logo
1170X250-investo.jpg
Theo dõi investo trên google news

thứ hai, 22/07/2024

Tin tài chính Tuần 30: Thị trường chờ đợi dữ liệu PCE của Mỹ

Hãy cùng Investo.info cập nhật nhanh bản tin thị trường chứng khoán quốc tế Tuần 30 (22/07 – 26/07). Đâu là những sự kiện đáng chú ý?

Bản tin tài chính

Đây sẽ là một tuần bận rộn tại các thị trường, khi dữ liệu lạm phát sắp công bố của Mỹ có thể giúp củng cố kỳ vọng của nhà đầu tư về việc Cục Dự trữ Liên bang (FED) cắt giảm lãi suất trong tháng 9. Mùa báo cáo tài chính sẽ tiếp tục sôi động với lần đầu tiên có sự góp mặt của các công ty giá trị vốn hóa lớn, và nhiều ngân hàng tại châu Âu.

Trong khi đó, các dữ liệu Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) tại Khu vực Đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) sẽ cung cấp thêm manh mối về lộ trình lãi suất trong thời gian tới của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Dưới đây là những thông tin mà nhà đầu tư cần chú ý trên thị trường trong tuần tới.

1. Dữ liệu lạm phát PCE của Mỹ

Các dữ liệu lạm phát công bố vào thứ Sáu sẽ có tác động đến kỳ vọng của thị trường về khả năng FED cắt giảm lãi suất vào tháng 9.

Các nhà kinh tế dự kiến ​​Chỉ số Giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) trong tháng 6 sẽ tăng 0,1% trong tháng thứ hai liên tiếp. Kết quả này sẽ đưa lạm phát cốt lõi hàng năm trong ba tháng xuống mức thấp nhất trong năm nay, dưới mức mục tiêu 2% của FED.

Chỉ số Giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 đã giảm lần đầu tiên sau 4 năm. Việc lạm phát hạ nhiệt mạnh hơn dự kiến đã tạo ra một sự luân chuyển vốn trên thị trường chứng khoán và củng cố kỳ vọng của thị trường rằng FED có khả năng cắt giảm lãi suất vào tháng 9.

Vài ngày sau khi dữ liệu CPI được công bố, Chủ tịch FED Jerome Powell cho biết chỉ số lạm phát quý II đã "phần nào tạo thêm niềm tin" rằng tốc độ tăng giá đang quay trở lại mục tiêu của FED một cách bền vững.

2. Mùa báo cáo tài chính tiếp tục sôi động

Khi mùa báo cáo tài chính bước vào giai đoạn cao trào, các nhà đầu tư lạc quan hy vọng kết quả kinh doanh vững chắc sẽ ngăn chặn sự sụt giảm của cổ phiếu công nghệ - yếu tố đang hạ nhiệt đà tăng của chứng khoán Mỹ trong năm nay.

Lĩnh vực công nghệ của S&P 500 đã giảm gần 6% chỉ sau hơn một tuần khi kỳ vọng ngày càng tăng về việc FED cắt giảm lãi suất và nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của ông Donald Trump đã khiến dòng tiền dịch chuyển từ các cổ phiếu công nghệ sang các lĩnh vực khác.

Các báo cáo tài chính quý II có thể giúp cổ phiếu công nghệ lấy lại sự chú ý. Tesla (NASDAQ:TSLA) và Alphabet, công ty mẹ của Google (NASDAQ:GOOGL), đều công bố báo cáo kết quả vào thứ Ba, mở màn cho loạt báo cáo từ nhóm cổ phiếu giá trị vốn hóa lớn "Magnificent Seven" – động lực thúc đẩy thị trường từ đầu năm 2023.

IBM (NYSE:IBM), Ford (NYSE:F) và General Motors (NYSE:GM) là một số công ty có tên tuổi lớn khác sẽ công bố báo cáo trong tuần tới. Các nhà đầu tư đang chờ đợi thêm thông tin từ các công ty này về sức khoẻ người tiêu dùng và triển vọng tăng trưởng kinh tế trong tương lai sẽ như thế nào.

3. Báo cáo tài chính của các ngân hàng châu Âu

Khu vực ngân hàng châu Âu vốn đang có lợi nhuận và giá cổ phiếu tăng cao phải đối mặt với thử thách thực sự trong tuần này khi mùa báo cáo tài chính quý II bắt đầu.

