Cùng với các thị trường truyền thống, thị trường tiền điện tử đã phục hồi trở lại trong ngày 6 tháng 8, sau cú sụp đổ được đánh giá là tồi tệ nhất trong những năm gần đây vào thứ Hai (5/8).
Bitcoin (BTC) đã lấy lại mốc 56.000 USD vào đầu ngày thứ Ba trong bối cảnh thị trường châu Á phục hồi trở lại sau đợt giảm mạnh vào thứ Hai.
Dữ liệu của CoinGecko cho thấy BTC đã tăng 6%, mức tăng giá trong 24 giờ cao nhất kể từ tháng 5, kích hoạt sự phục hồi rộng lớn hơn của thị trường. Ether (ETH) và XRP (XRP) tăng 8%, BNB của BNB Chain tăng 12% và SOL của Solana tăng tới 16%.
Tuy nhiên, những người theo dõi thị trường tiền điện tử vẫn thận trọng về đợt tăng giá liên tục của các mã thông báo lớn.
“Chúng ta có thể thấy giá Bitcoin đang phục hồi sau đợt điều chỉnh,” Ruslan Lienkha, giám đốc thị trường tại YouHodler, cho biết. “Tuy nhiên, mức tăng này có thể sẽ bị hạn chế do tâm lý tiêu cực vẫn đang bao phủ trên thị trường tổng thể.”
“Nhìn chung, mức giảm gần đây của Bitcoin không tệ hơn quá nhiều so với mức giảm của chỉ số Nikkei, cho thấy tâm lý hiện tại bị chi phối bởi các yếu tố bên ngoài chứ không phải các vấn đề trong chính thị trường tiền điện tử”, ông Ruslan cho biết thêm. “Không rõ liệu chúng ta có đang bước vào thị trường giá xuống hay không. Điều đó sẽ phụ thuộc vào hiệu suất của thị trường chứng khoán trong tháng này”.
Vào thứ Hai (5/8), thị trường tiền điện tử và thị trường chứng khoán toàn cầu đã trải qua một trong những đợt giảm mạnh nhất trong những năm gần đây. Đồng yên Nhật mạnh lên đã tác động tới tâm lý nhà đầu tư giao dịch chênh lệch lãi suất (cary trade), đẩy nhanh đợt bán tháo vốn được kích hoạt từ tuần trước do căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông.
Các nhà đầu tư tổ chức đã bán tháo các sản phẩm quỹ hoán đổi danh mục (ETF) Bitcoin giao ngay tại Mỹ trong phiên giao dịch này. Các quỹ này đồng thời ghi nhận dòng ra ròng lên tới 168,4 triệu USD, nâng tổng dòng tiền ra trong tháng 8 lên hơn 300 triệu USD.
Bitcoin (BTC) đã có một khởi đầu tồi tệ vào tháng 8, giảm hơn 14% tính từ đầu tháng. Xu hướng giảm được thúc đẩy bởi một số yếu tố kinh tế vĩ mô tiêu cực, bao gồm việc tăng lãi suất ở Nhật Bản, dữ liệu việc làm xấu đi của Mỹ và căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông.
Dữ liệu từ TradingView cho thấy Bitcoin đã giảm xuống mức thấp nhất trong bảy tháng là 49.577 USD sau khi mất các ngưỡng hỗ trợ quan trọng trùng với đường trung bình động hàm mũ (EMA) 200 ngày và mức 50.000 USD.
Biểu đồ hàng ngày BTC/USD. Nguồn: TradingView
Việc Bitcoin giảm xuống dưới ngưỡng 50.000 USD vào ngày 5 tháng 8 đã dẫn đến các đợt thanh lý dồn dập và thổi bay hơn 500 tỷ USD khỏi thị trường tiền điện tử.
Tại thời điểm viết bài, Bitcoin đã phục hồi và giành lại ngưỡng 56.000 USD sau khi tìm thấy hỗ trợ quanh vùng 54.000 USD. Giá đã tăng 2,5% trong 24 giờ qua, giao dịch ở mức 56.963 USD. Sự phục hồi này đã giúp các nhà phân tích lạc quan trở lại, với niềm tin rằng BTC có khả năng phục hồi lên các mức cao hơn.
