Warren Buffett chưa bao giờ thích phong cách đa dạng hóa vốn đầu tư.
Warren Buffett- nhà đầu tư vĩ đại nhất mọi thời đại
Cho dù bạn có phải là người hâm mộ Warren Buffett hay không; thì khó có thể phủ nhận rằng ông ấy là một trong những nhà đầu tư vĩ đại nhất mọi thời đại. Từ năm 1950đến nay, giá trị tài sản ròng của vị CEO tập đoàn Berkshire Hathaway (NYSE:BRK.A) (NYSE:BRK.B) đã tăng từ khoảng 10.000 USD lên 80 tỷ USD.
Kể từ 1965, khoản lợi nhuận kép hàng năm mà ông mang lại cho các cổ đông của Berkshire Hathaway là 20,3%. Nếu như từ năm 1965 bạn đầu tư 100 USD vào Berkshire thì ngày nay số tiền đó sẽ trở thành 2,5 triệu USD.
Khả năng phát hiện ra các doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh bền vững đã tạo nên thành công của Warren Buffett ; cũng như lòng kiên trì gắn bó với số cổ phần mà ông nắm giữ trong thời gian dài.
Tính đến thời điểm thị trường đóng cửa vào thứ Năm ngày 20 tháng 8, 92% trong tổng số hơn 240 tỷ USD giá trị tài sản đầu tư của Buffett tập trung chỉ trong ba nhóm ngành.
Sau đây là ba nhóm ngành đang nắm giữ 92% vốn đầu tư của Warren Buffett.
Cách đây đúng 10 năm, khối lượng phân bổ cho mảng công nghệ thông tin chỉ chiếm 0,43% tài sản đầu tư của Warren Buffet. Nhưng hiện nay nó chiếm gần một nửa danh mục đầu tư của Berkshire. Tuy nhiên, điều đáng kinh ngạc nhất về con số này không chỉ như vậy. Thay vào đó, toàn bộ khối lượng 49,33% này được phân bổ vào một cổ phiếu duy nhất: Apple (NASDAQ:AAPL).
Trong một cuộc phỏng vấn trên Squawk Box của CNBC vào tháng 2, “vị phù thủy xứ Omaha” đã tuyên bố rằng “Tôi không xem Apple như là một cổ phiếu. Tôi coi nó như là mảng kinh doanh thứ ba của chúng tôi [Berkshire Hathaway],” đứng sau mảng bảo hiểm và đường sắt.
Warren Buffett cũng rất hâm mộ CEO Tim Cook của Apple; và Tim Cook đang trong quá trình biến đổi Táo khuyết từ định hướng tập trung vào sản phẩm; ông chuyển sang tập trung vào dịch vụ. Trong nhiều quý, có thể thấy các phân khúc dịch vụ và thiết bị đeo phát triển với tốc độ hàng chục phần trăm so với cùng quý năm trước đó.
Ngoài ra, gã khổng lồ công nghệ này đã hoàn thành tốt nhiệm vụ hoàn vốn cho các cổ đông; và đây là điều mà Warren Buffett đánh giá cao. Apple đã đi vay bằng cách phát hành trái phiếu với mức lãi suất thấp kỷ lục. Điều này làm công ty có đủ nguồn tiền nhằm tích cực mua lại cổ phiếu. Điều đó làm mức cổ tức danh nghĩa của hãng này thuộc nhóm cao nhất ở Mỹ với hơn 14 tỷ USD mỗi năm.
Có lẽ điều đáng ngạc nhiên nhất ở đây là lĩnh vực tài chính yêu thích của Warren Buffett hiện chỉ chiếm 29% danh mục đầu tư của Berkshire Hathaway. Tỷ trọng khối ngành tài chính chiếm 32,02% theo thống kê vào cuối tháng 6; qua đó đánh dấu mức thấp nhất trong chín năm qua; trong khi đó mức 29,05% như hiện tại cũng là khối lượng phân bổ nhỏ nhất đối với ngành này kể từ khi thị trường chạm đáy trong quý đầu tiên của năm 2009.