Yếu tố dẫn đến những thành công trong thời gian qua của các ngân hàng châu Âu là lợi nhuận ròng cao, trong bối cảnh lãi suất tăng. Tuy nhiên, bữa tiệc này  có thể chỉ tồn tại trong thời gian ngắn khi ECB đã ra tín hiệu cắt giảm lãi suất nhiều hơn nữa và Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) chuẩn bị nới lỏng chính sách tiền tệ.

Các nhà đầu tư cũng sẽ muốn xem xét tình hình hoạt động của các ngân hàng châu Âu trong bối cảnh tình trạng bất ổn chính trị ngày càng gia tăng. Cổ phiếu các ngân hàng Pháp đã giảm mạnh trong cuộc bầu cử gần đây.

Một loạt các ngân hàng lớn như Deutsche Bank (NYSE:DB) (Đức), Lloyds Banking Group (LON:LLOY) (Anh), BNP Paribas (OTC:BNPQY) (Pháp), Banco Santander (BME:SAN) (Tây Ban Nha) và UniCredit (ETR:CRIG) (Ý) sẽ lần lượt công bố báo cáo tài chính trong ngày thứ Tư.

Các nhà phân tích nói rằng, kết quả từ các doanh nghiệp tại Mỹ cho thấy doanh thu cao hơn từ hoạt động ngân hàng đầu tư sẽ thúc đẩy lợi nhuận của các ngân hàng có chi nhánh ngân hàng đầu tư lớn như Deutsche Bank và UBS của Thụy Sĩ (NYSE:UBS). Tuy nhiên, bất kỳ kết quả thất vọng nào về lợi nhuận ròng cũng có thể dẫn đến phản ứng tiêu cực của thị trường.

4. Chỉ số PMI khu vực Eurozone

Trong khi tăng trưởng kinh tế ở Eurozone vẫn chậm chạp, sức mạnh của lĩnh vực dịch vụ chiếm ưu thế, được thúc đẩy bởi du lịch, đã khiến áp lực giá cả tăng cao một cách dai dẳng.

Điều này đã đặt ra thách thức đối với ECB, vì vậy dữ liệu PMI công bố vào thứ Tư sẽ được theo dõi chặt chẽ sau khi ECB giữ lãi suất ở mức 3,75% vào thứ Năm tuần trước và từ chối đưa ra hướng dẫn về lộ trình lãi suất trong tương lai. ECB chỉ cho biết, tất cả sẽ "phụ thuộc vào dữ liệu".

Sau khi hạ chi phí đi vay lần đầu tiên sau 5 năm vào tháng 6, ECB hiện vẫn đang nhận thấy lạm phát ở mức vừa phải.

Các thị trường đang tin tưởng vào khả năng ECB cắt giảm lãi suất vào tháng 9, một động thái sẽ hỗ trợ thị trường chứng khoán khu vực Eurozone, trái phiếu chính phủ và đồng euro. Tuy nhiên, bất kỳ kết quả ngoài dự kiến nào trong báo cáo chỉ số PMI cũng có thể làm thay đổi quan điểm của ECB.

5. Biến động giá dầu

Giá dầu ổn định ở mức thấp nhất kể từ giữa tháng 6 vào thứ Sáu khi các nhà đầu tư kỳ vọng vào lệnh ngừng bắn có thể đạt được ở Gaza giữa Israel và lực lượng Hamas, trong khi đồng đô la Mỹ mạnh lên cũng gây áp lực tới giá dầu.

Cuộc chiến ở Gaza đã khiến các nhà đầu tư phải trả phí bảo hiểm hơn khi giao dịch dầu, do những lo ngại căng thẳng địa chính trị có thể đe dọa nguồn cung toàn cầu.

Nếu đạt được lệnh ngừng bắn, phiến quân Houthi do Iran hậu thuẫn có thể giảm bớt các cuộc tấn công vào các tàu thương mại ở Biển Đỏ, vì nhóm này tuyên bố thực hiện các cuộc tấn công để ủng hộ Hamas.

Trong khi đó, chỉ số đô la Mỹ tăng sau các dữ liệu kinh tế mạnh hơn dự kiến, đã gây áp lực lên giá dầu. Một đồng đô la Mỹ mạnh hơn sẽ làm giảm nhu cầu về dầu (vốn được niêm yết bằng đồng đô la Mỹ) từ những người mua nắm giữ các loại tiền tệ khác.

