
Các nhà kinh tế đang kỳ vọng nền kinh tế Mỹ sẽ có thêm 238 nghìn việc làm trong tháng 3, sau khi đã tăng 311 nghìn việc làm trong tháng 2. Thu nhập trung bình mỗi giờ được dự báo sẽ tăng với tốc độ hàng năm là 4,3%, mức tăng chậm nhất kể từ tháng 7 năm 2021.
Báo cáo việc làm tháng 3 sẽ là báo cáo cuối cùng trước cuộc họp tháng 5 sắp tới của FED, khi các nhà đầu tư vẫn đang chia rẽ về việc liệu các nhà hoạch định chính sách có tăng lãi suất lần cuối hay không. Mức tăng trên 200 nghìn việc làm có khả năng thúc đẩy kỳ vọng tăng lãi suất 25 điểm cơ bản.
Các quan chức FED đã chỉ ra rằng họ kỳ vọng lãi suất sẽ duy trì quanh mức hiện tại trong phần còn lại của năm nay để giúp chống lại lạm phát.
Trước báo cáo việc làm quan trọng của tháng Ba được công bố vào thứ Sáu, lịch trình kinh tế còn bao gồm các báo cáo về cơ hội việc làm trong tháng Hai được công bố vào thứ Ba và dữ liệu về tuyển dụng khu vực tư nhân trong tháng Ba được công bố vào thứ Tư.
Các cuộc khảo sát của ISM về hoạt động của ngành sản xuất và dịch vụ sẽ được công bố lần lượt vào thứ Hai và thứ Tư.
Một số nhà hoạch định chính sách của FED sẽ xuất hiện trong tuần, bao gồm Chủ tịch FED Cleveland Loretta Mester, Chủ tịch FED St. Louis James Bullard và Thống đốc FED Lisa Cook.
Các quan chức FED đã chỉ ra rằng họ kỳ vọng lãi suất sẽ duy trì ở mức hiện tại trong phần còn lại của năm nay để giúp đưa lạm phát trở lại mục tiêu 2%. Tuy nhiên, trong khi áp lực lạm phát vẫn gia tăng, các quan chức cũng sẽ phải cân nhắc tác động của lãi suất cao hơn đối với sự ổn định tài chính sau những bất ổn gần đây trong lĩnh vực ngân hàng.
Thị trường chứng khoán Mỹ đã đạt mức tăng vững chắc trong quý đầu tiên mặc dù cổ phiếu ngân hàng bị bán tháo mạnh sau sự sụp đổ của hai ngân hàng khu vực làm dấy lên lo ngại về một cuộc khủng hoảng tài chính rộng lớn hơn.
Chỉ số Nasdaq tăng 16,8%, đánh dấu mức tăng phần trăm hàng quý lớn nhất kể từ năm 2020. Chỉ số S&P 500 tăng 7%, phục hồi phần nào sau khi giảm gần 20% trong năm 2022, còn chỉ số công nghiệp Dow Jones kết thúc quý tăng 0,4%.
Các nhà đầu tư thận trọng cho biết, những mức tăng đó có thể khiến cổ phiếu dễ bị tổn thương hơn trước suy thoái kinh tế, một viễn cảnh đang ngày càng gần hơn bởi sự hỗn loạn trong lĩnh vực ngân hàng.
Tuy nhiên đây vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi tại Phố Wall.
Ông Hans Olsen, giám đốc đầu tư của Fiduciary Trust Co, cho biết: “Câu trả lời chắc chắn là không, thị trường không được định giá cho một cuộc suy thoái. Đối với chứng khoán, điều đó có nghĩa là chúng ta có thể gặp phải một số bất ngờ rất khó chịu trong các quý tới.”
Reuters đưa tin, OPEC+ có thể sẽ tuân thủ thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu hiện có tại cuộc họp vào thứ Hai, sau khi giá dầu phục hồi từ mức thấp nhất trong 15 tháng.
Dầu đã phục hồi về mức 80 dollar/thùng đối với dầu thô Brent sau khi giảm xuống gần 70 dollar/thùng vào ngày 20/3, khi những lo ngại về khủng hoảng ngân hàng toàn cầu lắng dịu, và Iraq hạn chế xuất khẩu.
OPEC+, bao gồm Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các đồng minh do Nga dẫn đầu, dự kiến tổ chức một cuộc họp trực tuyến của ban giám sát cấp bộ trưởng, bao gồm Nga và Ả Rập Xê Út, vào thứ Hai. Phải đến tháng Sáu, cuộc họp lớn tiếp theo của OPEC+ mới diễn ra.
Giá dầu giảm là một vấn đề đối với hầu hết các thành viên OPEC+ vì nền kinh tế của các nước này phụ thuộc nhiều vào nguồn thu từ dầu mỏ.
