Các đồng tiền liên quan đến hàng hóa đang bùng nổ mạnh mẽ ngày hôm nay.
Nhưng USD/CAD lại giảm mạnh.
Liệu cặp tiền này có thể tăng trở lại trước thềm công bố các dữ liệu của Mỹ và Canada?
Sau đây là những tin tức đã tác động đáng kể đến thị trường trong phiên giao dịch vừa qua:
GDP của Mỹ trong quý II/2023 tăng 2,1% (như mức dự báo và thấp hơn mức,22% trong quý I). Chỉ số giá PCE tăng 2,5% theo quý như dự báo; Chỉ số PCE cốt lõi tăng theo 3,7% theo quý như dự báo.
Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tại Mỹ đạt 204 nghìn (so với mức dự báo 205 nghìn và mức 202 nghìn của tuần trước).
Doanh số nhà chờ bán giảm theo tháng là 7,1% (so với mức dự báo tăng 0,2% và mức tăng 0,5% của tháng trước.)
Thành viên FOMC Goolsbee nhận định, có thể giảm lạm phát mà không xảy ra suy thoái.
Chỉ số CPI cốt lõi của Tokyo trong tháng 9 tăng 2,5% so với cùng kỳ năm ngoái (so với mức dự báo 2,6% và mức 2,8% trong tháng 8) khi hoạt động chi tiêu tiêu dùng hạ nhiệt.
Tỷ lệ thất nghiệp tháng 8 tại Nhật Bản vẫn ở mức 2,7% (so với mức dự báo 2,6%) khi số người thất nghiệp tăng 10 nghìn.
Doanh số bán lẻ Nhật Bản trong tháng 8 vẫn tăng 7,0% so với cùng kỳ năm ngoái (mức dự báo 6,6%); hoạt động bán lẻ hàng tháng tăng 0,1% sau khi tăng 2,2% trong tháng 7.
Khoản vay của khu vực tư nhân Australia tăng tốc từ 0,3% hàng tháng lên 0,4% trong tháng 8.
Niềm tin người tiêu dùng Nhật Bản tiếp tục xấu đi tháng thứ hai liên tiếp, giảm từ 36,2 xuống 35,2 trong tháng 9, với tất cả các chỉ số phụ đều giảm.
Số nhà mới xây tại Nhật Bản trong tháng 8 giảm 9,4% so với cùng kỳ năm ngoái (so với mức dự báo giảm 8,7% và mức giảm 6,7% của tháng 7); số công trình xây dựng mới giảm ở tất cả các hạng mục bao gồm sở hữu, cấp phát, thuê và xây dựng theo quy mô.
Sự thoái lui là xu hướng chủ đạo trong phiên giao dịch châu Á và đầu phiên giao dịch tại Anh, khi các xu hướng trong tuần đều ghi nhận sự thoái lui. Làn sóng bán tháo trái phiếu toàn cầu giảm bớt, và dầu thô cũng như dollar Mỹ đã lấy lại phần nào đà tăng.
Điều này cũng giúp cải thiện tâm lý thị trường khi dữ liệu tăng trưởng giá gần đây tại Eurozone cho thấy giá tiêu dùng đã tăng chậm lại. Điều này có nghĩa là ECB sẽ chịu ít áp lực hơn trong việc tăng lãi suất – động thái có thể bóp nghẹt tăng trưởng kinh tế.
Một môi trường giao dịch thân thiện với rủi ro đang hỗ trợ các tài sản rủi ro như AUD và NZD. Cả hai loại tiền hàng hóa này đều tăng giá, nhưng NZD nhỉnh hơn đôi chút so với AUD.
Phê duyệt thế chấp và cho vay cá nhân của Vương quốc Anh (08:30 GMT)
Ước tính sơ bộ CPI cốt lõi của Eurozone (09:00 GMT)
GDP hàng tháng của Canada (12:30 GMT)
Chỉ số PCE cốt lõi của Mỹ (12:30 GMT)
Thu nhập và chi tiêu cá nhân của Mỹ (12:30 GMT)
Chỉ số PMI Chicago (13:45 GMT)
Báo cáo Tâm lý người tiêu dùng của Đại học Michigan (14:00 GMT)
Các nhà giao dịch sẵn sàng chấp nhận rủi ro và bán tháo đồng USD ngay hôm nay! Trong khi đồng AUD và NZD hưởng lợi từ tâm lý chấp nhận rủi ro, các nhà giao dịch cũng không bỏ quên đồng CAD.
USD/CAD hôm nay đang giao dịch gần mức 1,3430, thấp hơn nhiều so với mức cao nhất trong ngày trên ngưỡng 1,3500.
Có thể thấy, cặp tiền này đã vượt qua mức S2 (1,3450) của đường Pivot Point và có vẻ đang hướng tới mức thấp trước đó là 1,3425.
Điều thú vị là vùng 1,3420 theo dõi mức độ biến động trung bình hàng ngày 65 pip của USD/CAD. Nếu đợt bán tháo của cặp tiền mất đà, điều đó sẽ xảy ra tại khu vực này.
Dữ liệu công bố ngày hôm nay của Mỹ và Canada có thể sẽ quyết định mức giá USD/CAD có thể giảm xuống. Các thị trường kỳ vọng PCE cốt lõi của Mỹ - thước đo lạm phát ưa thích của FED - sẽ duy trì mức tăng 0,2% hàng tháng và ghi nhận mức tăng vừa phải đối với chi tiêu cũng như thu nhập tiêu dùng trong tháng.
Trong khi đó, GDP của Canada có thể ghi nhận mức tăng 0,1% sau khi giảm 0,2% trong tháng 6.
Nếu các báo cáo kinh tế ngày hôm nay nêu bật xu hướng diều hâu của FED thì USD/CAD có thể tăng cao hơn và quay trở lại các điểm uốn như 1,3450 hoặc 1,3470.
Nhưng nếu các nhà giao dịch ở Mỹ và cuối phiên London nghiêng về bên bán USD, thì USD/CAD có thể giảm xuống mức tâm lý chính là 1,3400.
Thanh Hiệp-Theo babypips