logo
Theo dõi investo trên google news

thứ năm, 20/07/2023

Tỷ lệ CAGR là gì? Định nghĩa, công thức tính, ý nghĩa, hạn chế

Thường xuất hiện trong các báo cáo phân tích tài chính, CAGR được xem là thước đo vô cùng hiệu quả của các khoản đầu tư. Vậy chỉ số CAGR là gì? Cùng Investo giải đáp chi tiết ngay trong bài viết dưới đây nhé! 

  • CAGR là gì ?

CAGR là viết tắt của cụm từ Compounded Annual Growth Rate, tức nghĩa là tốc độ tăng trưởng kép hàng năm có tính đến sự ảnh hưởng của lãi kép. CAGR được biểu hiện thông qua dạng số tương đối (%).

CAGR là thước đo để tính toán và so sánh hiệu suất trong quá khứ của các khoản đầu tư như: Cổ phiếu, ETF, Các dự án, Quỹ tương hỗ,,.. Đồng thời, CAGR cũng được sử dụng để đưa ra dự đoán về mức lợi nhuận dự kiến trong tương lai.

cagr-la-gi Chỉ số CAGR là gì? Tăng trưởng kép là gì?
  • Cách tính CAGR

Công thức chuẩn tính CAGR, công thức tính tốc độ tăng trưởng kép hàng năm được quy định như sau:

cach-tinh-cagr Công thức tính CAGR

Trong đó:

  • Số dư cuối kỳ chính là giá trị khoản đầu tư tại thời điểm cuối kỳ đầu tư.
  • Số dư đầu kỳ chính là giá trị khoản đầu tư tại thời điểm đầu kỳ đầu tư.
  • n được tính bằng tổng số năm đã đầu tư.

Ví dụ minh hoạ cụ thể: Giả sử năm 2019, bạn mua cổ phiếu X có trị giá 60$/cổ phiếu, tổng số tiền đầu tư là 600$. Sau ba năm, vào năm 2022, giá thị thường cổ phiếu X đã tăng lên 90$/cổ phiếu, khoản đầu tư hiện tại có trị giá 900$.

Sử dụng công thức tính CAGR, ta xác định được các thành phần sau:

  • Số dư cuối kỳ: 900$.
  • Số dư đầu kỳ: 600$.
  • n = 3.

Vì vậy, nhập các thông số vào công thức, ta tính được CAGR = [(900/600)^⅓] -1 = 14%. Vậy trong trường hợp này, tốc độ lãi kép hàng năm bằng 14%.

  • Ý nghĩa của CAGR

  • Đối với doanh nghiệp, các nhà quản trị

Dưới góc độ doanh nghiệp, thông qua CAGR, các nhà quản trị có thể nắm bắt được tình hình phát triển của dự án, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là trong những dự án dài hạn.

  • Trường hợp kết quả CAGR cao: Trường hợp này, chỉ số CAGR phản ánh cơ hội đầu tư tiềm năng và sự thành công cho các nhà quản lý. Khi này, doanh nghiệp, các nhà quản trị sẽ tiếp tục đi đúng theo kế hoạch và tiến độ phát triển của dự án. Đồng thời, CAGR cũng phản ánh sự kinh doanh hiệu quả của doanh nghiệp khi tỷ lệ tăng trưởng CAGR trong lợi nhuận và doanh thu cao. 
  • Trường hợp kết quả CAGR thấp: Ngược lại, trường hợp này chỉ số CAGR phản ánh sự kém hiệu quả của khoản đầu tư kinh doanh. CAGR trong trường hợp này giống như hồi chuông cảnh tỉnh cho doanh nghiệp và các nhà đầu tư cần nhanh chóng, kịp thời xem xét, đưa ra biện pháp điều chỉnh để cải thiện tình hình lợi nhuận.
cagr-meaning Ý nghĩa đối với doanh nghiệp, các nhà quản trị.
  • Đối với nhà đầu tư

Chỉ số kết quả CAGR phản ánh khả năng tăng trưởng lợi nhuận của khoản đầu tư. Nếu CAGR càng cao chứng tỏ việc đầu tư đang thực sự hiệu quả, có tiềm năng lợi nhuận cao và ngược lại. 

Cụ thể, khi CAGR cao, nhà đầu tư sẽ đẩy nhanh vòng quay hoàn vốn và thu về lãi ròng - mục tiêu của bất cứ nhà đầu tư nào trên thị trường tài chính. Do vậy, một doanh nghiệp có tỷ lệ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận lớn sẽ được đánh giá tốt, cổ phiếu, tài sản, dự án đầu tư đó cũng sẽ “hấp dẫn” và được rót nhiều vốn hơn.

cagr Ý nghĩa của CAGR
  • Những hạn chế của CAGR

Mặc dù có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với doanh nghiệp mà cả về phía nhà đầu tư. Tuy nhiên, chỉ số tỷ lệ tăng trưởng CAGR cũng có những hạn chế riêng. 

  • Tỷ lệ tăng trưởng CAGR thường bỏ qua các biến động trong khoảng thời gian đầu tư. Điều này là bởi CAGR chỉ được tính toán dựa trên giá trị đầu kỳ và cuối kỳ
  • Để đánh giá hiệu quả, CAGR cần kết hợp cùng các chỉ số khác: Khi đánh giá và xem xét, nhà đầu tư cần kết hợp các chỉ số khác để phân tích, đo lường tiềm năng của dự án của doanh nghiệp. (Chẳng hạn có thể kết hợp CAGR với chỉ số ROA, ROE, dòng tiền, khả năng thanh toán,.. để xem xét tổng thể các yếu tố, nắm bắt tình hình doanh nghiệp và tiềm năng của dự án, cổ phiếu một cách bao quát và toàn diện nhất.)
  • Cần xem xét thêm các yếu tố khác trong quá trình phân tích đánh giá: Nhà đầu tư cần có kế hoạch phân tích, xem xét thêm các yếu tố khác khi đánh giá, so sánh các quy tương hỗ, quỹ ETF hay các dự án đầu tư khác. 

Một số yếu tố cần xem xét như: 

  • Thương hiệu quỹ trên thị trường
  • Định vị và khẩu vị rủi ro
  • Chi phí kèm theo
  • Độ chuyên nghiệp của đội ngũ, ban quản lý
  • ...
cach-tinh-ty-le-tang-truong-hang-nam Những hạn chế của tỷ lệ tăng trưởng lãi kép hàng năm.
  • Kết luận

Trên đây, Investo đã tổng hợp tất cả những thông tin liên quan đến tỷ lệ tăng trưởng CAGR: Định nghĩa, cách tính, ý nghĩa, những hạn chế và lưu ý khi sử dụng. Nhìn chung, tỷ lệ CAGR là chỉ số vô cùng ý nghĩa, phản ánh bức tranh toàn cảnh về hiệu suất của một khoản đầu tư. 

Hy vọng rằng thông qua những chia sẻ trên, doanh nghiệp, ban quản lý và nhà đầu tư đã hiểu rõ hơn về loại chỉ số quan trọng này, từ đó ứng dụng sao cho hữu hiệu nhất, phục vụ phát triển dự án tối ưu nhất.

Lan Hương

Investo - Kênh thông tin chứng khoán Mỹ và chứng khoán thế giới hàng đầu Việt Nam. Theo dõi thêm tin tức về các cổ phiếu tiềm năng và thông tin thị trường tài chính khác tại Investo.

Ý kiến