Vậy tại sao vốn đầu tư trong khối ngành tài chính lại bị dịch chuyển nhiều như thế? Có hai câu trả lời khả dĩ.
Đầu tiên, không phải do cổ phiếu của các ngân hàng và các công ty bảo hiểm đột nhiên “thất sủng”. Trong mắt Warren Buffett những doanh nghiệp này đã tỏ ra kém hiệu quả trên thị trường chung kể từ khi thị trường chạm đáy vào tháng 3 năm 2020. Cổ phiếu tốp đầu như Apple đã tăng giá gấp đôi so với mức giá đáy tháng 3; trong khi cổ phiếu ngân hàng trung tâm tiền tệ Wells Fargo (NYSE: WFC) giảm đến 56% tính từ đầu năm đến thời điểm hiện tại và nó thậm chí còn giảm sâu hơn mức đáy hồi tháng 3.
Cuối cùng, tỷ lệ phân bổ cho các cổ phiếu thuộc khối ngành hàng tiêu dùng thiết yếu đã giảm xuống dưới 14% khối tài sản đầu tư của Berkshire Hathaway. Con số này thấp nhất trong hai thập kỷ qua. Nó thấp hơn nhiều so với mức phân bổ 45,5% cho ngành hàng tiêu dùng thiết yếu.
Một nguyên do khác có lẽ là vì Warren Buffett vẫn còn cảm nhận được nỗi đau từ một trong những khoản đầu tư tồi tệ nhất của ông trong những thập kỷ gần đây: Kraft Heinz (NASDAQ:KHC). Mặc dù đại dịch corona đã khơi dậy đôi chút hứng thú của nhà đầu tư đối với một số loại thực phẩm đóng gói của Kraft Heinz; nhưng không thể phủ nhận rằng công ty này đã thiệt hại hơn 15 tỷ USD với lợi thế thương mại bị bút toán giảm vào tháng 2 năm 2019 đối với các thương hiệu Kraft và Oscar Mayer của họ, hoặc rằng hãng này bị ràng buộc về mặt tài chính bởi số nợ tổng cộng gần 29 tỷ USD.
Kraft Heinz từng được coi là một mô hình kinh doanh không thể bị phá vỡ, nhưng điều đó đã không còn là sự thực. Kết quả là, “sự ân sủng” của Warren Buffett đối với các cổ phiếu hàng tiêu dùng thiết yếu dường như đã phai mờ đi.
Nên nhớ rằng, các tập đoàn tài chính là những doanh nghiệp có tính chu kỳ cao. Nó thường phụ thuộc vào việc kinh tế có tăng trưởng ổn định hay không để từ đó mới có thể thúc đẩy hoạt động cho vay.
Nguyên do thứ hai khiến khối lượng phân bổ trong nhóm ngành tài chính sụt giảm là vì Warren Buffett và nhóm của ông dường như đang củng cố lượng cổ phần của họ trong khối ngành này. “Vị phù thủy xứ Omaha” đã đặc biệt mua thêm khá nhiều cổ phiếu của Ngân hàng Mỹ - Bank of America (NYSE:BAC) trong những tuần gần đây.
Bank of America được cho là nhà băng nhạy cảm nhất với lãi suất trong số tất cả các ngân hàng; và họ sẽ là ngân hàng đầu tiên hưởng lợi khi lãi suất cho vay bắt đầu tăng trở lại. BofA cũng đã thực hiện rất tốt việc kiểm soát chi phí không chịu lãi. Đo là tập trung vào các giải pháp Mobile Banking và đóng cửa một số chi nhánh thực.
Trong khi đó, Wells Fargo đang dần bị cắt giảm khỏi danh mục đầu tư của Berkshire Hathaway. Ngoài triển vọng tăng trưởng không mấy sáng sủa trong ngắn hạn; tập đoàn này cũng đã phải rất trầy trật để vượt qua vụ bê bối tài khoản giả mạo xảy ra vào năm 2016-2017.
Đăng Khoa- Theo Fool