logo
1170X250-investo.jpg
Theo dõi investo trên google news

thứ hai, 26/08/2024

Tin tài chính Tuần 35: Thị trường chờ đợi dữ liệu lạm phát Mỹ và châu Âu

Hãy cùng Investo.info cập nhật nhanh bản tin thị trường chứng khoán quốc tế Tuần 35 (26/08 – 30/08). Đâu là những sự kiện đáng chú ý?

Đà tăng của thị trường chứng khoán Mỹ sẽ được thử thách trong tuần này, khi gã khổng lồ sản xuất chip Nvidia (NASDAQ: NVDA) công bố báo cáo tài chính hàng quý. Dữ liệu lạm phát quan trọng của Mỹ có thể sẽ củng cố kỳ vọng về khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cắt giảm lãi suất, trong khi Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) và Úc cũng sẽ công bố dữ liệu lạm phát, từ đó hé mở về triển vọng lãi suất. Đó là những điều mà nhà đầu tư cần chú ý trên thị trường trong tuần tới.

1. Báo cáo tài chính của Nvidia

Sự nhiệt tình của nhà đầu tư đối với các cổ phiếu trí tuệ nhân tạo (AI) có thể được thử thách khi hãng chip Nvidia công bố báo cáo tài chính hàng quý sau phiên giao dịch ngày thứ Tư.

Báo cáo tài chính cùng với những dự báo về triển vọng các khoản đầu tư của công ty vào AI sẽ là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng lớn đến tâm lý nhà đầu tư, trong bối cảnh thị trường đang hướng đến thời điểm lịch sử đầy biến động trong năm.

Cổ phiếu Nvidia đã tăng khoảng 150% kể từ đầu năm tới nay, chiếm khoảng một phần tư mức tăng 17% của chỉ số S&P 500. Nhưng đà tăng đáng kinh ngạc kéo dài suốt thời gian qua và cơn sốt AI cũng đã được so sánh với cơn sốt dot-com từng bùng nổ hơn hai thập kỷ trước.

Kết quả kinh doanh của Nvidia sẽ được công bố vào cuối mùa báo cáo tài chính, khi mà các nhà đầu tư đang có cái nhìn khắt khe hơn đối với các công ty công nghệ lớn có mức lợi nhuận không tương xứng với mức định giá cổ phiếu quá cao, hoặc mức chi tiêu quá mức cho AI. Ví dụ như giá cổ phiếu của Microsoft (NASDAQ:MSFT), Tesla (NASDAQ:TSLA) và Alphabet (NASDAQ:GOOGL) đều suy giảm kể từ khi công bố báo cáo tài chính hồi tháng 7.

2. Dữ liệu kinh tế Mỹ

Điểm nhấn của lịch trình kinh tế sẽ là Chỉ số Giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) của Mỹ công bố vào Thứ Sáu. Đây cũng là thước đo lạm phát ưa thích của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).

Phát biểu tại hội nghị chuyên đề thường niên Jackson Hole của FED hôm Thứ Sáu tuần trước, Chủ tịch FED Jerome Powell thừa nhận những tiến triển gần đây trong việc kiểm soát lạm phát và cho biết "đã đến lúc phải có sự điều chỉnh chính sách".

"Chúng tôi không thấy và cũng không mong muốn chứng kiến một sự suy yếu hơn nữa của thị trường lao động", ông Powell nói thêm trong bài phát biểu dường như sẽ đảm bảo về việc cắt giảm lãi suất tại cuộc họp chính sách vào tháng tới. Đây sẽ là lần cắt giảm lãi suất đầu tiên của FED trong hơn bốn năm qua.

Lịch trình kinh tế cũng bao gồm báo cáo về số đơn đặt hàng hàng hóa lâu bền công bố vào thứ Hai và số liệu GDP quý II đã được điều chỉnh, công bố vào thứ Năm cùng với báo cáo hàng tuần về số đơn đăng ký nhận trợ cấp thất nghiệp lần đầu.

3. Dữ liệu lạm phát Khu vực Đồng tiền chung châu Âu (Eurozone)

Dữ liệu lạm phát tháng 8 của Eurozone, dự kiến ​​công bố vào thứ Sáu, sẽ đóng vai trò then chốt trong việc định hình quyết định của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) về lãi suất trong tháng 9.

