Hãy cùng Investo.info cập nhật nhanh bản tin thị trường chứng khoán quốc tế Tuần 31 (29/07 – 02/08). Đâu là những sự kiện đáng chú ý?
Đây sẽ là một tuần quan trọng đối với các thị trường khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) lần lượt tổ chức các cuộc họp chính sách. Thị trường cũng chờ đợi dữ liệu việc làm quan trọng của Mỹ vào thứ Sáu, và báo cáo tài chính các hãng công nghệ lớn.
Đó là những thông tin quan trọng mà nhà đầu tư cần chú ý trên thị trường trong tuần giao dịch mới.
Với việc các thị trường hiện đang định giá 88% khả năng FED cắt giảm lãi suất vào tháng 9 trong bối cảnh lạm phát tại Mỹ có dấu hiệu hạ nhiệt và tỷ lệ thất nghiệp tăng lên, tuyên bố chính sách trong tuần này của Chủ tịch FED Jerome Powell chắc chắn sẽ thu hút nhiều sự chú ý.
Sau khi kết thúc cuộc họp chính sách tháng 7 vào thứ Tư, FED được dự báo sẽ tiếp tục phát đi thông điệp rằng họ muốn có thêm cơ sở để tin tưởng rằng lạm phát đang tiến tới mục tiêu 2% một cách bền vững trước khi cắt giảm lãi suất.
Dữ liệu lạm phát công bố vào thứ Sáu tuần trước đã củng cố những kỳ vọng về việc FED sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất vào tháng 9. FED đã duy trì lãi suất ở phạm vi hiện hành từ 5,25% -5,50% kể từ tháng 7 năm ngoái. Trước đó, ngân hàng trung ương Mỹ đã tăng lãi suất chính sách thêm 5,25 điểm % kể từ năm 2022 để chống lạm phát.
Tuyên bố hôm thứ Tư của FED sẽ khiến báo cáo Bảng lương phi nông nghiệp (NFP) dự kiến công bố vào thứ Sáu, được theo dõi chặt chẽ hơn, khi các nhà đầu tư cố gắng đánh giá xem liệu các dấu hiệu hạ nhiệt gần đây trên thị trường lao động có tiếp tục diễn ra trong tháng 7 hay không.
Các nhà kinh tế dự báo, nền kinh tế Mỹ đã tạo ra 177.000 việc làm trong tháng 7, giảm so với mức 206.000 của tháng 6. Tỷ lệ thất nghiệp, vốn đã tăng cao hơn trong ba tháng qua, dự kiến sẽ giữ ổn định ở mức 4,1%.
Trước báo cáo NFP công bố hôm thứ Sáu, Mỹ cũng sẽ công bố dữ liệu về cơ hội việc làm JOLTS vào thứ Ba.
Báo cáo tài chính của các tập đoàn công nghệ lớn dự kiến sẽ tiếp tục được công bố trong những ngày tới và bất kỳ sự thất vọng nào cũng có thể khiến thị trường tiếp tục chao đảo trong bối cảnh có những lo ngại về mức định giá quá cao của các cổ phiếu này.
Microsoft (NASDAQ:MSFT) dự kiến sẽ công bố báo cáo tài chính vào thứ Ba, tiếp theo là Meta, công ty mẹ của Facebook (NASDAQ:META) vào thứ Tư và Apple (NASDAQ:AAPL) và Amazon (NASDAQ:AMZN) vào thứ Năm.
Những con số đáng thất vọng có thể khơi dậy những lo lắng đã gây ra đợt bán tháo mạnh ở Mỹ hôm thứ Tư tuần trước, khi cả S&P 500 và Nasdaq đều trải qua ngày giao dịch tồi tệ nhất kể từ cuối năm 2022. Sự tăng trưởng mạnh mẽ của cổ phiếu công nghệ có thể đã đặt ra tiêu chuẩn cao cho báo cáo tài chính của các công ty này.
Alphabet, công ty mẹ của Google (NASDAQ:GOOGL), một trong những nguyên nhân gây ra đợt bán tháo, thực tế đã ghi nhận doanh thu tốt hơn mong đợi, nhưng các nhà đầu tư ngày càng cảnh giác rằng mức chi tiêu ngày càng tăng vào cơ sở hạ tầng AI có thể làm giảm tỷ suất lợi nhuận, khiến cổ phiếu của hãng giảm 5%.
BOE sẽ nhóm họp vào thứ Năm trong bối cảnh các nhà đầu tư vẫn đang chia rẽ về việc liệu các nhà hoạch định chính sách có thực hiện đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên kể từ năm 2020 hay không.
Mức độ không chắc chắn đã tăng cao hơn bình thường trong thời gian chuẩn bị diễn ra cuộc họp vì các quan chức chủ chốt của ngân hàng trung ương đã không đưa ra các phát biểu công khai trong vòng hơn hai tháng qua, do các quy định trước cuộc tổng tuyển cử ngày 4/7 ở Vương quốc Anh.
