Thị trường chứng khoán toàn cầu đang phải hứng chịu một đợt khủng hoảng, và trong khi dư chấn của nó vẫn chưa lan tỏa đến Mỹ thì các nhà đầu tư cũng đang ngày càng lo lắng về khả năng bảo hộ những chỉ số chứng khoán chuẩn khỏi tình hình hỗn loạn ở ngoài ngước Mỹ của nền kinh tế nội địa nước này.
Thị trường mới nổi đã trở thành một trong những rủi ro rõ ràng nhất đối với Phố Wall, và các nhà phân tích thì lo ngại rằng vô số vấn đề của các nền kinh tế này sẽ bắt đầu gây ảnh hưởng sang các khu vực khác trên thế giới và cuối cùng là Mỹ.
Có hàng loạt các vấn đề đang xảy ra đối với các nền kinh tế mới nổi, trong đó có cả tai họa tầm quốc gia như tình trạng suy thoái ở Nam Phi, mức nợ và lạm phát cao ở Thổ Nhĩ Kỳ, tình hình chính trị bất ổn ở Brazil và ngân hàng trung ương của Argentina thì tăng lãi suất lên đến 60% để ngăn chặn cuộc khủng hoảng tiền tệ. Nhìn chung, các thị trường này phải chịu sức ép từ một đồng đô la đang tăng giá – đó là một trở ngại cho nhiều thị trường mới nổi vay mượn đồng bạc xanh và rồi phải đối mặt với việc phục vụ cho các khoản nợ đó với chi phí cao hơn bằng chính loại tiền tệ của họ, làm chậm tăng trưởng.
Mối đe dọa của một cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và các đối tác thương mại lớn của nó, đặc biệt là Trung Quốc, đã làm trầm trọng thêm tình hình đó bằng cách thúc đẩy các nhà đầu tư tìm cách trú ẩn tài sản vào đồng đô la, làm gia tăng lượng tiền dự trữ của thế giới.
Những vấn đề này vẫn chưa biến mất, ngay cả khi có những lúc chúng bị chìm xuống. Trên thực tế, chúng dường như có thể bùng nổ khi mà hy vọng về một thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung.
“Các nhà đầu tư toàn cầu dường như đang ở trong chế độ ‘từ bỏ rủi ro’ và ngày càng lo ngại về tác ảnh hưởng liên đới từ các thị trường mới nổi, yếu tố định giá đồng đô la Mỹ và tác động từ lãi suất cao của Mỹ”, một nhóm các nhà phân tích tại JPMorgan Chase & Co. viết vào ngày 6 tháng 9. “Thế tiến thoái lưỡng nan phía trước là liệu các thị trường/giá trị mới nổi đang phô ra 'tiềm năng chưa trỗi dậy' hay chỉ là 'cái bẫy giá trị'?”
Jon Harrison, giám đốc quản lý chiến lược vĩ mô tại TS Lombard đã viết rằng ông có một “quan điểm cực kỳ tiêu cực” về các thị trường mới nổi khi nói đến các rủi ro mang tính lây lan của “khủng hoảng trong khủng hoảng”.
“Cuộc xung đột thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc đã tạo ra mối đe dọa lớn nhất đối với tăng trưởng toàn cầu. Trung Quốc có thể phản ứng bằng cách làm giảm giá đồng nhân dân tệ, và điều này sẽ gây ra tình trạng rối loạn phân phối nghiêm trọng trên thị trường”, ông viết.
Trong khi nền chứng khoán của các thị trường mới nổi có hiệu suất mạnh mẽ nhất trong năm 2017, thì chúng lại bị sụp đổ trong năm nay. Chỉ số MSCI của các thị trường mới nổi đã rơi vào trạng thái giá xuống vào ngày thứ Năm, với định nghĩa thường quy là mức giảm phải ít nhất 20% so với mức đỉnh gần đây. Chỉ số Vanguard FTSE Emerging Market ETF VWO, -0,44% - một trong những kênh phổ biến nhất cho các nhà đầu tư tiếp xúc với khu vực này, đã giảm 3,3% trong tuần này, tuần tệ nhất kể từ hồi tháng Ba. Tính từ đầu năm đến nay, nó đã giảm hết 11,5%.
Điều này trái ngược với tình hình ở Mỹ, khi các chỉ số chính của nước này đứng gần mức cao nhất mọi thời đại. Chỉ số Bình quân Công nghiệp Dow Jones DJIA, -0,31% tăng 5,2% trong năm nay, trong khi S&P 500 SPX, -0,22% đã tăng 7,7% và Chỉ số Tổng hợp Nasdaq COMP, -0,25% đã tăng gần 15%. Đó là còn chưa kể đến các sự việc lộn xộn gần đây.
