Đồng dollar New Zealand đã suy yếu sau khi chính phủ nước này công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) thấp hơn mức dự báo.
Những thông điệp mới từ giới chức FED liệu có khiến NZD/USD tiếp tục giảm sâu hơn?
Sau đây là những tin tức đã tác động đáng kể đến thị trường trong phiên giao dịch vừa qua:
Báo cáo Beige Book của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) lưu ý rằng hoạt động của nền kinh tế Mỹ nhìn chung ít thay đổi trong những tuần qua, với chỉ có ba trong số chín khu vực ghi nhận mức tăng trưởng nhẹ, còn chi tiêu của người tiêu dùng hầu như không thay đổi.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết, lượng dự trữ dầu thô của nước này đã giảm mạnh 4,8 triệu thùng, cao hơn nhiều so với mức dự báo 0,4 triệu thùng, và mức giảm 0,6 triệu thùng trong giai đoạn trước đó.
Chỉ số CPI quý I/2023 của New Zealand đã ghi nhận mức tăng 1,2% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn mức 1,4% trong quý IV/2022 và mức dự báo 1,5% của giới chuyên gia. Kết quả này đã làm giảm khả năng Ngân hàng Dự trữ New Zealand (RBNZ) tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ, trong bối cảnh giá năng lượng hạ nhiệt.
Chủ tịch FED chi nhánh New York John Williams mới đây cho biết, lạm phát vẫn đang ở mức quá cao. Vì vậy FED cần hành động mạnh tay để kiềm chế giá cả và có thể sẽ mất hai năm để đạt được mục tiêu lạm phát 2%.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) tiếp tục giữ nguyên lãi suất cho vay cơ bản kỳ hạn một năm ở mức 3,65% và lãi suất kỳ hạn 5 năm ở mức 4,30% trong tháng thứ tám liên tiếp.
Từ chỗ lao dốc, đồng dollar Mỹ đã tăng trở lại trong phiên giao dịch ngày hôm qua tại châu Âu và chốt phiên ở mức cao hơn so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt khác, đặc biệt là đồng dollar Canada và dollar New Zealand.
Chỉ số CPI hàng quý thấp hơn dự kiến của New Zealand là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự sụt giảm của đồng dollar New Zealand. Bên cạnh đó, việc giá năng lượng sụt giảm cũng làm giảm bớt áp lực lạm phát cũng như kỳ vọng RBNZ sẽ tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ.
Trong khi đó, đồng bảng Anh đã cố gắng giữ được phần lớn mức tăng của mình và đi ngang so với đồng dollar Mỹ, sau khi Vương quốc Anh công bố số liệu CPI cao hơn mức dự kiến.
Số đơn đăng ký nhận trợ cấp thất nghiệp lần đầu tại Mỹ lúc 12:30 chiều GMT
Chỉ số sản xuất FED Philadelphia lúc 12:30 chiều GMT
Doanh số bán nhà sẵn có tại Mỹ lúc 2:00 chiều GMT
Bài phát biểu của Thống đốc BOC Macklem lúc 3:30 chiều GMT
Bài phát biểu của thành viên FOMC Waller lúc 4:00 chiều GMT
Bài phát biểu của thành viên FOMC Bowman lúc 7:00 chiều GMT
Báo cáo sơ bộ Chỉ số PMI sản xuất và dịch vụ Australia lúc 11:00 chiều GMT
Bài phát biểu của thành viên FOMC Harker lúc 11:45 chiều GMT
Các dữ liệu lạm phát thấp hơn dự kiến của New Zealand đã ảnh hưởng nặng nề đến đồng dollar New Zealand vào đầu ngày giao dịch, khiến tỷ giá NZD/USD rơi xuống dưới vùng giá giao dịch trong ngắn hạn.
Kể từ đó, cặp tiền tệ đã tăng trở lại, và hướng về vùng hỗ trợ cũ, ở mức S1 (0,6170) của Điểm xoay tiêu chuẩn.
Nếu đây đóng vai trò là ngưỡng kháng cự, NZD/USD có thể trượt trở lại mức thấp gần S2 (0,6150) hoặc thậm chí tiếp tục trượt xuống S3 (0,6120).
Các yếu tố có thể tác động đến đồng dollar Mỹ trong thời gian tới bao gồm các bài phát biểu của ba thành viên Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) (Waller, Bowman và Harker) như một xác nhận bổ sung rằng FED có thể tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ, một động thái sẽ giúp thúc đẩy đồng bạc xanh tăng giá.
Trong trường hợp đồng dollar Mỹ suy giảm, NZD/USD sẽ có thêm động lực đi lên, và có thể tăng lên đến mức kháng cự gần R1 (0,6230) hoặc ít nhất là cho đến khu vực quan trọng tại điểm xoay 0,6200.
Thanh Hiệp-Theo babypips