Hãy cùng Investo.info cập nhật nhanh bản tin thị trường chứng khoán quốc tế Tuần 33 (12/08 – 16/08). Đâu là những sự kiện đáng chú ý?
Các nhà đầu tư sẽ xem xét các dữ liệu lạm phát quan trọng của Mỹ, được công bố vào thứ Tư để tìm manh mối mới về quy mô tiềm năng của đợt cắt giảm lãi suất dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 9 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Thị trường có vẻ sẽ vẫn biến động, trong khi giới đầu tư chờ đợi dữ liệu doanh số bán lẻ, để tìm kiếm manh mối về sức mạnh chi tiêu của người tiêu dùng.
Sau đây là một số thông tin đáng chú ý mà giới đầu tư cần chú ý trong tuần tới.
Dữ liệu Chỉ số Giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 dự kiến sẽ cho thấy lạm phát tại Mỹ tiếp tục tiến gần hơn đến mục tiêu hàng năm 2% của FED.
Một kết quả cho thấy sự hạ nhiệt nhẹ của lạm phát có thể xoa dịu nỗi lo rằng FED đã khiến nền kinh tế lao dốc bằng cách giữ lãi suất ở mức cao trong thời gian quá dài. Nhưng một báo cáo yếu kém, có thể củng cố nỗi lo suy thoái, và dẫn tới những sự biến động mới trên thị trường.
Lịch trình kinh tế cũng bao gồm các số liệu bán lẻ trong tháng 7 cũng như báo cáo hàng tuần về số đơn đăng ký nhận trợ cấp thất nghiệp lần đầu.
Các nhà đầu tư cũng sẽ có cơ hội lắng nghe ý kiến từ một số quan chức của FED, bao gồm Chủ tịch FED Atlanta Raphael Bostic, Chủ tịch FED Philadelphia Patrick Harker và Chủ tịch FED Chicago Austan Goolsbee.
Hôm thứ Năm tuần trước, ba nhà hoạch định chính sách của FED đã phát đi những thông điệp cho biết, họ cảm thấy tự tin hơn rằng lạm phát đang hạ nhiệt đủ để FED cắt giảm lãi suất.
Các nhà đầu tư có vẻ sẽ vẫn duy trì tâm lý thận trọng trong tuần tới sau đợt lao dốc của thị trường chứng khoán Mỹ vào thứ Hai tuần trước do sự kết hợp giữa nỗi lo về suy thoái kinh tế của Mỹ và việc hủy bỏ các giao dịch chênh lệch lãi suất toàn cầu, vốn được tài trợ bởi các khoản vay bằng đồng yên Nhật.
Số đơn đăng ký nhận trợ cấp thất nghiệp lần đầu giảm mạnh hơn dự kiến vào thứ Năm tuần trước cho thấy nỗi lo về sức khỏe của thị trường lao động đã bị thổi phồng quá mức, giúp thị trường phục hồi phần lớn tổn thất vào thời điểm đóng cửa phiên giao dịch thứ Sáu.
Trọng tâm trong tuần tới sẽ là liệu việc những kỳ vọng về mức độ cắt giảm lãi suất của FED, có phù hợp với các dữ liệu kinh tế sắp công bố hay không, và liệu còn bao nhiêu giao dịch chênh lệch lãi suất toàn cầu sẽ được hủy bỏ.
Mối lo ngại về xung đột ở Trung Đông đang lan rộng và cuộc bầu cử sắp tới của Mỹ cũng có nghĩa là những biến động trên thị trường khó có thể biến mất sớm.
Mùa báo cáo tài chính đang ở giai đoạn cuối khi phần lớn các công ty đã công bố kết quả kinh doanh hàng quý của họ. Nhưng vẫn còn một số cái tên đáng chú ý sẽ công bố báo cáo tài chính trong tuần tới, bao gồm các nhà bán lẻ Home Depot (NYSE:HD) và Walmart (NYSE:WMT).
Các nhà đầu tư sẽ để mắt đến những gì các nhà bán lẻ nói về khả năng phục hồi trong chi tiêu của người tiêu dùng, một động lực chính thúc đẩy tăng trưởng trong nền kinh tế, đặc biệt là khi có một số dấu hiệu gần đây cho thấy sự yếu kém trong các dữ liệu kinh tế.
Những cái tên đáng chú ý khác trong danh sách công bố báo cáo tài chính, bao gồm Cisco Systems (NASDAQ:CSCO) và Fox Corporation (NASDAQ:FOX).
Giá dầu đã tăng vào tuần trước khi các quan chức FED đưa ra bình luận rằng họ có thể cắt giảm lãi suất ngay sau tháng 9. Điều này đã làm dịu bớt lo ngại về triển vọng nhu cầu, trong khi lo ngại về một cuộc xung đột mở rộng ở Trung Đông tiếp tục làm tăng rủi ro về nguồn cung.
Giá dầu Brent đã tăng hơn 3,5% trong tuần, trong khi giá dầu thô tương lai của Mỹ tăng hơn 4%.
Lo ngại về viễn cảnh suy thoái đã lắng xuống, củng cố triển vọng nhu cầu tiêu thụ dầu. Đồng thời, căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông đã làm gia tăng lo ngại về một cuộc xung đột tiềm tàng có thể làm gián đoạn sản lượng của khu vực và làm giảm nguồn cung dầu thô toàn cầu.