Chứng khoán

Các chỉ số sau phiên 19/07

Chỉ số quan trọng

Điểm

Thay đổi so với phiên trước

Thay đổi trong 5 ngày

Thay đổi trong 1 tháng

S&P 500 (Mỹ)

5.505,00

-0,71%

-1,97%

+0,74%

NASDAQ (Mỹ)

17.726,94

-0,81%

-3,65%

+0,21%

DOW JONES (Mỹ)

40.287,53

-0,93%

+0,72%

+2,90%

DAX (Đức)

18.171,93

-1,00%

-3,07%

+0,05%

NIKKEI 225 (Nhật Bản)

40.063,79

-0,16%

-2,74%

+3,80%

SHANGHAI COMPOSITE (Trung Quốc)

2.982,31

+0,17%

+0,37%

-0,53%

HANG SENG (Hong Kong)

17.417,68

-2,03%

-4,79%

-3,39%

 

5 cổ phiếu thay đổi nhiều sau phiên 19/07

Cổ phiếu

Thay đổi

Giá hiện tại

Starbucks Corporation (SBUX)

+6,85%

79,27 USD

Intel Corporation (INTC)

-5,42%

32,98 USD

Kohl’s Corporation (KSS)

-4,37%

21,03 USD

Tesla, Inc. (TSLA)

-4,02%

239,20 USD

Ford Motor Company (F)

-3,92%

13,98 USD

 

Nhận định về giá kim loại – tiền tệ cho ngày 22/07

Vàng: Giá vàng đang tăng nhưng được dự báo có xu hướng giảm trong ngắn hạn. Nếu vàng duy trì được ở trên mức 2.408,71 nhà đầu tư có thể “long” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức 2.410,47 và 2.413,36. Ngược lại, nếu vàng giảm xuống dưới mức 2.408,71 nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức 2.405,82 và 2.404,06.

Vùng hỗ trợ S1: 2.405,82

Vùng kháng cự R1: 2.410,47

Tin tài chính Tuần 30: Thị trường chờ đợi dữ liệu PCE của Mỹ

Cặp GBP/USD: Cặp GBP/USD đang có xu hướng tăng trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì được ở trên mức 1,29288 nhà đầu tư có thể “long” và chốt lời quanh các mức 1,29329 và 1,29372. Ngược lại, nếu tỷ giá giảm xuống dưới mức 1,29288 nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức 1,29245 và 1,29204.

Vùng hỗ trợ S1: 1,29245

Vùng cản R1: 1,29329

Tin tài chính Tuần 30: Thị trường chờ đợi dữ liệu PCE của Mỹ

Cặp EUR/USD: Cặp EUR/USD đang tăng nhưng được dự báo có xu hướng giảm trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì được ở trên mức 1,08958, nhà đầu tư có thể “long” và chốt lời quanh các mức 1,08992 và 1,09029. Nếu tỷ giá giảm xuống dưới mức 1,08958 nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức 1,08921 và 1,08887.

Vùng hỗ trợ S1: 1,08921

Vùng cản R1: 1,08992

Tin tài chính Tuần 30: Thị trường chờ đợi dữ liệu PCE của Mỹ

Cặp USD/JPY: Cặp USD/JPY đang tăng nhẹ nhưng được dự báo có xu hướng giảm trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì ở trên mức 157,397, nhà đầu tư nên “long” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức 157,462 và 157,524. Ngược lại nếu tỷ giá giảm xuống dưới mức 157,397, nhà đầu tư có thể “short” và chốt lời ở quanh các mức 157,335 và 157,270.

Vùng hỗ trợ S1: 157,335

Vùng cản R1: 157,462

Tin tài chính Tuần 30: Thị trường chờ đợi dữ liệu PCE của Mỹ

Cặp USD/CAD: Cặp USD/CAD đang giảm nhưng được dự báo có xu hướng tăng trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì được ở trên mức 1,37103 nhà đầu tư có thể “long” và chốt lời quanh các mức 1,37139 và 1,37163. Nếu tỷ giá giảm xuống dưới mức 1,37103, nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức 1,37079 và 1,37043.

Vùng hỗ trợ S1: 1,37079

Vùng cản R1: 1,37139

Tin tài chính Tuần 30: Thị trường chờ đợi dữ liệu PCE của MỹThuật ngữ

Long: Lệnh mua

Short: Lệnh bán

Investo - Kênh thông tin chứng khoán Mỹ và chứng khoán thế giới hàng đầu Việt Nam. Theo dõi thêm tin tức về các cổ phiếu tiềm năng và thông tin thị trường tài chính khác tại Investo.
Chủ đề:

Ý kiến

Cùng chuyên mục

banner-5-1.jpg