Hãy cùng Investo.info cập nhật nhanh bản tin thị trường chứng khoán quốc tế Tuần 32 (05/08 – 09/08). Đâu là những sự kiện đáng chú ý?
Những lo ngại về nền kinh tế vẫn tiếp tục gia tăng trong bối cảnh có nhiều ý kiến cho rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thể đã giữ lãi suất ở mức cao quá lâu, gây tổn hại đến tăng trưởng. Mùa báo cáo tài chính sẽ tiếp tục sôi động, trong khi giá dầu có thể tiếp tục biến động do những lo ngại về suy thoái kinh tế và rủi ro địa chính trị.
Đó là những điểm mà nhà đầu tư cần chú ý trong tuần giao dịch mới.
Sau khi báo cáo việc làm tháng 7 yếu kém công bố hôm thứ Sáu tuần trước làm dấy lên lo ngại về khả năng xảy ra suy thoái, lịch trình kinh tế trong tuần này sẽ nhẹ nhàng hơn đáng kể.
Viện Quản lý Cung ứng (ISM) sẽ công bố chỉ số ngành dịch vụ vào thứ Hai, dự kiến cho thấy mức tăng trưởng khiêm tốn.
Các nhà đầu tư sẽ nhận được thông tin cập nhật mới về tình hình thị trường lao động vào thứ Năm, trong đố, số đơn đăng ký nhận trợ cấp thất nghiệp lần đầu hàng tuần, dự kiến sẽ giảm nhẹ từ mức cao nhất gần một năm đạt được hồi tuần trước.
Các nhà đầu tư cũng sẽ lắng nghe ý kiến từ Chủ tịch FED San Francisco Mary Daly và Chủ tịch FED Richmond Thomas Barkin sau khi ngân hàng trung ương Mỹ quyết định giữ nguyên lãi suất vào tuần trước nhưng vẫn để ngỏ khả năng cắt giảm lãi suất vào tháng 9.
Trong khi hầu hết các công ty giá trị vốn hóa lớn đã công bố báo cáo tài chính trong tuần trước, kết quả kinh doanh từ nhiều công ty lớn khác sẽ là điều giới đầu tư chờ đợi trong những ngày sắp tới.
Báo cáo từ công ty công nghiệp hàng đầu Caterpillar (NYSE:CAT) và gã khổng lồ trong ngành truyền thông và giải trí Walt Disney (NYSE:DIS) sẽ cung cấp cái nhìn sâu sắc hơn về tình trạng sức khỏe của ngành sản xuất và người tiêu dùng Mỹ.
Thị trường cũng sẽ chờ đợi báo cáo từ một số tên tuổi lớn khác, bao gồm nhà sản xuất thuốc giảm cân Eli Lilly (NYSE:LLY) và hãng công nghệ Super Micro Computer (NASDAQ:SMCI), một trong những công ty hưởng lợi từ làn sóng trí tuệ nhân tạo trên thị trường.
Chứng khoán Mỹ đã bị bán tháo phiên thứ hai liên tiếp trong ngày thứ Sáu tuần trước, đẩy chỉ số Nasdaq Composite vào vùng điều chỉnh khi những dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đang chậm lại làm dấy lên lo ngại rằng FED đã chờ đợi quá lâu mà vẫn chưa cắt giảm lãi suất.
Sự sụt giảm của cổ phiếu Amazon (NASDAQ:AMZN) và Intel (NASDAQ:INTC) sau kết quả kinh doanh hàng quý và những dự báo đáng thất vọng cũng góp phần gây thêm áp lực, đẩy thị trường chứng khoán Mỹ suy giảm trong phiên cuối tuần.
Các nhà đầu tư sẽ nhận được thông tin cập nhật về diễn biến phục hồi kinh tế ở Trung Quốc trong nửa cuối năm nay với hàng loạt thông tin kinh tế được công bố trong tuần này. Mở đầu tuần mới sẽ là kết quả cuộc khảo sát khu vực tư nhân về hoạt động dịch vụ, tiếp theo là dữ liệu thương mại vào thứ Tư và số liệu giá tiêu dùng vào cuối tuần.
Các dữ liệu gần đây cho thấy triển vọng ảm đạm đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và việc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) bất ngờ cắt giảm lãi suất gần đây đã phản ánh sự cấp bách ngày càng gia tăng của giới chức Bắc Kinh trong nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng.
Các quan chức sẽ đặc biệt theo dõi chặt chẽ số liệu lạm phát hôm thứ Sáu để xem, sẽ cần thực hiện thêm các biện pháp nào khác nhằm thúc đẩy nhu cầu nội địa đang suy yếu.
RBA dự kiến sẽ giữ nguyên lãi suất tại cuộc họp chính sách sắp tới vào thứ Ba sau khi dữ liệu tháng trước cho thấy lạm phát cốt lõi tại Úc trong quý II bất ngờ tăng chậm lại, xuống mức thấp nhất trong hai năm và tốc độ tăng trưởng kinh tế chững lại trong quý I/2024.
