Hãy cùng Investo.info cập nhật nhanh bản tin thị trường chứng khoán quốc tế Tuần 34 (19/08 – 23/08). Đâu là những sự kiện đáng chú ý?
Quỹ đạo lãi suất của Mỹ trong thời gian tới có thể trở nên rõ ràng hơn trong tuần này khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Jerome Powell phát biểu tại cuộc họp thường niên của ngân hàng trung ương tại Jackson Hole.
Trước đó, Đại hội toàn quốc của đảng Dân chủ sẽ diễn ra, dữ liệu Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) toàn cầu sẽ cung cấp thêm thông tin về triển vọng kinh tế, trong khi thị trường năng lượng có thể sẽ vẫn biến động khi căng thẳng địa chính trị gia tăng. Đó là những yếu tố mà nhà đầu tư cần chú ý trên thị trường trong tuần này.
Chủ tịch FED Jerome Powell sẽ có bài phát biểu quan trọng tại hội nghị chuyên đề kinh tế thường niên của ngân hàng trung ương tại Jackson Hole, Wyoming vào thứ Sáu lúc 10:00 sáng theo giờ miền Đông (14:00 giờ GMT). Thị trường sẽ tập trung vào những tín hiệu về tốc độ và thời điểm cắt giảm lãi suất trong những tháng tới.
Hy vọng về một cuộc hạ cánh mềm của nền kinh tế một lần nữa thúc đẩy cổ phiếu Mỹ tăng cao hơn, vì những dữ liệu tích cực gần đây đã làm giảm bớt lo ngại về viễn cảnh suy thoái. Trước đó, những nỗi sợ về nguy cơ suy thoái của nền kinh tế Mỹ đã gây ra đợt bán tháo tàn khốc trên thị trường vào đầu tháng này.
Hầu hết những người tham gia thị trường tin rằng FED sẽ cắt giảm lãi suất tại cuộc họp sắp tới vào tháng 9. Cuộc tranh luận chính hiện đang tập trung vào vấn đề quy mô cắt giảm – 0,25 điểm % hoặc 0,5 điểm %.
2. Dữ liệu kinh tế Mỹ
FED sẽ công bố biên bản cuộc họp tháng 7, vốn rất được thị trường chờ đợi, vào thứ Tư. Hồi tháng trước, giới chức FED đã để ngỏ khả năng cắt giảm lãi suất vào tháng 9, khi Chủ tịch Powell thừa nhận những tiến triển về lạm phát.
Cũng vào thứ Tư, Cục Thống kê Lao động Mỹ dự kiến sẽ công bố ước tính sơ bộ về việc điều chỉnh chuẩn đối với mức lương phi nông nghiệp trong tháng 3/2024.
Vào thứ Năm, báo cáo hàng tuần về số đơn đăng ký nhận trợ cấp thất nghiệp lần đầu sẽ được công bố.
Một số quan chức của FED cũng sẽ có bài phát biểu trong tuần này, bao gồm Thống đốc FED Christopher Waller, Chủ tịch FED Atlanta Raphael Bostic và Phó Chủ tịch FED phụ trách Giám sát Michael Barr.
Cuộc đua tranh cử tổng thống Mỹ sẽ trở nên nóng hơn khi đảng Dân chủ cố gắng thúc đẩy ứng cử viên Phó Tổng thống Kamala Harris trong đại hội của đảng tại Chicago, bắt đầu từ thứ Hai. Trong sự kiện kéo dài bốn ngày, các nhân vật nổi tiếng thuộc đảng Dân chủ dự kiến sẽ có bài phát biểu nhằm củng cố sự ủng hộ dành cho bà Harris.
Bà Harris, người tham gia cuộc đua sau quyết định rút lui của Tổng thống Joe Biden, đã tiếp thêm sinh lực cho hy vọng của đảng Dân chủ và thu hẹp khoảng cách với ứng cử viên Cộng hòa Donald Trump trong một số cuộc thăm dò ý kiến. Bà thậm chí còn vượt qua ông Trump trên một số thị trường cá cược trước cuộc bầu cử ngày 5/11.
Khi cuộc đua trở nên căng thẳng, các nhà đầu tư rất muốn làm rõ các lập trường chính sách của bà Harris. Đáng chú ý, bà Harris đã nhấn mạnh cam kết bảo vệ sự độc lập của Cục Dự trữ Liên bang, một lập trường trái ngược hoàn toàn với đối thủ đảng Cộng hòa của bà, cựu Tổng thống Trump.
Các dữ liệu Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) sẽ cung cấp một bức tranh toàn cảnh về hoạt động kinh tế theo thời gian thực. Hầu hết các chỉ số được công bố vào thứ Năm sẽ cung cấp một cái nhìn sâu sắc và quan trọng về triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Trước đó, Chỉ số PMI của tháng 7 đã cho thấy sự giảm tốc về kinh tế kết hợp với lạm phát dai dẳng. Điều này là lý do vì sao các ngân hàng trung ương được cho là đang trong tình thế tiến thoái lưỡng nan.
Hoạt động sản xuất của Mỹ suy yếu trong khi các số liệu của Đức ảm đạm một cách đáng ngạc nhiên, cho thấy nền kinh tế lớn nhất của Khu vực đồng tiền chung châu Âu đang suy giảm. Nhưng giá đầu vào của các nhà sản xuất tại các nền kinh tế tiên tiến đã đạt mức cao nhất trong 18 tháng.