Báo cáo này sẽ được đưa ra sau các báo cáo lạm phát quốc gia bắt đầu công bố từ hôm thứ Năm. Trước đó, báo cáo lạm phát tháng 7 đã cho thấy áp lực giá cả tại Eurozone bất ngờ tăng nhẹ trở lại, báo hiệu những thách thức trong việc kiểm soát lạm phát.

Trong khi lạm phát toàn phần dự kiến ​​sẽ giảm bớt, một phần là do giá dầu giảm, sự chú ý sẽ vẫn đổ dồn vào lạm phát cốt lõi và lĩnh vực dịch vụ, nơi áp lực giá cả gia tăng có xu hướng dai dẳng hơn.

Bất kỳ sự gia tăng bất ngờ nào trong dữ liệu lạm phát đều có thể thúc đẩy tâm lý thận trọng trên thị trường, đặc biệt là khi các nhà giao dịch đã gia tăng kỳ vọng về việc ECB cắt giảm lãi suất trong những tuần gần đây.

Kỳ vọng của thị trường đang nghiêng nhiều về khả năng ECB sẽ cắt giảm lãi suất 0,25 điểm % vào ngày 12/9. Giới đầu tư cũng đặt nhiều niềm tin vào khả năng sẽ có thêm các đợt cắt giảm nữa vào cuối năm.

4. Dữ liệu lạm phát Úc

Số liệu lạm phát tháng 7 của Úc công bố vào Thứ Tư có thể cho thấy lạm phát toàn phần đang quay trở lại phạm vi mục tiêu 2 - 3% của Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA) lần đầu tiên trong ba năm qua.

Bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy áp lực lạm phát đang giảm bớt có thể khiến giới đầu tư theo dõi sát sao những động thái của RBA. RBA hiện vẫn đang có sự khác biệt với các ngân hàng trung ương lớn khác trên thế giới, với sự miễn cưỡng trong việc cắt giảm lãi suất, trong khi nhiều ngân hàng trung ương khác đã bắt đầu hoặc đang cân nhắc các chu kỳ nới lỏng chính sách tiền tệ.

Các nhà đầu tư cũng đang trông chờ dữ liệu công bố hôm Thứ Tư có thể xoa dịu tâm lý người tiêu dùng, vốn đang bị đè nặng bởi chi phí vay cao.

Ngoài ra, báo cáo lạm phát tháng 8 của Tokyo, dự kiến ​​công bố vào Thứ Sáu, có thể cung cấp thêm manh mối về triển vọng chính sách tiền tệ của Nhật Bản.

5. Biến động giá vàng

Giá vàng đã liên tiếp đạt mức cao kỷ lục kể từ năm 2022 và đã tăng hơn 20% trong năm nay. Mức  giá 3.000 đô la/ounce hiện đang trong tầm ngắm.

Kim loại quý vốn được coi là công cụ trú ẩn an toàn trong thời kỳ rủi ro an ninh và bất ổn chính trị, kinh tế gia tăng, đã được hưởng lợi lớn từ sự kết hợp của một số yếu tố.

Xung đột Nga – Ukraine bùng phát vào tháng 2/2022 đã gây ra đợt tăng giá vàng đầu tiên. Giá hàng hóa và lạm phát gia tăng sau đó, làm xói mòn giá trị của các loại tiền tệ, đã hỗ trợ thêm cho xu hướng tăng của giá vàng.

Căng thẳng đang diễn ra ở Trung Đông và sự bất ổn xung quanh cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sắp tới cũng góp phần vào mức tăng của vàng. Ngoài ra, kỳ vọng về việc FED cắt giảm lãi suất đang gây áp lực lên đồng đô la, khiến vàng trở nên hấp dẫn hơn vì vàng thường có mối quan hệ nghịch đảo với đồng đô la Mỹ.

Tuy nhiên, các nhà đầu tư vàng nên thận trọng, vì thị trường thường trải qua các đợt điều chỉnh, đúng như câu nói "không có gì tăng theo đường thẳng", phản ánh xu hướng "mua theo tin đồn, bán theo tin tức".

