Cash Flow (dòng tiền) là một thuật ngữ vô cùng quen thuộc trong lĩnh vực tài chính và kinh doanh. Thông qua những thông tin về Cash Flow, nhà đầu tư có thể đánh giá mức độ ổn định và tình hình tài chính của doanh nghiệp. Để tìm hiểu chi tiết hơn về dòng tiền là gì, phân loại, cách tính và nâng cao hiệu quả trong quản lý Cash Flow, hãy xem ngay bài viết dưới đây của Investo nhé!
Cash Flow (còn gọi là dòng tiền) là khái niệm dùng để chỉ sự luân chuyển vào, ra của tiền mặt hoặc các khoản tương đương tiền trong doanh nghiệp tại một khoảng thời gian cụ thể. Cash Flow thường được thống kê theo báo cáo chuẩn của từng tháng, từng quý hoặc từng năm.
Dựa vào số liệu của Cash Flow trong các kỳ phân tích tài chính có thể thấy được sự thay đổi về dòng tiền mặt. Nếu dòng tiền được duy trì ở mức độ ổn định thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra hiệu quả.
Cash Flow có thể là số dương hoặc số âm. Nếu số tiền chi ra nhỏ hơn số tiền thu vào thì Cash Flow có giá trị dương. Điều này cho thấy doanh nghiệp đang phát triển hoạt động kinh doanh một cách ổn định.
Ngược lại, nếu số tiền chi ra lớn hơn số tiền thu vào thì giá trị của Cash Flow sẽ âm. Doanh nghiệp đang rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính và có nguy cơ phá sản. Nhà quản lý cần phải điều chỉnh và đưa ra các phương án phù hợp để giúp hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn.
Cash Flow là gì? Cash Flow được dùng để chỉ sự luân chuyển vào, ra của tiền mặt hoặc các khoản tương đương tiền trong doanh nghiệp
Cash Flow được phân thành 3 loại chính như sau:
Cash Flow được phân chia thành 3 loại gồm dòng tiền hoạt động, đầu tư và tài chính
Cash Flow là thuật ngữ được sử dụng phổ biến khi phân tích tài chính, thể hiện hoạt động vào, ra của dòng tiền. Nhà đầu tư cần tìm hiểu về những thuật ngữ này để hiểu rõ nội dung báo cáo tài chính, cũng như đưa ra quyết định đầu tư hợp lý.
Free Cash Flow (FCF) hay còn gọi trong lĩnh vực tài chính là dòng tiền tự do, đây chính là thước đo phản ánh hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong quá trình tạo ra tiền mặt, cũng như định giá cổ phiếu. Khi hiểu rõ dòng tiền tự do là gì sẽ biết được doanh nghiệp còn lại bao nhiêu tiền để mở rộng hoạt động kinh doanh, chi trả cho các cổ đông sau khi chia cổ tức, mua lại cổ phiếu hoặc trả hết nợ.
Net Cash Flow (NCF) còn được gọi là dòng tiền thuần hay dòng tiền ròng. Vậy định nghĩa dòng tiền thuần là gì? Đây là tổng số tiền mà doanh nghiệp thu được thông qua các khoản đầu tư, kinh doanh sau khi trừ các chi phí. Việc hiểu rõ NCF là gì sẽ giúp thấy được sự chênh lệch giữa dòng tiền vào và ra tại một thời điểm nhất định.
Thông qua số liệu về Net Cash Flow là gì để đánh giá khả năng thanh toán nợ và đầu tư vào các lĩnh vực mới
Operating Cash Flow (OCF) hay còn gọi là lưu chuyển tiền thuần, là thước đo lượng tiền mặt được tạo ra từ hoạt động kinh doanh. Thông qua khái niệm về Operating Cash Flow là gì sẽ phản ánh được sự chênh lệch giữa tổng giá trị tiền thu vào và tổng giá trị tiền chi ra được xét trong báo cáo định kỳ.
Cash Flow Statement (CFS) hay còn gọi là báo cáo lưu chuyển tiền tệ, là bản báo cáo tài chính về những thay đổi trong tiền mặt và các khoản thu chi tương đương với tiền mặt. Đây là một trong năm loại báo cáo tài chính được sử dụng để quản lý Cash Flow hiện nay.
Statement of Cash flows là gì? CFS là công cụ đo lường hiệu quả quản lý tài chính của doanh nghiệp
Cumulative Cash Flow hay được gọi trong lĩnh vực tài chính là dòng tiền tích lũy của doanh nghiệp. Loại Cash Flow này được tính bằng cách cộng tất cả các dòng tiền kể từ khi thành lập dự án hoặc doanh nghiệp.
