logo
Theo dõi investo trên google news

thứ hai, 24/06/2024

Tin tài chính Tuần 26: Giới đầu tư chờ đợi dữ liệu lạm phát Mỹ và Eurozone

Hãy cùng Investo.info cập nhật nhanh bản tin thị trường chứng khoán quốc tế Tuần 26 (24/06 – 28/06). Đâu là những sự kiện đáng chú ý?

Bản tin tài chính

Đối với các nhà đầu tư đang cố gắng đánh giá xem lộ trình lãi suất có thể diễn ra như thế nào, thước đo lạm phát quan trọng của Mỹ cùng với dữ liệu lạm phát sơ bộ trong tháng 6 từ một số nền kinh tế Khu vực Đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) sẽ là những dữ liệu nhận được nhiều sự chú ý trong tuần này.

Những lo ngại về dấu hiệu chững lại trong đà tăng giá cổ phiếu của các hãng công nghệ lớn cộng với căng thẳng thương mại leo thang cũng đang là những yếu tố được chú trọng. Dưới đây là những sự kiện đáng chú ý sẽ diễn ra trên thị trường trong tuần tới.

1. Dữ liệu lạm phát PCE tại Mỹ

Chỉ số Giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) của Mỹ - thước đo lạm phát ưa thích của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), sẽ được công bố vào thứ Sáu và sẽ cho biết liệu lạm phát có tiếp tục giảm tốc hay không.

Các chỉ số PCE gần đây không phù hợp với kỳ vọng thị trường. Số liệu mới nhất cho thấy lạm phát của Mỹ bất ngờ đi ngang trong tháng 4.

Một kết quả tương tự trong tháng 5 có thể làm suy yếu những lập luận cho rằng việc cắt giảm lãi suất sắp diễn ra. Không giống như giới chức FED, các thị trường vẫn chờ đợi hai đợt cắt giảm lãi suất trong năm nay.

Lịch trình kinh tế cũng bao gồm dữ liệu tháng 6 về niềm tin của người tiêu dùng cùng với dữ liệu tháng 5 về doanh số bán nhà mới và sẵn có. Ngoài ra còn có ước tính lần thứ ba về tăng trưởng kinh tế quý I, cộng với dữ liệu về đơn đặt hàng lâu bền trong tháng 5.

2. Đà tăng của cổ phiếu công nghệ có thể đã quá nóng

Nhiều nhà đầu tư tin rằng triển vọng dài hạn của cổ phiếu công nghệ là vững chắc nhờ vào mức lợi nhuận cao và sự phấn khích trước tiềm năng mang tính cách mạng của trí tuệ nhân tạo (AI).

Tuy nhiên, sự bùng nổ của các cổ phiếu công nghệ, trong đó, Nvidia tăng tới 155% kể từ đầu năm đến nay, đã làm dấy lên sự lo ngại về sự tăng giá quá mức. Ngược lại, những cổ phiếu đang tụt lại trên thị trường như cổ phiếu vốn hóa nhỏ và nhóm cổ phiếu tài chính, công nghiệp có thể sẽ trở thành món hời với nhiều nhà đầu tư.

Tuy nhiên, ngay cả khi một đợt thoái lui xảy ra, có rất ít dấu hiệu cho thấy các nhà đầu tư sẽ rời bỏ nhóm cổ phiếu công nghệ và tăng trưởng dài hạn. Đặt cược vào cổ phiếu công nghệ vẫn là một lựa chọn hấp dẫn, bởi chỉ riêng trong thập kỷ qua, chỉ số Nasdaq 100 đã tăng hơn 400% trong khi Chỉ số Russell 1000 Value tăng khoảng 70%.

Cổ phiếu công nghệ cũng có thể phục hồi khá nhanh khi các nhà đầu tư đổ xô mua vào khi giá giảm.

3. Biến động giá dầu

Giá dầu giảm khoảng 1% vào thứ Sáu do lo ngại rằng tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu có thể bị ảnh hưởng bởi đồng đô la Mỹ mạnh và tin tức kinh tế tiêu cực từ một số nơi trên thế giới.

Ttính chung trong cả tuần, giá của cả hai loại dầu thô Brent và WTI đều tăng khoảng 3% sau khi tăng khoảng 4% trong tuần trước.