“Một trạng thái cân bằng đáng lo ngại đang chiếm ưu thế. Nếu sự bất định vĩ mô tồn tại càng lâu dài, thì nguy cơ mất niềm tin kinh doanh dẫn đến làm giảm chi tiêu cho đầu tư càng lớn. Theo quan điểm của chúng tôi, các tài sản rủi ro đã tính gộp luôn cả những nhược điểm lớn rồi,” Richard Turnill, nhà chiến lược đầu tư toàn cầu của BlackRock nói. “Chúng tôi dự đoán triển vọng sẽ vẫn còn u ám trong ngắn hạn.”
Sự khác biệt giữa hiệu suất cổ phiếu của thị trường Mỹ và thị trường mới nổi trong năm nay đã trở nên rõ rệt. Theo Tập đoàn Đầu tư Bespoke, sự phân hóa giữa các thị trường mới nổi và Mỹ đang ở mức cao nhất trong 14 năm, và khi mà trong quá khứ thường sẽ có một giai đoạn sửa đổi trung bình sau khi xảy ra tình trạng cực đoan kiểu như thế này, Deutsche Bank gần đây lại viết rằng các vấn đề ở các thị trường mới nổi quá nghiêm trọng đến nỗi sẽ không có sự phục hồi nào trong tương lai.
Melissa Brown, giám đốc điều hành nghiên cứu ứng dụng tại công ty dữ liệu Axioma, gần đây đã tính toán rằng “sự hỗn loạn” ở các thị trường mới nổi khiến chúng có rủi ro cao hơn 80% so với các thị trường phát triển, tăng từ con số chỉ có 20% trong tuần trước.
Trưởng nhóm chiến lược Marshall Gittler tại ACLS Global có viết rằng sự phân hóa giữa mức biến động của thị trường phát triển và mức biến động của thị trường mới nổi “đã lên đến mức chỉ xuất hiện hồi trước kia trong các cuộc khủng hoảng lớn”, một xu hướng mà ông nói là "hoàn toàn do” sự gia tăng biến động trong thị trường mới nổi.
Mặc dù vậy, ông nói rằng điều này không hẳn là điềm báo trước cho “bất kỳ thương tổn lớn nào” đối với các thị trường phát triển, vì khi sự phân hóa này xảy ra trong quá khứ, “nó đã được dung hòa lại do biến động của thị trường mới nổi giảm xuống, chú không phải do biến động của thị trường phát triển tăng lên.”
Nhiều nhà đầu tư vẫn lạc quan rằng các thị trường mới nổi đang sẵn sàng phục hồi, đặc biệt nếu có những dấu hiệu tiến triển về mặt thương mại. Cả JPMorgan và BlackRock gần đây đều đã đánh giá thị trường mới nổi đang có xu hướng tăng giá, và vào thứ Sáu, Viện Đầu tư Wells Fargo cũng đã nâng đánh giá của họ về các thị trường mới nổi từ mức trung lập lên mức tốt.
Họ còn cho biết thêm rằng các doanh nghiệp thuộc thị trường mới nổi được kỳ vọng sẽ có mức tăng trưởng thu nhập cao hơn so với các doanh nghiệp Mỹ ở 9 trong số 11 lĩnh vực chứng khoán chính.
Tuần sắp tới
Ngoài các vấn đề liên quan đến thị trường mới nổi và thương mại, các nhà đầu tư sẽ được cung cấp nhiều dữ liệu kinh tế mà có thể thúc đẩy xu hướng thị trường trong tuần tới. Những số liệu trong tháng 8 về giá sản xuất và giá tiêu dùng sẽ được công bố vào ngày thứ Tư và thứ Năm, trong khi đó những nhà bán lẻ có thể tập trung vào dữ liệu bán hàng và tâm lý tiêu dùng vào ngày thứ Sáu. Lĩnh vực công nghệ cũng sẽ được nằm trong tâm điểm sau tuần tồi tệ nhất của mảng này trong nhiều tháng.
Cuối cùng, báo cáo Beige Book của Cục Dự trữ Liên bang sẽ được phát hành vào ngày thứ Tư, trong đó cung cấp những bằng chứng bên lề mới nhất về các điều kiện kinh tế ở Mỹ. Cả ngân hàng Anh và ngân hàng Trung ương châu Âu đều dự kiến sẽ có cuộc họp nội bộ riêng vào tuần tới.
Đăng Khoa - Theo MarketWatch