Cash trong tiếng Việt có nghĩa là tiền mặt. In Cash có nghĩa là tình trạng của dòng tiền Cash đang được lưu thông trong doanh nghiệp.
Discounted Cash Flow (DCF) hay còn gọi là dòng tiền chiết khấu, là một phương pháp định giá được sử dụng để ước tính giá trị của một khoản đầu tư dựa trên dòng tiền trong tương lai. Việc phân tích DCF sẽ giúp nhà đầu tư tìm ra được giá trị của doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại.
Những ví dụ về sử dụng DCF:
DCF giúp nhà đầu tư xác định giá trị hiện tại của doanh nghiệp dựa trên dự đoán khả năng tạo ra nguồn tiền trong tương lai
Khi tìm hiểu về dòng tiền, nhà đầu tư cần vạch ra những kế hoạch phù hợp với từng loại dòng tiền trên thị trường. Tùy vào từng loại dòng tiền để áp dụng cách tính Cash Flow tương ứng:
Tính toán các loại Cash Flow để biết dòng tiền của doanh nghiệp hiện có sau khi trừ các khoản chi phí hay nợ phải trả
Việc phân tích dòng tiền là gì sẽ giúp đánh giá khả năng hoạt động của doanh nghiệp, đáp ứng nghĩa vụ thanh toán cổ tức, cũng như dự báo giá trị Cash Flow trong tương lai.
Chỉ số khả năng trả nợ DSCR sẽ giúp nhà đầu tư và chủ nợ biết được khả năng chi trả tiền mặt hoặc các khoản tiền tương đương của doanh nghiệp cho các khoản nợ ngắn hạn.
Dù doanh nghiệp đang có lợi nhuận thì vẫn có khả năng bị thua lỗ nếu hoạt động điều hành không tạo đủ tiền mặt. Hoặc cũng có thể xảy ra nếu lợi nhuận bị ràng buộc bởi các khoản tồn đọng phải thu, hàng tồn quá mức, chi trả quá nhiều cho đầu tư vào tài sản cố định. Từ đó làm cho Cash Flow ở trạng thái thanh khoản, bị giảm sút nghiêm trọng.
Chỉ số DSCR = Thu nhập ròng/Nghĩa vụ nợ ngắn hạn
Dòng tiền tự do là tiêu chuẩn để phân tích tình hình tài chính, cũng như định giá cổ phiếu. Nhà đầu tư khi muốn tìm hiểu về lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ nhìn vào dòng dòng tiền tự do.
Để tính toán Free Cash Flow của doanh nghiệp thì sẽ xác định dòng tiền tự do không vay vốn, tức là không bao gồm các khoản thanh toán lãi. Qua đó cho biết công ty còn bao nhiêu tiền mặt để thanh toán các chi phí hoạt động. Trong phân tích báo cáo tài chính, dòng tiền tự do không vay vốn càng cao thì doanh nghiệp càng được đánh giá tốt.
Phân tích Cash Flow là gì giúp nhà đầu tư đánh giá được khả năng hoạt động của doanh nghiệp
Việc quản lý dòng tiền Cash có tốt hay không sẽ quyết định đến tương lai thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Dưới đây là những cách quản lý Cash Flow mà các doanh nghiệp nên bỏ túi.
Để dòng tiền của doanh nghiệp được chi tiêu một cách hiệu quả thì lập ra kế hoạch để quản lý Cash Flow theo từng thời gian cụ thể là điều cần thiết. Hiện nay có các công cụ hỗ trợ hiện đại, giúp việc lên kế hoạch trở nên đơn giản hơn, chẳng hạn như lập bảng trên Excel.
Trong bảng kế hoạch cần ghi đầy đủ thông tin về những khoản chi dự kiến gắn với mốc thời gian cụ thể. Thông tin cung cấp càng chi tiết, rõ ràng thì việc quản lý Cash Flow càng dễ dàng, chặt chẽ.
Chia tiền theo từng hạng mục cụ thể sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng tính toán được tổng thu, chi, lãi, lỗ. Bởi việc thu - chi sẽ diễn ra liên tục và có tính chất khác nhau, ví dụ như: tiền hàng, tiền lãi, rủi ro, vay vốn,...
Vì vậy, khi quản lý tiền mặt theo từng khoản sẽ đảm bảo tính ổn định cho hoạt động kinh doanh. Đồng thời thể hiện được cái nhìn tổng quan hơn về tình hình phát triển của doanh nghiệp, nhanh chóng phát hiện lỗ hỏng khi lượng tiền thu - chi không tương xứng.