Đồng đô la Mỹ đã tăng lên mức cao nhất trong 7 tuần so với các đồng tiền chủ chốt khác vào thứ Sáu, trong bối cảnh cách tiếp cận kiên nhẫn của FED đối với vấn đề cắt giảm lãi suất, có sự trái ngược với quan điểm ôn hòa hơn ở những nơi khác.

Lãi suất thấp hơn có thể hỗ trợ giá dầu, vốn đã chịu nhiều sức ép trong năm nay do nhu cầu toàn cầu ảm đạm. Việc cắt giảm lãi suất của Mỹ sẽ khiến hoạt động vay mượn trở nên rẻ hơn ở nền kinh tế lớn nhất thế giới, thúc đẩy nhu cầu sử dụng dầu khi hoạt động sản xuất tăng lên.

Trong tuần này, giá dầu cũng có khả năng tiếp tục được hỗ trợ bởi rủi ro địa chính trị ngày càng gia tăng.

4. Lạm phát Khu vực Đồng tiền chung châu Âu (Eurozone)

Tại Eurozone, Pháp, Italy và Tây Ban Nha sẽ công bố dữ liệu lạm phát sơ bộ tháng 6 vào thứ Sáu. Dữ liệu sẽ ảnh hưởng lớn đến diễn biến thị trường tại Eurozone trong tuần kế tiếp và là chìa khóa cho các nhà giao dịch đang cố gắng đánh giá xem Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ cắt giảm lãi suất bao nhiêu lần trong năm nay.

ECB đã cắt giảm lãi suất vào ngày 6/6, nhưng lạm phát và tăng trưởng tiền lương vẫn còn mạnh tại Eurozone đã làm dấy lên câu hỏi về việc sẽ có thêm bao nhiêu đợt cắt giảm nữa trong năm nay.

Các nhà giao dịch kỳ vọng sẽ có thêm một đợt cắt giảm thứ hai nữa và khoảng 64% cơ hội có lần cắt giảm thứ ba vào cuối năm. Khả năng này đã giảm đáng kể từ mức gần 80% trước cuộc họp tháng Sáu.

Bất kỳ dữ liệu lạm phát nóng hơn dự kiến nào, cũng sẽ làm ảnh hưởng đến tâm trạng của các nhà đầu tư đang vật lộn với sự bất ổn chính trị tại Pháp sau khi Tổng thống Emmanuel Macron kêu gọi tổ chức cuộc bầu cử vòng một ở nước này vào ngày 30/6.

5. Căng thẳng thương mại

Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU) đã đồng ý bắt đầu các cuộc đàm phán về kế hoạch áp thuế đối với xe điện do Trung Quốc sản xuất đang được nhập khẩu vào thị trường châu Âu.

Đầu tháng này, Brussels đã đề xuất các mức thuế nặng nề để chống lại những gì mà giới chức châu Âu cho là trợ cấp quá mức của Trung Quốc đối với ngành xe điện. Mức thuế tạm thời lên tới 38,1% của EU đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ được áp dụng từ ngày 4/7, và dần có hiệu lực đầy đủ vào tháng 11.

Thông báo ngày 12/6 của Ủy ban Châu Âu (EC) đã nối tiếp động thái tăng thuế đối với ô tô Trung Quốc của Mỹ hồi tháng 5 và mở ra một mặt trận mới trong cuộc chiến thương mại của phương Tây với Bắc Kinh.

Chính quyền Trung Quốc đã ám chỉ có thể tiến hành các biện pháp trả đũa thông qua các bài bình luận trên truyền thông nhà nước và các cuộc phỏng vấn với các nhân vật trong ngành.

