Hệ số Beta là khái niệm thường dùng trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán và phân tích tài chính. Hệ số này giúp các trader đo lường mức độ biến động của cổ phiếu hay danh mục đầu tư so với thị trường chung. Đồng thời đánh giá được mức độ rủi ro và tiềm năng sinh lời của khoản đầu tư. Để giải thích chi tiết hơn về hệ số Beta, cũng như ý nghĩa, ứng dụng trong chứng khoán, xem ngay bài viết dưới đây của Investo nhé!
Hệ số Beta (hệ số B) là hệ số dùng để đo lường mức độ biến động của một cổ phiếu hoặc quỹ đầu tư so với sự thay đổi của thị trường chung. Đây là chỉ số quan trọng trong việc đánh giá rủi ro của một khoản đầu tư. Qua đó giúp nhà đầu tư lựa chọn được cổ phiếu phù hợp với khẩu vị rủi ro của bản thân. Vì vậy mà hệ số B cũng được gọi là mức độ rủi ro.
Hệ số Beta của một mã chứng khoán được tính dựa trên dữ liệu giao dịch trong 100 phiên liên tiếp nhau với khoảng thời gian gần nhất. Nếu mã chứng khoán có dưới 30 phiên giao dịch thì không thể tính giá trị Beta. Nếu mã chứng khoán có số phiên nằm trong khoảng 30 đến 100 thì hệ số B được tính từ khi bắt đầu giao dịch đến phiên gần nhất.
Hệ số Beta được xem như thước đo rủi ro, thể hiện mức độ tương quan giữa giá cổ phiếu và biến động của thị trường chungCác công ty hay trang web chứng khoán hiện nay đều sẽ cung cấp sẵn giá trị của hệ số Beta. Giá trị của hệ số B ở mỗi trang web có thể khác nhau do cách xác định mốc thời gian để tính khác nhau. Nhà đầu tư có thể tính trung bình cộng của các kết quả để lấy giá trị gần đúng của hệ số.
Tuy nhiên, nhà đầu tư cũng nên biết công thức tính hệ số Beta của cổ phiếu để hiểu rõ về hệ số này. Cách tính hệ số B như sau:
Hệ số Beta = Cov (Ri,Rm) / Var (Rm) |
Trong đó:
Cách tính hệ số Beta của danh mục đầu tư khi đã biết hệ số của từng cổ phiếu:
Hệ số B của danh mục đầu tư = Trung bình cộng hệ số B của các cổ phiếu theo tỷ lệ nắm giữ |
Nhà đầu tư có thể tham khảo ví dụ cách tính Beta của danh mục sau đây:
Nhà đầu tư có danh mục đầu tư với 3 cổ phiếu là A (Beta = 1.5, tỷ trọng = 25%), B (Beta = 1.4, tỷ trọng = 35%) và C (Beta = 1.6, tỷ trọng = 40%). Như vậy, hệ số B của danh mục là:
1.5 x 25% + 1.4 x 35% + 1.6 x 40% = 1.505
Nếu thị trường tăng trưởng 20%, danh mục đầu tư cũng sẽ tăng 20% x 1.505 = 30.1%. Ngược lại, nếu thị trường giảm 20% thì danh mục đầu tư cũng sẽ giảm 30.1%.
Lưu ý:
Xem thêm: Đa dạng hóa danh mục đầu tư
Trong thị trường chứng khoán, hệ số B đóng vai trò quan trọng trong việc định giá tài sản vốn. Việc hiểu rõ ý nghĩa để ứng dụng hệ số B sẽ giúp nhà đầu tư đo lượng được mức độ phản ứng của cổ phiếu so với thị trường chung. Từ đó đưa ra các đánh giá về mức độ rủi ro và xác định các cơ hội đầu tư phù hợp với mục tiêu tài chính của mình.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, không phải lúc nào thị trường cũng tuân theo phân phối chuẩn về tỷ suất sinh lời của cổ phiếu. Do đó, việc sử dụng hệ số B để dự đoán xu hướng giá cổ phiếu cũng có thể gặp sau sót.
Chẳng hạn như, nếu nhà đầu tư thêm một cổ phiếu có Beta thấp vào danh mục. Nhưng cổ phiếu này có thể đang có xu hướng giảm từ từ, chậm rãi. Lúc này, độ lệch chuẩn của danh mục đầu tư bị giảm đi nhưng mức thua lỗ kỳ vọng không bị giảm.
Ngược lại, một cổ phiếu có hệ số B cao, đang trong xu hướng tăng nhanh. Khi thêm cổ phiếu này vào danh mục có thể khiến cho mức lỗ kỳ vọng của cả danh mục bị giảm đi. Mặc dù cổ phiếu này sẽ làm khả năng biến động giá của danh mục đầu tư tăng lên.
Ngoài ra, hệ số B cũng chỉ phù hợp với đầu tư ngắn hạn vì không thể cập nhật những dự báo về biến động mới của thị trường. Do đó, nhà đầu tư nên kết hợp hệ số B với nhiều chỉ số khác nhau như ROE, ROA, P/E, EBIT,... để đưa ra kết quả định giá cổ phiếu và đánh giá doanh nghiệp chính xác hơn.
Trên thị trường chứng khoán, hệ số Beta đóng vai trò quan trọng trong việc đo lường mức độ tương quan giữa giá cổ phiếu và biến động thị trường chung. Qua đó giúp nhà đầu tư đánh giá được mức độ rủi ro và lựa chọn cổ phiếu phù hợp để đầu tư. Tuy nhiên, cần nhớ rằng, hệ số B không đảm bảo tính chính xác tuyệt đối để dự đoán xu hướng giá cổ phiếu. Bởi thị trường luôn biến động khôn lường và khó có thể nắm bắt chính xác. Nhà đầu tư cần đánh giá cẩn thận, kết hợp với nhiều chỉ số khác để đưa ra quyết định đầu tư thông minh.
Huỳnh Hà