Phần lớn các cặp tiền chủ chốt đều ở trong trạng thái củng cố trong phiên ngày hôm nay.
Liệu NZD/USD có thể tạo ra một sự đột phá?
Sau đây là những tin tức đã tác động đáng kể đến thị trường trong phiên giao dịch vừa qua:
Ngân hàng Trung ương Canada (BOC) giữ nguyên lãi suất ở 5,0% như dự kiến, khi có dấu hiệu cho thấy nhu cầu đã hạ nhiệt, tuy nhiên vẫn sẵn sàng tăng trở lại nếu cần thiết.
Chỉ số PMI dịch vụ Mỹ của ISM tăng từ 52,7 lên 54,5 trong tháng 8, vượt mức dự báo 52,5, cho thấy tốc độ mở rộng nhanh hơn.
Doanh số sản xuất New Zealand đạt mức tăng hàng quý là 0,2% trong quý II/2023, sau mức sụt giảm 2,5% trong quý I.
Thặng dư thương mại tháng 7 của Australia thu hẹp xuống 8,04 tỷ AUD, khi xuất khẩu giảm 2,0% còn nhập khẩu tăng 2,5%.
Thặng dư thương mại tháng 8 của Trung Quốc giảm từ 80,6 tỷ USD xuống 68,4 tỷ USD khi xuất và nhập khẩu tiếp tục giảm.
Quan chức Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ Nakagawa nói rằng, việc duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng là phù hợp khi kinh tế Nhật Bản vẫn chưa đạt được mức lạm phát mục tiêu một cách bền vững và ổn định.
Sản lượng công nghiệp tháng 7 của Đức đạt mức giảm theo tháng 0,8%, so với dự báo giảm 0,4% và mức giảm 1,5% trong tháng 6.
Chỉ số Halifax HPI của Anh giảm 1,9% trong tháng 8 – đánh dấu mức giảm theo tháng lớn nhất kể từ tháng 11/2022, thay vì tăng 0,1% như dự báo, do tác động của lãi suất cao hơn.
Đồng USD nhận được sự hỗ trợ đáng kể trong phiên giao dịch tại New York, khi chỉ số PMI dịch vụ Mỹ của ISM tăng vượt dự kiến, củng cố kỳ vọng FED sẽ tăng lãi suất.
Tiếp sau đó, rất nhiều cặp tiền ghi nhận diễn biến đi ngang trong phiên châu Á. Một báo cáo cán cân thương mại kém khả quan từ Trung Quốc cho thấy, hoạt động xuất và nhập khẩu của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tiếp tục sụt giảm mạnh.
Đồng bảng Anh đã giảm so với dollar Mỹ vào đầu phiên châu Âu, sau báo cáo của Halifax cho thấy giá nhà tại Anh đã giảm 1,9% do lãi suất cao hơn.
Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp (12:30 GMT)
Chỉ số PMI Canada Ivey (14:00 GMT)
Thành viên FOMC Patrick Harker có bài phát biểu (14:00 GMT)
Thống đốc BOC Macklem có bài phát biểu (17:55 GMT)
Cặp tiền đang dao động qua lại giữa mức hỗ trợ ở quanh ngưỡng 0,5879 và mức kháng cự ở mốc tâm lý chính 0,5900.
Một đợt kiểm tra mức trần trong ngắn hạn dường như đang được tiến hành, và việc phá vỡ lên trên mức này có thể đủ cho NZD/USD tăng giá tương đương với mô hình chữ nhật.
Nếu đúng như vậy, tỷ giá có thể kiểm tra các mức kháng cự tiếp theo tại R1 (0,8920) hoặc R2 (0,8940), tùy vào mức độ biến động.
Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu của Mỹ có thể là động lực thị trường cần chú ý, bởi các số liệu bất ngờ có thể đẩy đồng dollar Mỹ tăng mạnh hơn.
Đặc biệt, một sự gia tăng vượt dự kiến của số liệu này có thể giúp USD nối lại đà tăng, kéo NZD/USD xuống dưới phạm vi hỗ trợ và mức sàn ở S1 (0,5850).
Đừng quên mức độ biến động trung bình của NZD/USD khi giao dịch loại tiền này!
Thanh Hiệp-Theo babypips