WTO được biết đến là tên viết tắt của một tổ chức quốc tế có quy mô hoạt động trên toàn thế giới. Bên cạnh đó cũng được nhắc đến rất thường xuyên trên các diễn đàn và trang thông tin kinh tế. Vậy WTO là gì? WTO hoạt động với mục đích và nguyên tắc như thế nào? Xem ngay các nội dung dưới đây để tìm hiểu kỹ hơn về tổ chức này!
WTO là tên viết tắt của tổ chức nào hiện nay? WTO là tên viết tắt của World Trade Organization - Tổ chức Thương mại Thế giới. Tổ chức này được thành lập chính thức vào năm 1995 và có trụ sở đặt tại Geneva, Thụy Sĩ. Đây là một tổ chức quốc tế có sự tham gia của rất nhiều quốc gia trên thế giới. 95% hoạt động thương mại quốc tế đang diễn ra hiện nay đều được điều chỉnh bởi các Hiệp định của tổ chức này.
Tuy nhiên, lịch sử hình thành WTO vốn khởi phát từ rất lâu, bởi được kế tục từ Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT). Hiệp định này được ký kết giữa 23 quốc gia vào năm 1947 với mục tiêu tăng cường giao lưu thương mại thông qua việc cắt giảm hàng rào bảo hộ ở mỗi quốc gia thành viên. Bắt đầu từ năm 1947, 23 nước tham gia GATT đã tiến hành 8 vòng đàm phán. Đến năm 1945, WTO mới chính thức thành lập để thay thế cho GATT.
WTO là gì? WTO là Tổ chức Thương Mại Quốc Tế đã được thành lập từ năm 1995Tính đến ngày 29 tháng 7 năm 2016, Tổ chức Thương mại Thế giới có 164 thành viên. Thành viên WTO là các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ tự trị về quan hệ ngoại thương trên thế giới. Trong tương lai, số lượng thành viên tham gia vào tổ chức sẽ tiếp tục tăng lên và đó cũng là một trong những mục tiêu của WTO.
WTO có bao nhiêu thành viên? Tính tới năm 2016, tổ chức có 164 quốc gia tham giaMục đích thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới là thiết lập tự do hoá thương mại và đẩy mạnh kinh doanh quốc tế. Đồng thời xây dựng một hệ thống pháp lý chung làm căn cứ để mọi thành viên WTO hoạch định và thực hiện các chính sách thương mại. Từ đó mở rộng sản xuất, thương mại hàng hoá và dịch vụ giúp nâng cao mức sống, tạo thêm việc làm ở mỗi quốc gia. WTO hoạt động dựa trên một số nguyên tắc dưới đây.
Nguyên tắc tối huệ quốc và đối xử quốc gia có nội dung như thế nào? Mục đích đề ra nguyên tắc này của WTO là gì? Đây là nguyên tắc hoạt động hướng đến sự công bằng, bình đẳng trong thương mại giữa các nước thành viên. Cụ thể như sau:
Nguyên tắc mở rộng tự do hóa thương mại quy định mọi thành viên phải cam kết cắt giảm thuế quan và không sử dụng biện pháp phi thuế quan (trừ một số trường hợp đặc biệt được phép) để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu và nhập khẩu.
Theo đó, trong quá trình đàm phán, mỗi quốc gia thành viên WTO phải thỏa thuận cụ thể nội dung về việc hạn chế, loại bỏ biện pháp thuế quan, phi thuế quan và lộ trình thực hiện chi tiết. Đồng thời phải mở cửa thị trường trong nước cho hàng hoá, dịch vụ và đầu tư nước ngoài.
Có thể thấy mỗi nguyên tắc được WTO đề ra đều có những mục đích và ý nghĩa riêng. Vậy nguyên tắc cạnh tranh công bằng có nội dung như thế nào và mục đích của WTO là gì?
Nguyên tắc này quy định các quốc gia thành viên được cạnh tranh tự do, công bằng, bình đẳng trong những điều kiện như nhau. Theo đó, sản phẩm của một quốc gia không áp dụng mức thuế nhập khẩu khác nhau do các nước thành viên quy định.
Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nên tìm hiểu thật kỹ ý nghĩa các nguyên tắc hoạt động của WTO là gìWTO dành thêm một số quyền đối xử đặc biệt (thuận lợi và ưu đãi hơn) trong hoạt động thương mại cho các nước đang và kém phát triển. Đồng thời cho phép các nước này không phải thực hiện một số nghĩa vụ nhất định về thương mại.
Tại Điều III trong Hiệp định thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới đã trình bày rất rõ chức năng của WTO là gì, cụ thể như sau:
Cơ cấu Tổ chức Thương mại Thế giới được thiết lập gồm 3 bộ phận: Hội nghị bộ trưởng, Đại hồi đồng và Ban thư ký. Hãy xem vai trò của từng bộ phận trong WTO là gì.
Bên cạnh vấn đề WTO là gì và nguyên tắc hoạt động của WTO như thế nào, việc nắm rõ các hiệp định của tổ chức cũng cực kỳ cần thiết. Tính đến thời điểm hiện tại, các thành viên trong WTO đã ký kết khoảng 30 Hiệp định khác nhau. Các Hiệp định này được chia làm 3 nhóm, bao gồm: Hiệp định chung, Biểu cam kết riêng và Hiệp định nhiều bên.
WTO hiện có 16 Hiệp định chung, bao gồm các nguyên tắc thương mại tập trung vào 03 lĩnh vực: Thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ. Tương ứng với 3 hiệp định sau:
Các quốc gia thành viên cần nắm được nội dung của các Hiệp định WTO là gì để tuân thủ và thực hiện theo đúng cam kết.
Hiệp định chung có hiệu lực áp dụng bắt buộc đối với tất cả thành viên WTOĐây là nhóm các cam kết mở cửa thị trường của tất cả thành viên trong tổ chức WTO. Biểu cam kết WTO nêu lên các vấn đề giảm thuế quan và nội dung lộ trình mở cửa đối với từng loại hàng hóa, dịch vụ của mỗi nước. Từng thành viên WTO sẽ có bảng cam kết riêng với nội dung và lộ trình thực hiện khác nhau.
Trong WTO có các Hiệp định được ký kết riêng giữa một số thành viên. Hiệp định này chỉ có hiệu lực với những thành viên tham gia ký kết. Đây chính là Hiệp định thương mại nhiều bên. Hiện tại, trong số các Hiệp định nhiều bên đã ký, chỉ có Hiệp định về thương mại máy bay dân dụng và Hiệp định về mua sắm của chính phủ còn hiệu lực.
Có 4 nguyên tắc trong cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của WTO, bao gồm: công bằng, nhanh chóng, hiệu quả và chấp nhận được đối với những bên có liên quan. Đồng thời phải dựa trên Hiệp định về Dispute Settlement Understanding - DSU và một số Hiệp định chuyên ngành khác của tổ chức. Cơ quan phụ trách giải quyết tranh chấp chính là Đại hội đồng. Vai trò của Đại hội đồng WTO là gì trong các trường hợp này cũng đã được thể hiện rất rõ ở phần nguyên tắc hoạt động.
Quy trình giải quyết tranh chấp tiến hành như sau:
Qua cơ chế giải quyết tranh chấp trên, rất dễ dàng để nhận thấy mục tiêu của WTO là gì. WTO không chỉ bảo vệ quyền lợi cho các bên tranh chấp mà còn giúp đảm bảo 160 nước thành viên đều phải tuân thủ các quy định của WTO về thương mại quốc tế đã cam kết. Đồng thời giữ sự công bằng trong thương mại quốc tế.
Giải quyết tranh chấp là một trong những chức năng của WTOTrên đây là nội dung liên quan đến vấn đề WTO là gì, WTO có bao nhiêu thành viên, vai trò của WTO, mục đích và nguyên tắc hoạt động của tổ chức này. Có thể thấy đây là một tổ chức quốc tế đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều tiết thương mại thế giới. Hoạt động của WTO trong suốt những năm qua đã giúp các nước thành viên có điều kiện tăng trưởng và phát triển kinh tế nhanh hơn.
Huỳnh Hà