Lạm phát sẽ quyết định tốc độ và mức độ cắt giảm lãi suất trong thời gian tới. Nếu những dữ liệu PMI ảm đạm của tháng 7 tiếp tục lặp lại trong tháng 8, việc nới lỏng chính sách tiền tệ có thể diễn ra chậm hơn so với mong muốn của thị trường.
Thị trường năng lượng toàn cầu đã trải qua những biến động trong bối cảnh những yếu tố rủi ro trái chiều chưa có dấu hiệu lắng dịu trong ngắn hạn. Những lo ngại gần đây về xung đột leo thang ở Trung Đông đã đẩy giá dầu thô quốc tế lên trên 80 USD/thùng, phản ánh nỗi lo về khả năng gián đoạn nguồn cung từ khu vực này.
Đồng thời, những bất ổn liên quan đến nhu cầu dầu, đặc biệt là từ Trung Quốc, đang hạn chế việc giá dầu thô tăng cao hơn nữa.
Giá khí đốt bán buôn của châu Âu cũng biến động đáng kể do cuộc xung đột Nga - Ukraine. Giao tranh đang diễn ra gần thị trấn Sudzha của Nga, một điểm trung chuyển chính cho khí đốt chảy vào Ukraine, đã làm dấy lên lo ngại về khả năng gián đoạn nguồn cung trước khi thỏa thuận kéo dài 5 năm giữa châu Âu với Gazprom hết hạn.
Chỉ số quan trọng |
Điểm |
Thay đổi so với phiên trước |
Thay đổi trong 5 ngày |
Thay đổi trong 1 tháng |
S&P 500 (Mỹ) |
5.554,25 |
+0,20% |
+3,93% |
+0,89% |
NASDAQ (Mỹ) |
17.631,72 |
+0,21% |
+5,29% |
-0,54% |
DOW JONES (Mỹ) |
40.659,76 |
+0,24% |
+2,94% |
+0,92% |
DAX (Đức) |
18.322,40 |
+0,77% |
+3,38% |
+0,83% |
NIKKEI 225 (Nhật Bản) |
38.062,67 |
+3,64% |
+8,67% |
-4,99% |
SHANGHAI COMPOSITE (Trung Quốc) |
2.879,43 |
+0,07% |
+0,60% |
-3,45% |
HANG SENG (Hong Kong) |
17.430,16 |
+1,88% |
+1,99% |
+0,07% |
Cổ phiếu |
Thay đổi |
Giá hiện tại |
Alibaba Group Holding Limited (BABA) |
+4,58% |
83,18 USD |
Macy’s, Inc. (M) |
+4,24% |
17,70 USD |
Kohl’s Corporation (KSS) |
+2,76% |
20,45 USD |
The Boeing Company (BA) |
+2,03% |
179,99 USD |
Cisco Systems, Inc. (CSCO) |
+1,92% |
49,46 USD |
Vàng: Giá vàng đang giảm nhẹ nhưng được dự báo có xu hướng tăng trong ngắn hạn. Nếu vàng duy trì được ở trên mức 2.499,48 nhà đầu tư có thể “long” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức 2.500,34 và 2.500,81. Ngược lại, nếu vàng giảm xuống dưới mức 2.499,48 nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức 2.499,01 và 2.498,15.
Vùng hỗ trợ S1: 2.499,01
Vùng kháng cự R1: 2.500,34
Cặp GBP/USD: Cặp GBP/USD đang giảm nhẹ nhưng đượ dự báo có xu hướng tăng trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì được ở trên mức 1,29297 nhà đầu tư có thể “long” và chốt lời quanh các mức 1,29312 và 1,29343. Ngược lại, nếu tỷ giá giảm xuống dưới mức 1,29297 nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức 1,29266 và 1,29251.
Vùng hỗ trợ S1: 1,29266
Vùng cản R1: 1,29312
Cặp EUR/USD: Cặp EUR/USD đang giảm nhẹ nhưng được dự báo có xu hướng tăng trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì được ở trên mức 1,10106, nhà đầu tư có thể “long” và chốt lời quanh các mức 1,10124 và 1,10147. Nếu tỷ giá giảm xuống dưới mức 1,10106 nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức 1,10083 và 1,10065.
Vùng hỗ trợ S1: 1,10083
Vùng cản R1: 1,10124
Cặp USD/JPY: Cặp USD/JPY đang tăng nhưng được dự báo có xu hướng giảm trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì ở trên mức 147,765, nhà đầu tư nên “long” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức 147,816 và 147,863. Ngược lại nếu tỷ giá giảm xuống dưới mức 147,765, nhà đầu tư có thể “short” và chốt lời ở quanh các mức 147,718 và 147,667.
Vùng hỗ trợ S1: 147,718
Vùng cản R1: 147,816
Cặp USD/CAD: Cặp USD/CAD đang tăng nhẹ nhưng được dự báo có xu hướng giảm trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì được ở trên mức 1,36926 nhà đầu tư có thể “long” và chốt lời quanh các mức 1,36948 và 1,36965. Nếu tỷ giá giảm xuống dưới mức 1,36926, nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức 1,36909 và 1,36887.
Vùng hỗ trợ S1: 1,36909
Vùng cản R1: 1,36948
Thuật ngữ
Long: Lệnh mua
Short: Lệnh bán