Những người tham gia thị trường sẽ tập trung vào hướng dẫn chuyển tiếp của ngân hàng trung ương. Thị trường đang đánh giá có 70% khả năng lãi suất sẽ giảm vào cuối năm nếu lạm phát tiếp tục chậm lại.
Giá dầu giảm vào thứ Sáu, chạm mức thấp nhất kể từ tháng 1 khi các dữ liệu kinh tế yếu kém từ Mỹ và Trung Quốc làm gia tăng lo ngại về triển vọng nhu cầu. Sự suy yếu của thị trường việc làm Mỹ, cùng với hoạt động sản xuất thu hẹp tại Trung Quốc, đã làm dấy lên nguy cơ kinh tế toàn cầu phục hồi chậm chạp, ảnh hưởng đến tiêu thụ dầu.
Các nhà đầu tư dầu mỏ cũng đang theo dõi tình hình Trung Đông, khi lực lượng Hezbollah do Iran hậu thuẫn cho biết cuộc xung đột của họ với Israel đã bước vào một giai đoạn mới.
Trong khi đó, cuộc họp của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác (OPEC+) vào thứ Năm tuần trước đã kết thúc mà không có sự thay đổi nào về chính sách sản lượng dầu của nhóm, bao gồm cả kế hoạch bắt đầu dỡ bỏ một số biện pháp cắt giảm sản lượng kể từ tháng 10.
Chỉ số quan trọng |
Điểm |
Thay đổi so với phiên trước |
Thay đổi trong 5 ngày |
Thay đổi trong 1 tháng |
S&P 500 (Mỹ) |
5.346,56 |
-1,84% |
-2,06% |
-3,96% |
NASDAQ (Mỹ) |
16.776,16 |
-2,43% |
-3,35% |
-8,59% |
DOW JONES (Mỹ) |
39.737,26 |
-1,51% |
-2,10% |
+0,92% |
DAX (Đức) |
17.661,22 |
-2,33% |
-4,11% |
-4,41% |
NIKKEI 225 (Nhật Bản) |
35.909,70 |
-5,81% |
-4,67% |
-12,23% |
SHANGHAI COMPOSITE (Trung Quốc) |
2.905,34 |
-0,92% |
+0,50% |
-1,51% |
HANG SENG (Hong Kong) |
16.945,51 |
-2,08% |
-0,45% |
-4,80% |
Cổ phiếu |
Thay đổi |
Giá hiện tại |
Intel Corporation (INTC) |
-26,06% |
21,48 USD |
Amazon.com, Inc. (AMZN) |
-8,78% |
167,90 USD |
Moderna, Inc. (MRNA) |
-8,06% |
86,58 USD |
Citigroup Inc. (C) |
-7,14% |
58,76 USD |
American Express Company (AXP) |
-6,59% |
232,28 USD |
Vàng: Giá vàng đang giảm nhưng được dự báo có xu hướng tăng trong ngắn hạn. Nếu vàng duy trì được ở trên mức 2.430,37 nhà đầu tư có thể “long” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức 2.434,26 và 2.436,71. Ngược lại, nếu vàng giảm xuống dưới mức 2.430,37 nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức 2.427,92 và 2.424,03.
Vùng hỗ trợ S1: 2.427,92
Vùng kháng cự R1: 2.434,26
Cặp GBP/USD: Cặp GBP/USD đang có xu hướng giảm trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì được ở trên mức 1,28009 nhà đầu tư có thể “long” và chốt lời quanh các mức 1,28061 và 1,28096. Ngược lại, nếu tỷ giá giảm xuống dưới mức 1,28009 nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức 1,27974 và 1,27922.
Vùng hỗ trợ S1: 1,27974
Vùng cản R1: 1,28061
Cặp EUR/USD: Cặp EUR/USD đang có xu hướng tăng trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì được ở trên mức 1,09117, nhà đầu tư có thể “long” và chốt lời quanh các mức 1,09137 và 1,09155. Nếu tỷ giá giảm xuống dưới mức 1,09117 nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức 1,09099 và 1,09079.
Vùng hỗ trợ S1: 1,09099
Vùng cản R1: 1,09137
Cặp USD/JPY: Cặp USD/JPY đang có xu hướng giảm trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì ở trên mức 146,842, nhà đầu tư nên “long” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức 146,914 và 146,949. Ngược lại nếu tỷ giá giảm xuống dưới mức 146,842, nhà đầu tư có thể “short” và chốt lời ở quanh các mức 146,807 và 146,735.
Vùng hỗ trợ S1: 146,807
Vùng cản R1: 146,914
Cặp USD/CAD: Cặp USD/CAD đang tăng nhẹ nhưng được dự báo có xu hướng giảm trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì được ở trên mức 1,38654 nhà đầu tư có thể “long” và chốt lời quanh các mức 1,38704 và 1,38787. Nếu tỷ giá giảm xuống dưới mức 1,38654, nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức 1,38571 và 1,38521.
Vùng hỗ trợ S1: 1,38571
Vùng cản R1: 1,38704
Thuật ngữ
Long: Lệnh mua
Short: Lệnh bán