Chứng khoán

Các chỉ số sau phiên 23/08

Chỉ số quan trọng

Điểm

Thay đổi so với phiên trước

Thay đổi trong 5 ngày

Thay đổi trong 1 tháng

S&P 500 (Mỹ)

5.634,61

+1,15%

+1,45%

+3,22%

NASDAQ (Mỹ)

17.877,79

+1,47%

+1,40%

+3,00%

DOW JONES (Mỹ)

41.175,08

+1,14%

+1,27%

+1,44%

DAX (Đức)

18.633,10

+0,76%

+1,70%

+1,17%

NIKKEI 225 (Nhật Bản)

38.364,27

+0,40%

+0,79%

+1,85%

SHANGHAI COMPOSITE (Trung Quốc)

2.854,37

+0,20%

-0,87%

-1,26%

HANG SENG (Hong Kong)

17.612,10

-0,16%

+1,04%

+3,47%

5 cổ phiếu thay đổi nhiều sau phiên 23/08

Cổ phiếu

Thay đổi

Giá hiện tại

Macy’s, Inc. (M)

+5,21%

15,96 USD

Tesla, Inc. (TSLA)

+4,59%

220,32 USD

NVIDIA Corporation (NVDA)

+4,55%

129,37 USD

Kohl’s Corporation (KSS)

+4,11%

19,74 USD

Ford Motor Company (F)

+3,21%

11,27 USD

Nhận định về giá kim loại – tiền tệ cho ngày 26/08

Vàng: Giá vàng đang có xu hướng tăng trong ngắn hạn. Nếu vàng duy trì được ở trên mức 2.510,09 nhà đầu tư có thể “long” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức 2.511,18 và 2.512,87. Ngược lại, nếu vàng giảm xuống dưới mức 2.510,09 nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức 2.508,40 và 2.507,31.

Vùng hỗ trợ S1: 2.508,40

Vùng kháng cự R1: 2.511,18

Cặp GBP/USD: Cặp GBP/USD đang giảm nhẹ nhưng đượ dự báo có xu hướng tăng trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì được ở trên mức 1,32120 nhà đầu tư có thể “long” và chốt lời quanh các mức 1,32163 và 1,32249. Ngược lại, nếu tỷ giá giảm xuống dưới mức 1,32120 nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức 1,32034 và 1,31991.

Vùng hỗ trợ S1: 1,32034

Vùng cản R1: 1,32163

Cặp EUR/USD: Cặp EUR/USD đang giảm nhẹ nhưng được dự báo có xu hướng tăng trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì được ở trên mức 1,11944, nhà đầu tư có thể “long” và chốt lời quanh các mức 1,11990 và 1,12050. Nếu tỷ giá giảm xuống dưới mức 1,11944 nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức 1,11884 và 1,11838.

Vùng hỗ trợ S1: 1,11884

Vùng cản R1: 1,11990

Cặp USD/JPY: Cặp USD/JPY đang có xu hướng giảm trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì ở trên mức 144,287, nhà đầu tư nên “long” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức 144,445 và 144,596. Ngược lại nếu tỷ giá giảm xuống dưới mức 144,287, nhà đầu tư có thể “short” và chốt lời ở quanh các mức 144,136 và 143,978.

Vùng hỗ trợ S1: 144,136

Vùng cản R1: 144,445

Cặp USD/CAD: Cặp USD/CAD đang tăng nhẹ nhưng được dự báo có xu hướng giảm trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì được ở trên mức 1,35026 nhà đầu tư có thể “long” và chốt lời quanh các mức 1,35075 và 1,35104. Nếu tỷ giá giảm xuống dưới mức 1,35026, nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức 1,34997 và 1,34948.

Vùng hỗ trợ S1: 1,34997

Vùng cản R1: 1,35075

Thuật ngữ

Long: Lệnh mua

Short: Lệnh bán

Investo - Kênh thông tin chứng khoán Mỹ và chứng khoán thế giới hàng đầu Việt Nam. Theo dõi thêm tin tức về các cổ phiếu tiềm năng và thông tin thị trường tài chính khác tại Investo.
Chủ đề:

Ý kiến

banner-5-1.jpg