Các nhà đầu tư vẫn đang đoán xem liệu lạm phát giá dịch vụ cao hơn dự kiến gần đây có đủ để ngăn BOE cắt giảm lãi suất khỏi mức cao nhất trong 16 năm là 5,25%. Tháng trước, Ủy ban Chính sách tiền tệ của BOE đã bỏ phiếu với tỷ lệ 7-2 để giữ nguyên lãi suất, nhưng biên bản cuộc họp ghi lại rằng đó là một quyết định "cân bằng tinh tế".
BOJ sẽ kết thúc cuộc họp thiết lập chính sách vào thứ Tư và những suy đoán về triển vọng tăng lãi suất đang gia tăng sau khi các chính trị gia cấp cao, bao gồm cả Thủ tướng Nhật Bản, ám chỉ sự cần thiết phải bình thường hóa chính sách tiền tệ trong thời gian ngắn.
Tác động của đồng yên yếu lên chi tiêu hộ gia đình và doanh nghiệp dường như đang biến tỷ giá hối đoái thành vấn đề trọng tâm tại đại hội lãnh đạo của Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền vào tháng 9.
Trên thực tế, sự phục hồi đáng kinh ngạc của đồng yên so với đô la Mỹ từ mức thấp nhất trong ba thập kỷ vào đầu tháng đã khiến một số người tin rằng BOJ sẽ không tăng lãi suất trong tháng 7. Nhiều ý kiến lo ngại nền kinh tế mong manh và tâm lý tiêu dùng yếu kém tại Nhật Bản sẽ không thể chống chịu được với việc tăng lãi suất.
Chỉ số quan trọng |
Điểm |
Thay đổi so với phiên trước |
Thay đổi trong 5 ngày |
Thay đổi trong 1 tháng |
S&P 500 (Mỹ) |
5.459,10 |
+1,11% |
-0,83% |
-0,03% |
NASDAQ (Mỹ) |
17.357,88 |
+1,03% |
-2,08% |
-2,11% |
DOW JONES (Mỹ) |
40.589,34 |
+1,64% |
+0,75% |
+3,76% |
DAX (Đức) |
18.417,55 |
+0,65% |
+1,35% |
+1,00% |
NIKKEI 225 (Nhật Bản) |
37.667,41 |
-0,53% |
-5,98% |
-4,84% |
SHANGHAI COMPOSITE (Trung Quốc) |
2.890,90 |
+0,14% |
-3,07% |
2-,58% |
HANG SENG (Hong Kong) |
17.021,31 |
+0,10% |
-2,28% |
-3,94% |
Cổ phiếu |
Thay đổi |
Giá hiện tại |
3M Company (MMM) |
+22,99% |
127,16 USD |
Pfizer Inc. (PFE) |
+3,39% |
30,77 USD |
General Electric Company (GE) |
+3,12% |
189,81 USD |
Colgate-Palmolive Company (CL) |
+3,01% |
99,39 USD |
Viatris Inc. (VTRS) |
+2,72% |
12,08 USD |
Vàng: Giá vàng đang có xu hướng tăng trong ngắn hạn. Nếu vàng duy trì được ở trên mức 2.397,98 nhà đầu tư có thể “long” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức 2.399,05 và 2.400,18. Ngược lại, nếu vàng giảm xuống dưới mức 2.397,98 nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức 2.396,85 và 2.395,78.
Vùng hỗ trợ S1: 2.396,85
Vùng kháng cự R1: 2.399,05
Cặp GBP/USD: Cặp GBP/USD đang tăng nhưng được dự báo có xu hướng giảm trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì được ở trên mức 1,28691 nhà đầu tư có thể “long” và chốt lời quanh các mức 1,28760 và 1,28796. Ngược lại, nếu tỷ giá giảm xuống dưới mức 1,28691 nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức 1,28655 và 1,28586.
Vùng hỗ trợ S1: 1,28655
Vùng cản R1: 1,28760
Cặp EUR/USD: Cặp EUR/USD đang có xu hướng tăng trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì được ở trên mức 1,08548, nhà đầu tư có thể “long” và chốt lời quanh các mức 1,08589 và 1,08612. Nếu tỷ giá giảm xuống dưới mức 1,08548 nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức 1,08525 và 1,08484.
Vùng hỗ trợ S1: 1,08525
Vùng cản R1: 1,08589
Cặp USD/JPY: Cặp USD/JPY đang có xu hướng giảm trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì ở trên mức 154,240, nhà đầu tư nên “long” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức 154,381 và 154,490. Ngược lại nếu tỷ giá giảm xuống dưới mức 154,240, nhà đầu tư có thể “short” và chốt lời ở quanh các mức 154,131 và 153,990.
Vùng hỗ trợ S1: 154,131
Vùng cản R1: 154,381
Cặp USD/CAD: Cặp USD/CAD đang giảm nhưng được dự báo có xu hướng tăng trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì được ở trên mức 1,38270 nhà đầu tư có thể “long” và chốt lời quanh các mức 1,38294 và 1,38336. Nếu tỷ giá giảm xuống dưới mức 1,38270, nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức 1,38228 và 1,38204.
Vùng hỗ trợ S1: 1,38228
Vùng cản R1: 1,38294
Thuật ngữ
Long: Lệnh mua
Short: Lệnh bán