Chỉ số P/E là một trong những chỉ số quan trọng giúp cho nhà đầu tư định giá được cổ phiếu khi giao dịch. Qua đó đưa ra được những nhận định đúng về giá trị của cổ phiếu và xuống tiền đầu tư một cách đúng đắn. Trong bài viết này, hãy cùng Investo tìm hiểu về khái niệm, công thức cũng như các thông tin liên quan đến chỉ số P/E.
Chỉ số P/E (Hệ số giá trên thu nhập) là chỉ số giúp chúng ta đo lường giá trị thật của một cổ phiếu đến mức nào bằng cách so sánh giá cổ phiếu của một công ty với thu nhập trên một cổ phiếu của công ty đó.
Chỉ số P/E là gì? Đánh giá cổ phiếu thông qua P/EGiá cổ phiếu của một công ty được thúc đẩy bởi khả năng tạo ra lợi nhuận của công ty đó. Hệ số P/E so sánh trực tiếp hai yếu tố đó – giá cổ phiếu của một công ty chia cho thu nhập trên một cổ phiếu (EPS) của công ty đó (thường là trong 12 tháng gần nhất).
Hệ số P/E cung cấp cho nhà đầu tư một thước đo để xem một cổ phiếu “đắt” đến mức nào trên mỗi đô la lợi nhuận của công ty đó. Vì giá cổ phiếu bị ảnh hưởng bởi số lượng cổ phiếu đang lưu hành (có thể rất khác nhau giữa các công ty), hệ số P/E cho phép nhà đầu tư so sánh các công ty trên một cơ sở chuẩn hóa bằng cách kiểm soát số lượng cổ phiếu. Về bản chất, chỉ số này giúp chúng ta nhận biết được mức giá mà chúng ta đang phải trả để mua cổ phiếu so với mức thu lời mà nó đem lại có phù hợp hay không.
Ví dụ: Các hệ số P/E cao là tín hiệu cho thấy nhà đầu tư kỳ vọng thu nhập cao hơn trong tương lai. Vào tháng 6 năm 2019, cổ phiếu Netflix đã có hệ số P/E trên 100 lần, có nghĩa là nhà đầu tư sẵn sàng trả hơn 100 USD cho mỗi 1 USD lợi nhuận của công ty. Mức định giá này đắt hơn 5 lần so với phần còn lại của thị trường, được đo lường bởi chỉ số S&P 500. Điều này cho thấy nhà đầu tư kỳ vọng thu nhập của Netflix sẽ tăng trưởng mạnh.
Chỉ số P/E được đặt tên rút gọn theo đúng công thức tính. Nó là hệ số của phép chia với giữa giá cổ phiếu (Price) và thu nhập trên mỗi cổ phiếu (Earning Per Share):
P/E = Giá cổ phiếu / Thu nhập trên một cổ phiếu |
Trong đó:
Giá cổ phiếu của các công ty giao dịch công khai rất dễ tìm – họ cập nhật giá cổ phiếu theo thời gian thực trên các trang web quan hệ nhà đầu tư của họ, và giá cũng được cung cấp trên nhiều trang web tin tức tài chính.
Thu nhập trên một cổ phiếu không được cung cấp rõ ràng như vậy. Các công ty công bố thu nhập của họ – còn được gọi là “lợi nhuận” hoặc “thu nhập ròng” – cả hàng quý và hàng năm. Thu nhập trên một cổ phiếu cần để tính hệ số P/E là thu nhập hàng năm của công ty. Con số này có thể được tìm thấy trong báo cáo thu nhập hàng năm gần nhất của công ty, nhưng con số đó có thể đã lỗi thời vào thời điểm bạn cần.
Ví dụ: Hãy thử tính hệ số P/E của McDonald’s.
Giá cổ phiếu McDonald’s vào ngày 13 tháng 6 năm 2019 là 204 USD. Thu nhập trên một cổ phiếu của McDonald’s trong bốn quý gần nhất là:
Tổng cộng: Thu nhập trên một cổ phiếu trong 12 tháng gần nhất = 7,60 USD
Hệ số P/E = 204 USD / 7,60 USD = 26,84
Ưu và nhược điểm của chỉ số P/E
Chỉ số P/E (Price-to-Earnings Ratio) là một trong những chỉ số quan trọng giúp nhà đầu tư đánh giá giá trị cổ phiếu và xác định tiềm năng sinh lời. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm nổi bật, chỉ số này cũng có một số nhược điểm mà nhà đầu tư cần phải cân nhắc kỹ lưỡng.
