Mỹ sắp công bố báo cáo lạm phát mới nhất. Liệu điều này sẽ ảnh hưởng thế nào đến xu hướng giảm trong ngắn hạn của NZD/USD?
Sau đây là những tin tức đã tác động đáng kể đến thị trường trong phiên giao dịch vừa qua:
Tại một hội nghị, Thống đốc Ngân hàng Dự trữ Australia (RBA) Michele Bullock chia sẻ rằng, bà không nghĩ RBA đang tụt hậu trong cuộc chiến chống lạm phát cao.
Chỉ số chủ đạo Australia của Westpac đã tăng 2,7% trong tháng 12 (sau khi giảm 2,6% trong tháng 11); việc RBA tạm dừng tăng lãi suất đã làm giảm bớt lo ngại về việc ngân hàng trung ương này sẽ tiếp tục thắt chặt.
Giá sản xuất tháng 11 của Nhật Bản tăng 0,3% so với cùng kỳ năm ngoái (cao hơn mức dự báo 0,1% nhưng thấp hơn mức 0,9% trong tháng 10), và đánh dấu tháng tăng chậm nhất kể từ tháng 2/2021.
Khảo sát của NAB cho thấy, niềm tin kinh doanh tại Australia trong tháng 11 giảm 6 điểm xuống mức -9, điều kiện kinh doanh cũng giảm 4 điểm xuống -9; theo NAB, “nếu không tính thời kỳ đại dịch, niềm tin kinh doanh đang ở mức thấp nhất kể từ 2012.”
Chỉ số giá bán buôn của Đức đạt mức giảm theo tháng 0,2% (so với mức dự báo giảm 0,1% và mức giảm 0,7% trong tháng trước).
Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tại Anh trong tháng 11 tăng từ 8,9 nghìn lên 16 nghìn; tỷ lệ thất nghiệp ổn định ở mức 4,2% như dự kiến, tiền lương trung bình 3 tháng tăng 7,2% (thấp hơn mức dự báo 7,7% và mức 8,0% trong kỳ trước).
Đồng bảng Anh đã ghi nhận một số biến động sau khi Vương quốc Anh công bố số liệu việc làm tháng 11.
Tỷ lệ thất nghiệp ổn định ở mức 4,2% như dự kiến. Tuy nhiên, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp gần như tăng gấp đôi trong khi mức lương trung bình trong 3 tháng tăng thấp hơn so với kỳ vọng của thị trường.
Dữ liệu việc làm yếu của Vương quốc Anh có thể khiến Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) khó có thể đưa ra quan điểm diều hâu vào thứ Năm. Điều này đã ảnh hưởng đến diễn biến giá của GBP.
GBP đã giảm so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt khác, trừ USD. Mức giảm mạnh nhất là với JPY, NZD và AUD.
Chỉ số tâm lý kinh tế Eurozone của ZEW (10:00 GMT)
Chỉ số tâm lý kinh tế Đức của ZEW (10:00 GMT)
Chỉ số CPI của Mỹ (13:30 GMT)
Tài khoản vãng lai New Zealand (21:45 GMT)
Chỉ số Tankan của Nhật Bản (23:50 GMT)
Tâm lý chấp nhận rủi ro gia tăng vào đầu tuần đã nâng NZD/USD lên từ mức thấp nhất tháng 12 là 0,6100.
Hãy xem xét kỹ hơn về cặp tiền này, khi nó chạm vào ngưỡng kháng cự của đường xu hướng 0,6160, đánh dấu đỉnh của kênh giá giảm dần trong khung thời gian 15 phút.
Lần kiềm tra lại đầu tiên đối với đường xu hướng đã khiến NZD/USD giảm về mức 0,6140. Nhưng có vẻ mức R2 (0,6150) đang đóng vai trò là mức hỗ trợ trên biểu đồ.
Một báo CPI mạnh hơn dự kiến của Mỹ có thể cho thấy, liệu NZD/USD có nới rộng xu hướng giảm trong tháng 12 hay không?
Các nhà đầu tư kỳ vọng, chỉ số CPI toàn phần hàng tháng sẽ đi ngang, trong khi CPI hàng năm giảm từ 3,2% xuống 3,1%. Tuy nhiên, lạm phát cốt lõi được dự báo sẽ ổn định.
Nếu báo cáo CPI mạnh hơn dự kiến, chúng ta có thể chứng kiến, môi trường có lợi cho USD kéo NZD/USD xuống các mức điểm xoay thấp hơn.
Nhưng nếu số liệu lạm phát của Mỹ yếu đi, đủ để thúc đẩy kỳ vọng của thị trường về khả năng FED cắt giảm lãi suất, chúng ta có thể chứng kiến một môi trường thân thiện với rủi ro hơn, gây sức ép lên đồng USD và đẩy NZD/USD vượt lên trên kênh giá giảm dần.
Các mức được quan tâm trước đây là 0,6175 và 0,6200 có thể thu hút nhà đầu tư phe mua trong trường hợp tâm lý né tránh đồng USD lan rộng. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể chứng kiến các động thái chốt lời, hoặc tâm lý chờ đợi trước khi Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) – cơ quanh hoạch định chính sách của FED đưa ra tuyên bố chính thức trong cuộc họp tuần này.
Một cách khả thi để giao dịch với tình hình hiện nay là chờ đợi một sự đột phá rõ ràng, được hỗ trợ bởi các động lực cơ bản. Hãy chú ý đến khả năng xảy ra tình trạng break and retest (phá vỡ và hồi lại), đặc biệt là nếu NZD/USD đột phá lên trên kênh giá, sau báo cáo CPI của Mỹ và trước quyết định của FED.
Thanh Hiệp-Theo babypips