“Bitcoin đã vượt qua mức thấp trước đó và kiểm tra lại mức cao nhất của tháng 1”, nhà phân tích Bitcoin Jelle viết trong bài đăng trên X ngày 6 tháng 8, đồng thời nói thêm rằng giá cần phải lấy lại ngưỡng 57.000 USD để đảm bảo rằng “mọi thứ đều ổn”.
Cùng ngày, nhà phân tích Mags đã chia sẻ biểu đồ, cho thấy chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) đang trong vùng quá bán trên khung thời gian hàng ngày.
Mags giải thích rằng chỉ báo động lượng này “đi vào vùng quá bán lần thứ 5 trong chu kỳ hiện tại”, cho thấy phe bán đã kiệt sức và động thái mua bắt đáy có thể kích hoạt sự phục hồi cho BTC.
“Mỗi lần RSI giảm xuống dưới 30, đó là cơ hội tốt để tích lũy Bitcoin,” ông khẳng định.
Biểu đồ BTC/USD. Nguồn: Mags
Moustache có chung quan điểm, giải thích rằng RSI đã phát tín hiệu tăng giá trên biểu đồ hàng ngày, cho thấy “cơ hội mua vào”.
“Những điều này thường xảy ra khi giá giao dịch ở phạm đáy thị trường,” Moustache nói.
Các nhà phân tích tại Kaiko cũng xác nhận điều này trong bài đăng trên X ngày 5 tháng 8, trong đó cho biết đợt bán tháo gần đây được đặc trưng bởi hoạt động mua bắt đáy trên các sàn giao dịch tiền điện tử tại Mỹ, chẳng hạn như Coinbase, Gemini và Kraken.
Điều này được phản ánh bởi chỉ báo delta khối lượng tích lũy (CVD).
CVD đo lường tổng chênh lệch giữa khối lượng giao dịch được thực hiện ở mức giá chào bán và giao dịch được thực hiện ở mức giá chào mua trong một khoảng thời gian cụ thể. CVD dương cho thấy khối lượng mua vượt quá khối lượng bán.
“Trong khi các sàn giao dịch nước ngoài như Binance và OKX chứng kiến lượng bán mạnh kể từ thứ Sáu (2/8), delta khối lượng tích lũy (CVD) của BTC trên hầu hết các sàn giao dịch của Mỹ vẫn ở mức dương, cho thấy một số nhà giao dịch đã mua vào khi giá giảm,” Kaiko cho biết.
Bitcoin CVD. Nguồn: Kaiko
Cú sụp đổ chóng vánh của BTC xuống dưới ngưỡng 50.000 USD đã đánh dấu mức giảm 23,7% so với mức mở cửa vào ngày 20 tháng 4, ngày diễn ra sự kiện giảm một nửa (halving) Bitcoin.
Nhà giao dịch và nhà phân tích Peter Brandt cho biết đợt điều chỉnh hậu halving mới nhất tương tự như chu kỳ 2015–2017, đồng thời nói thêm rằng nếu mọi thứ diễn ra theo cách tương tự, chúng ta có thể thấy “đỉnh chu kỳ tăng giá mới” trong vài tuần tới.
Nguồn: Peter Brandt
Titan of Crypto tin rằng Bitcoin đang trong giai đoạn “đầu hàng cuối cùng” sau khi trải qua một đợt sụp đổ chớp nhoáng xuống đáy của mô hình nêm giảm. Sau đó, Bitcoin có thể tăng lên trên ngưỡng 90.000 USD.
“Sẽ không có gì ngạc nhiên khi thấy giá phục hồi từ đây,” Titan of Crypto cho biết.
Biểu đồ hàng ngày BTC/USD. Nguồn: Titan of Crypto/X
Đỗ Hiền-Theo coindesk, cointelegraph