Chứng khoán

Các chỉ số sau phiên 21/06

Chỉ số quan trọng

Điểm

Thay đổi so với phiên trước

Thay đổi trong 5 ngày

Thay đổi trong 1 tháng

S&P 500 (Mỹ)

5.464,62

-0,16%

+0,61%

+3,01%

NASDAQ (Mỹ)

17.689,36

-0,18%

+0,003%

+4,54%

DOW JONES (Mỹ)

39.150,33

+0,04%

+1,45%

+0,21%

DAX (Đức)

18.163,52

-0,50%

+0,90%

-2,83%

NIKKEI 225 (Nhật Bản)

38.596,47

-0,09%

-0,56%

-0,13%

SHANGHAI COMPOSITE (Trung Quốc)

2.998,14

-0,24%

-1,14%

-2,94%

HANG SENG (Hong Kong)

18.028,52

-1,67%

+0,48%

-3,12%

 

5 cổ phiếu thay đổi nhiều sau phiên 21/06

Cổ phiếu

Thay đổi

Giá hiện tại

NVIDIA Corporation (NVDA)

-3,22%

126,57 USD

Kohl’s Corporation (KSS)

+2,69%

22,87 USD

McDonald’s Corporation (MCD)

+2,20%

259,39 USD

Best Buy Co., Inc. (BBY)

-2,13%

90,40 USD

Viatris Inc. (VTRS)

+2,05%

10,47 USD

 

Nhận định về giá kim loại – tiền tệ cho ngày 24/06

Vàng: Giá vàng đang có xu hướng giảm trong ngắn hạn. Nếu vàng duy trì được ở trên mức 2.318,77 nhà đầu tư có thể “long” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức 2.320,85 và 2.321,90. Ngược lại, nếu vàng giảm xuống dưới mức 2.318,77 nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức 2.317,72 và 2.315,64.

Vùng hỗ trợ S1: 2.317,72

Vùng kháng cự R1: 2.320,85

Tin tài chính Tuần 26: Giới đầu tư chờ đợi dữ liệu lạm phát Mỹ và Eurozone

Cặp GBP/USD: Cặp GBP/USD đang có xu hướng giảm trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì được ở trên mức 1,26410 nhà đầu tư có thể “long” và chốt lời quanh các mức 1,26429 và 1,26447. Ngược lại, nếu tỷ giá giảm xuống dưới mức 1,26410 nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức 1,26392 và 1,26373.

Vùng hỗ trợ S1: 1,26392

Vùng cản R1: 1,26429

Tin tài chính Tuần 26: Giới đầu tư chờ đợi dữ liệu lạm phát Mỹ và Eurozone

Cặp EUR/USD: Cặp EUR/USD đang có xu hướng giảm trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì được ở trên mức 1,06933, nhà đầu tư có thể “long” và chốt lời quanh các mức 1,06950 và 1,06962. Nếu tỷ giá giảm xuống dưới mức 1,06933 nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức 1,06921 và 1,06904.

Vùng hỗ trợ S1: 1,06921

Vùng cản R1: 1,06950

Tin tài chính Tuần 26: Giới đầu tư chờ đợi dữ liệu lạm phát Mỹ và Eurozone

Cặp USD/JPY: Cặp USD/JPY đang có xu hướng tăng trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì ở trên mức 159,569, nhà đầu tư nên “long” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức 159,618 và 159,648. Ngược lại nếu tỷ giá giảm xuống dưới mức 159,569, nhà đầu tư có thể “short” và chốt lời ở quanh các mức 159,539 và 159,490.

Vùng hỗ trợ S1: 159,539

Vùng cản R1: 159,618

Tin tài chính Tuần 26: Giới đầu tư chờ đợi dữ liệu lạm phát Mỹ và Eurozone

Cặp USD/CAD: Cặp USD/CAD đang có xu hướng tăng trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì được ở trên mức 1,37037 nhà đầu tư có thể “long” và chốt lời quanh các mức 1,37061 và 1,37092. Nếu tỷ giá giảm xuống dưới mức 1,37037, nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức 1,37006 và 1,36982.

Vùng hỗ trợ S1: 1,37006

Vùng cản R1: 1,37061

Tin tài chính Tuần 26: Giới đầu tư chờ đợi dữ liệu lạm phát Mỹ và EurozoneThuật ngữ

Long: Lệnh mua

Short: Lệnh bán

Investo - Kênh thông tin chứng khoán Mỹ và chứng khoán thế giới hàng đầu Việt Nam. Theo dõi thêm tin tức về các cổ phiếu tiềm năng và thông tin thị trường tài chính khác tại Investo.
Chủ đề:

Ý kiến

Cùng chuyên mục

370x700.png