logo
Theo dõi investo trên google news

thứ tư, 07/10/2020

Cổ Phiếu Mastercard Khó Lòng Duy Trì Mức Giá Hiện Nay

Cổ phiếu của Mastercard (NYSE:MA) tăng 66% so với mức đáy tháng 3. Có vẻ như giờ đây, mọi yếu tố thuận lợi đã được tính hết vào giá của MA. Cổ phiếu này tăng từ mức đáy gần đây 203 USD lên 338 USD; trong khi đó S&P tăng khoảng 50%.

Các nhà đầu tư giờ đây tin rằng nhu cầu tiêu dùng sẽ phục hồi trong những tháng tới. Nhờ đó, MA được ưa chuộng và có hiệu suất vượt trội so với thị trường chung. Làn sóng chốt lời khiến thị trường đi xuống kể từ đầu tháng 9, cổ phiếu MA giảm 6% trong cùng kỳ. Tuy nhiên, hiện tại giá cổ phiếu MA vẫn cao hơn 14% so với mức được ghi nhận vào cuối năm 2019.

Cổ phiếu của Mastercard (NYSE:MA) tăng 66% so với mức đáy tháng 3. Cổ phiếu của Mastercard (NYSE:MA) tăng 66% so với mức đáy tháng 3

Mức định giá của cổ phiếu Mastercard được đánh giá cao

Giá cổ phiếu Mastercard gần như trở lại mức tháng Hai, thời điểm virus corona trở thành đại dịch. Và dường như điều này giúp cổ phiếu MA có được mức định giá cao ngất ngưởng. Trên thực tế, nhu cầu và doanh thu có thể sẽ thấp hơn năm ngoái.

Tăng trưởng trong 3 năm qua có được một phần là nhờ doanh thu của hãng tăng khoảng 57% từ năm 2016 đến 2019. Như vậy, thu nhập ròng của Mastercard tăng tới 100%. Thu nhập ròng năm 2017 giảm xuống chủ yếu do hãng phải chịu thuế thu nhập cao hơn theo Đạo luật thuế Hoa Kỳ. Hơn nữa, biên lợi nhuận ròng tăng từ 37,7% trong năm 2016 lên 48,1% vào năm 2019 do chi phí quản lý và quảng cáo chiếm tỷ trọng nhỏ hơn trong doanh thu.

Mastercard (MA) khó có khả năng phất lên

Dù doanh thu và thu nhập tăng trưởng ổn định trong những năm gần đây, hệ số P/E của công ty vẫn đều đặn tăng lên. Cổ phiếu này khó có khả năng phất lên mạnh mẽ sau đợt phục hồi gần đây.

Hệ số P/E của Mastercard tăng từ khoảng 27 lần trong năm 2016 lên 42 lần ở thời điểm hiện tại. Điều này là minh chứng cho thấy nguy cơ giảm giá khá cao; bởi MA hiện tại đang có mức định giá cao ngất ngưởng.

Đâu là nguyên nhân có thể khiến giá cổ phiếu Mastercard giảm xuống?

Mastercard là một gã khổng lồ trong lĩnh vực xử lý thanh toán. Doanh thu của công ty đến từ phí xử lý giao dịch và các dịch vụ khác. Cụ thể, khoảng 22% doanh thu của Mastercard đến từ phí quốc tế; và 34% doanh thu từ phí xử lý giao dịch.

Do các lệnh hạn chế đi lại trong Q1 và Q2 năm nay, cả hai nguồn doanh thu này đều bị ảnh hưởng nặng nề. Trong Q2/2020, doanh thu của công ty này giảm 19% so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, khi lệnh hạn chế được nới lỏng ở hầu hết các nơi trên thế giới trong Q3 và Q4, tình hình kinh tế cũng khởi sắc. Điều này được thể hiện qua dữ liệu chi tiêu của người tiêu dùng được công bố gần đây. Trong tháng 5,6 và 7, tăng trưởng chi tiêu hàng năm lần lượt là 8,5%, 5,6% và 1,9%. Mặc dù vậy, có khả năng sẽ mất một khoảng thời gian khối lượng giao dịch mới phục hồi về mức trước Covid và kết quả của Mastercard trong Q3 có thể sẽ thấp hơn so với cùng kỳ năm trước.

Thu Trang – Theo Nasdaq

 

Investo - Kênh thông tin chứng khoán Mỹ và chứng khoán thế giới hàng đầu Việt Nam. Theo dõi thêm tin tức về các cổ phiếu tiềm năng và thông tin thị trường tài chính khác tại Investo.
Chủ đề:

Ý kiến

Cùng chuyên mục

TheBrokers.vn_Banner_363×680.png