Ngân hàng Dự trữ Australia (RBA) sẽ họp vào thứ Ba để đưa ra quyết định về việc tăng hay giữ lãi suất. Dữ liệu tuần trước cho thấy lạm phát của Australia trong tháng 2 đã giảm xuống mức thấp nhất trong 8 tháng, khi chỉ tăng 6,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này khiến các nhà đầu tư loại trừ khá nhiều khả năng RBA sẽ tăng lãi suất 25 điểm cơ bản.
Thống đốc RBA Philip Lowe cho biết ngân hàng trung ương sắp tạm dừng tăng lãi suất và đề xuất này có thể trở thành hiện thực ngay trong tháng 4 tùy thuộc vào các dữ liệu kinh tế.
Trong khi đó, các thị trường vẫn đang đặt cược vào một đợt tăng lãi suất 25 điểm cơ bản khác từ Ngân hàng Dự trữ New Zealand (RBNZ) khi cơ quan này nhóm họp vào thứ Tư.
Chỉ số quan trọng |
Điểm |
Thay đổi so với phiên trước |
Thay đổi trong 5 ngày |
Thay đổi trong 1 tháng |
S&P 500 (Mỹ) |
4.109,31 |
+1,44% |
+3,48% |
+1,57% |
NASDAQ (Mỹ) |
12.221,91 |
+1,74% |
+3,37% |
+4,56% |
DOW JONES (Mỹ) |
33.274,15 |
+1,26% |
+3,22% |
-0,35% |
DAX (Đức) |
15.628,84 |
+0,69% |
+4,49% |
+0,32% |
NIKKEI 225 (Nhật Bản) |
28.041,48 |
+0,93% |
+2,40% |
+0,41% |
SHANGHAI COMPOSITE (Trung Quốc) |
3.272,86 |
+0,36% |
+0,22% |
-1,67% |
HANG SENG (Hong Kong) |
20.400,11 |
+0,45% |
+2,43% |
-0,81% |
Cổ phiếu |
Thay đổi |
Giá hiện tại |
Tesla, Inc. (TSLA) |
+6,24% |
207,46 USD |
Moderna, Inc. (MRNA) |
+4,16% |
153,58 USD |
Best Buy Co., Inc. (BBY) |
+3,92% |
78,27 USD |
Target Corporation (TGT) |
+3,34% |
165,63 USD |
Macy’s, Inc. (M) |
+3,00% |
17,49 USD |
Vàng: Giá vàng đang giảm nhưng được dự báo có xu hướng tăng trong ngắn hạn. Nếu vàng duy trì được ở trên mức 1.974,55 nhà đầu tư có thể “long” với kỳ vọng chốt lời ở 1.982,15 và 1.995,30. Ngược lại, nếu vàng giảm xuống ở dưới mức 1.974,55 nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời ở 1.961,40 và 1.953,80.
Vùng hỗ trợ S1: 1.961,40
Vùng kháng cự R1: 1.982,15
Cặp GBP/USD: Cặp tiền tệ GBP/USD đang có xu hướng giảm trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì được ở trên mức 1,2362 nhà đầu tư có thể “long” và chốt lời ở quanh mức 1,2399 và 1,2461. Ngược lại, nếu tỷ giá giảm xuống ở dưới mức 1,2362 nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời ở 1,2300 và 1,2262.
Vùng hỗ trợ S1: 1,2300
Vùng cản R1: 1,2399
Cặp EUR/USD: Cặp tiền tệ EUR/USD được dự báo có xu hướng giảm trong thời gian tới. Nếu tỷ giá duy trì được ở trên mức 1,0867, nhà đầu tư có thể “long” và chốt lời ở quanh mức 1,0898 và 1,0956. Nếu tỷ giá giảm xuống ở dưới mức 1,0867 nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời ở 1,0809 và 1,0779.
Vùng hỗ trợ S1: 1,0809
Vùng cản R1: 1,0898
Cặp USD/JPY: Cặp USD/JPY đang có xu hướng tăng trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì ở trên mức 133,02, nhà đầu tư nên “long” với kỳ vọng chốt lời ở 133,45 và 134,03. Ngược lại nếu tỷ giá ở dưới mức 133,02, nhà đầu tư có thể “short” và chốt lời ở quanh mức 132,44 và 132,01.
Vùng hỗ trợ S1: 132,44
Vùng cản R1: 133,45
Cặp USD/CAD: Cặp USD/CAD đang có xu hướng giảm trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì được ở trên mức 1,3531 nhà đầu tư có thể “long” và chốt lời ở quanh mức 1,3553 và 1,3587. Nếu tỷ giá giảm xuống ở dưới mức 1,3531, nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời ở 1,3497 và 1,3474.
Vùng hỗ trợ S1: 1,3497
Vùng cản R1: 1,3553
Thuật ngữ
Long: Lệnh mua
Short: Lệnh bán