Không phản ánh các yếu tố phi tài chính: P/E chỉ dựa trên dữ liệu tài chính và không tính đến các yếu tố phi tài chính như quản trị công ty, vị thế cạnh tranh, hay thay đổi trong ngành. Những yếu tố này có thể có tác động lớn đến giá trị thực sự của công ty mà chỉ số P/E không thể hiện được.
Để sử dụng chỉ số này một cách hiệu quả, nhà đầu tư cần kết hợp nó với các chỉ số tài chính khác và xem xét các yếu tố vĩ mô, vi mô trong ngành. Bên cạnh đó, cần thường xuyên cập nhật các thông tin mới nhất về thị trường và công ty để đưa ra quyết định đầu tư hợp lý.
Hệ số P/E cao hay thấp không nhất thiết là điều tốt hay xấu. Tuy nhiên, hệ số P/E của một công ty cho bạn biết các nhà đầu tư đang đánh giá công ty đó như thế nào, từ đó có thể đánh giá được lợi nhuận của công ty sẽ tăng trong tương lai, giữ nguyên hay giảm sút. Trong đó, chúng ta có thể đánh giá P/E một cách tổng quan qua 2 trường hợp:
Trong trường hợp chỉ số P/E của doanh nghiệp thấp, chúng ta có thể đưa ra những đánh giá như sau:
Trường hợp hệ số P/E cao
Tùy thuộc vào tình hình của thị trường và tình hình tài chính của công ty, khi hệ số P/E đạt ở mức cao, nhà đầu tư có thể cân nhắc đánh giá những khía cạnh:
Một mức chuẩn sẽ rất hữu ích. Đó là mức bạn có thể đem ra làm quy chuẩn so sánh để hiểu giá trị tương đối của chỉ số. Trừ khi bạn có một hệ quy chiếu để so sánh một thứ gì đó – một mức chuẩn – thì việc biết thứ gì đó là lớn hơn hay nhỏ hơn hoặc so sánh bất cứ thứ gì sẽ khó hơn nhiều.
Sử dụng một chỉ số thị trường chứng khoán làm mức chuẩn: Chúng ta có thể tính hệ số P/E của S&P 500 – cho chúng ta biết các cổ phiếu trên thị trường tổng thể “đắt” đến mức nào. So sánh hệ số P/E của một cổ phiếu với hệ số của chỉ số S&P 500 cho phép bạn hiểu hệ số P/E của cổ phiếu là tương đối cao hay thấp.
Sử dụng một lĩnh vực chứng khoán làm mức chuẩn: Bạn cũng có thể so sánh hệ số P/E của một công ty với mức trung bình của lĩnh vực công ty hoạt động. Ví dụ: so sánh hệ số P/E của Ford với P/E trung bình của các công ty ô tô giúp bạn xác định giá cổ phiếu Ford so với các công ty cùng ngành.
Sử dụng một công ty khác làm mức chuẩn: Nếu bạn đang cân nhắc giữa hai cổ phiếu để đầu tư, biết hệ số P/E của chúng chính là một cách khác để giúp bạn đưa ra quyết định. Hệ số sẽ cho bạn biết cổ phiếu nào “đắt” hơn cổ phiếu kia và cho bạn tín hiệu về những gì nhà đầu tư nghĩ về lợi nhuận trong tương lai của hai cổ phiếu.
Nếu một công ty không có lãi, thu nhập trên một cổ phiếu của công ty đó sẽ có giá trị âm. Một công ty liên tục có chỉ số P/E âm trong một thời gian dài có thể không có tình trạng tài chính tốt. Do đó nhà đầu tư cần sử dụng thêm nhiều chỉ số khác để có thể đánh giá doanh nghiệp một cách tổng quan hơn. Mong rằng bài viết này của Investo đã giúp cho các bạn có cái nhìn bao quát về hệ số P/E và ứng dụng nó vào trong giao dịch để đưa ra các quyết định sáng suốt.
Huân Hà – Theo learn.robinhood.com