New Zealand chuẩn bị công bố báo cáo kỳ vọng lạm phát hàng quý.
Hãy quan sát các điểm uốn lân cận trên biểu đồ giá NZD/USD để xem các mức hỗ trợ có được giữ vững hãy không?
Sau đây là những tin tức đã tác động đáng kể đến thị trường trong phiên giao dịch vừa qua:
Mức thu nhập tiền mặt trung bình tại Nhật Bản trong tháng 6 đã tăng 2,3% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn mức dự báo 3,0%. Chi tiêu hộ gia đình giảm 4,2% so với cùng kỳ năm ngoái, sau khi giảm 4,0% trong tháng trước đó.
Chỉ số tâm lý người tiêu dùng Australia theo khảo sát của Westpac giảm 0,4% trong tháng 7, sau động thái ngừng tăng lãi suất của Ngân hàng Dự trữ Australia (RBA). Trong tháng trước, chỉ số ghi nhận mức tăng 2,7%.
Chỉ số niềm tin kinh doanh theo khảo sát của NAB tăng từ mức -1 trong tháng 6 lên +2 trong tháng 7, cho thấy tình hình đã dần được cải thiện.
Thặng dư thương mại của Trung Quốc tăng từ 70,6 tỷ USD lên 80,6 tỷ USD trong tháng 7, cao hơn mức dự báo 70,8 tỷ USD. Xuất khẩu giảm 14,5% so với cùng kỳ năm ngoái trong khi nhập khẩu giảm 12,4%.
Chỉ số tâm lý kinh tế Nhật Bản tăng từ 53,6 lên 54,4 trong tháng 7, cao hơn mức dự báo 54,0.
Sau khi dành phần lớn thời gian trong phiên giao dịch trước để củng cố vị thế, các cặp tiền dollar Australia đã chuyển sang xu hướng giảm trong phiên giao dịch ngày hôm nay tại châu Á.
Trung Quốc đã công bố số liệu thặng dư thương mại mạnh mẽ, nhưng các thành phần của báo cáo cho thấy, mức thặng dư lớn hơn, đơn giản chỉ là kết quả của sự sụt giảm mạnh của cả xuất và nhập khẩu.
Cho đến nay, chính phủ và ngân hàng trung ương Trung Quốc vẫn im lặng về các biện pháp kích thích. Điều này có lẽ là lý do khiến các đồng tiền có mức độ rủi ro cao chịu ảnh hưởng nặng nề.
Thành viên FOMC Patrick Harker có bài phát biểu lúc 12:15 GMT
Cán cân thương mại Canada lúc 12:30 GMT
Cán cân thương mại Mỹ lúc 12:30 GMT
Chỉ số CPI và PPI Trung Quốc lúc 01:30 GMT (9/8)
Kỳ vọng lạm phát hàng quý New Zealand lúc 3:00 GMT (9/8)
Cặp tiền đang giao dịch ở ngay trên mức hỗ trợ đã được giữ vững kể từ đầu tháng.
Liệu lần này nó có bị phá vỡ?
Đồng dollar New Zealand sẽ chịu tác động từ nhiều yếu tố, từ số liệu lạm phát tháng 7 của Trung Quốc, cho tới kỳ vọng lạm phát hàng quý tại New Zealand.
Số liệu tại Trung Quốc có thể cho thấy áp lực lạm phát yếu hơn tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, buộc chính phủ và ngân hàng trung ương nước này phải công bố các biện pháp kích thích mới.
Trong khi đó, kỳ vọng lạm phát gia tăng tại New Zealand có thể làm sống lại khả năng RBNZ thắt chặt chính sách tiền tệ, cho phép NZD/USD gia tăng trở lại.
Trong trường hợp đó, cặp tiền này có thể phục hồi về khu vực S1 (0,6090), gần mức tâm lý quan trọng 0,6100. Một đợt tăng mạnh hơn thậm chí có thể đẩy tỷ giá lên mức cao gần R2 (0,6130).
Tuy nhiên, hãy coi chừng một đợt bán tháo mạnh, nếu cặp tiền phá vỡ xuống dưới S3 (0,6060) tùy thuộc vào phản ứng của thị trường với các sự kiện quan trọng sắp tới.
Investo - Trang tin tức chứng khoán thế giới hàng đầu Việt Nam.
Thanh Hiệp-Theo babypips