Trong kinh doanh, việc xảy ra thua lỗ là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, phải luôn có một khoản dự trù nhất định khi quản lý Cash Flow để kịp thời xử lý các phát sinh bất ngờ hoặc rủi ro không lường trước.
Nếu không dự trù thì khi sự cố lớn xảy ra sẽ không đủ khả năng chi trả. Trong trường hợp các rủi ro xảy ra liên tục thì có thể dẫn đến những khủng hoảng trong nội bộ doanh nghiệp, thậm chí là phá sản.
Cần lập ra kế hoạch chi tiêu hiệu quả, quản lý dòng tiền và dự trù rủi ro trong kinh doanh
Để hoạt động kinh doanh duy trì một cách hiệu quả thì cần có kế hoạch cho dòng tiền một cách chi tiết. Nhờ đó có thể đưa ra các phương hướng phù hợp, cân bằng thu - chi cho doanh nghiệp.
Dự báo dòng tiền vào sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian kiểm tra sau khi có số liệu thực tế. Những hoạt động có thể tạo ra dòng tiền vào bao gồm:
Dự báo dòng tiền ra giúp doanh nghiệp chuẩn bị tốt hơn về nguồn tiền mặt hay các khoản tương đương tiền để chi trả cho chi phí kinh doanh. Cash Flow này bao gồm:
Để chuẩn bị tốt hơn cho ngân sách chi trả, doanh nghiệp cần đưa ra dự báo về Cash Flow là gì như dòng tiền vào, ra
Việc xác định số tiền dư hay thiếu vào cuối kỳ sẽ giúp nhà quản lý nắm bắt được tình hình hoạt động của công ty. Qua đó có thể đưa ra hướng điều chỉnh phù hợp để khắc phục tình trạng bất lợi hiện có.
Sau khi xác định được Cash Flow vào cuối kỳ, doanh nghiệp cần đưa ra các giải pháp xử lý cụ thể:
Doanh nghiệp cần nắm rõ 5 biện pháp sau đây để có thể cải thiện được dòng tiền của mình. Từ đó nâng cao nguồn lợi nhuận, cũng như cải thiện được rủi ro không đáng có.
Việc giảm chi phí mua hàng sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được dòng tiền ra. Doanh nghiệp có thể so sánh và lựa chọn nhà cung cấp có giá thành nguyên vật liệu đầu vào thấp hơn.
Để tăng doanh số bán hàng, nhiều doanh nghiệp sử dụng phương pháp giảm giá sản phẩm, tổ chức các chương trình khuyến mãi. Từ đó thu hút được nhiều đối tượng đầu tư hơn và có thể quảng bá sản phẩm rộng hơn, Cash Flow cũng được nâng cao. Tuy nhiên, chỉ nên giảm giá những mặt hàng thông dụng, mức giảm khoảng 25% được đánh giá là hợp lý.
Hiện nay có rất nhiều phương thức thanh toán được sử dụng rộng rãi trên thị trường. Doanh nghiệp có thể lựa chọn thanh toán với nhà cung cấp bằng hình thức khác ngoài tiền mặt, nhưng vẫn giữ được các điều khoản thương mại đã thỏa thuận trước đó.
Nếu đang chứa quá nhiều hàng tồn, chứng tỏ nguồn vốn lưu động đang bị đóng băng, hàng cũ không đi thì hàng mới không có chỗ chứa. Doanh nghiệp nên xây dựng thêm hệ thống kho dự phòng để kiểm soát lượng hàng cũ, đẩy mạnh việc tiêu thụ những mặt hàng bán chậm, thay vào đó là những mặt hàng có doanh số tốt hơn.
Doanh nghiệp phải kiểm tra về những khoản nợ cho vay cần phải thu về. Sau đó thu nợ nhanh chóng, nhận tiền gửi và thiết lập quy trình chi trả thu tiền thanh toán ngay khi giao hàng. Việc này sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng nguồn vốn và ổn định Cash Flow.
Cần tuân thủ các phương pháp để cải thiện Cash Flow hiệu quả
Bài viết trên đây đã cung cấp những kiến thức bổ ích về Cash Flow là gì, cũng như phân loại, cách tính và phân tích dòng tiền. Hy vọng với những thông tin này, doanh nghiệp đã nắm được cách quản lý và cải thiện Cash Flow sao cho hiệu quả, hợp lý. Đồng thời cũng giúp nhà đầu tư hiểu rõ hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp và đưa ra kế hoạch đầu tư thông minh, hạn chế rủi ro cho mình.
Investo - Trang tin tức chứng khoán mỹ hàng đầu Việt Nam.
Huỳnh Hà