Khả năng Iran tấn công trả đũa Israel đang làm dấy lên lo ngại về nguồn cung dầu từ khu vực sản xuất lớn nhất thế giới.
Vương quốc Anh sẽ công bố một loạt dữ liệu kinh tế, có thể gợi mở thêm về triển vọng về chính sách tiền tệ trong vài tháng tới.
Dữ liệu về tăng trưởng tiền lương dự kiến được công bố vào thứ Ba, tiếp theo là số liệu lạm phát vào thứ Tư. Các dữ liệu này sẽ được nhà đầu tư theo dõi chặt chẽ để tìm kiếm dấu hiệu của áp lực giá dai dẳng, đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ vẫn đang tăng trưởng mạnh.
Dữ liệu GDP hàng tháng công bố vào thứ Năm dự kiến sẽ không cho thấy một kết quả quá tích cực trong tháng 6. Tuy nhiên, nền kinh tế Anh dự kiến sẽ tăng trưởng 0,6% trong quý II. Trong khi đó, dữ liệu bán lẻ công bố vào thứ Sáu dự kiến sẽ ghi nhận sự phục hồi vào tháng 7 sau khi giảm trong tháng 6.
Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) đã cắt giảm lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2020 vào đầu tháng này và hiện tại, thị trường đang định giá khoảng 33% khả năng BOE sẽ cắt giảm lãi suất thêm 0,25 điểm % tại cuộc họp vào tháng 9.
Chỉ số quan trọng |
Điểm |
Thay đổi so với phiên trước |
Thay đổi trong 5 ngày |
Thay đổi trong 1 tháng |
S&P 500 (Mỹ) |
5.344,16 |
+0,47% |
-0,04% |
-4,83% |
NASDAQ (Mỹ) |
16.745,30 |
+0,51% |
-0,18% |
-8,99% |
DOW JONES (Mỹ) |
39.497,54 |
+0,13% |
-0,60% |
-1,26% |
DAX (Đức) |
17.722,88 |
+0,24% |
+0,35% |
-5,47% |
NIKKEI 225 (Nhật Bản) |
35.025,00 |
+0,56% |
-2,46% |
-14,97% |
SHANGHAI COMPOSITE (Trung Quốc) |
2.862,19 |
-0,27% |
-1,48% |
-3,67% |
HANG SENG (Hong Kong) |
17.090,23 |
+1,17% |
+0,85% |
-6,58% |
Cổ phiếu |
Thay đổi |
Giá hiện tại |
Intel Corporation (INTC) |
-3,81% |
19,71 USD |
Viatris Inc. (VTRS) |
-2,64% |
11,78 USD |
American Express Company (AXP) |
+1,85% |
237,85 USD |
Meta Platforms, Inc. (META) |
+1,60% |
517,77 USD |
HP Inc. (HPQ) |
+1,57% |
33,54 USD |
Vàng: Giá vàng đang có xu hướng giảm trong ngắn hạn. Nếu vàng duy trì được ở trên mức 2.428,55 nhà đầu tư có thể “long” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức 2.429,94 và 2.432,23. Ngược lại, nếu vàng giảm xuống dưới mức 2.428,55 nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức 2.426,26 và 2.424,87.
Vùng hỗ trợ S1: 2.426,26
Vùng kháng cự R1: 2.429,94
Cặp GBP/USD: Cặp GBP/USD đang có xu hướng giảm trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì được ở trên mức 1,27581 nhà đầu tư có thể “long” và chốt lời quanh các mức 1,27616 và 1,27656. Ngược lại, nếu tỷ giá giảm xuống dưới mức 1,27581 nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức 1,27541 và 1,27506.
Vùng hỗ trợ S1: 1,27541
Vùng cản R1: 1,27616
Cặp EUR/USD: Cặp EUR/USD đang giảm nhẹ nhưng được dự báo có xu hướng tăng trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì được ở trên mức 1,09189, nhà đầu tư có thể “long” và chốt lời quanh các mức 1,09208 và 1,09233. Nếu tỷ giá giảm xuống dưới mức 1,09189 nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức 1,09164 và 1,09145.
Vùng hỗ trợ S1: 1,09164
Vùng cản R1: 1,09208
Cặp USD/JPY: Cặp USD/JPY đang có xu hướng tăng trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì ở trên mức 146,687, nhà đầu tư nên “long” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức 146,722 và 146,750. Ngược lại nếu tỷ giá giảm xuống dưới mức 146,687, nhà đầu tư có thể “short” và chốt lời ở quanh các mức 146,659 và 146,624.
Vùng hỗ trợ S1: 146,659
Vùng cản R1: 146,722
Cặp USD/CAD: Cặp USD/CAD đang tăng nhẹ nhưng được dự báo có xu hướng giảm trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì được ở trên mức 1,37322 nhà đầu tư có thể “long” và chốt lời quanh các mức 1,37360 và 1,37389. Nếu tỷ giá giảm xuống dưới mức 1,37322, nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức 1,37293 và 1,37255.
Vùng hỗ trợ S1: 1,37293
Vùng cản R1: 1,37360
Thuật ngữ
Long: Lệnh mua
Short: Lệnh bán