logo
1170X250-investo.jpg
Theo dõi investo trên google news

thứ hai, 17/06/2024

Tin tài chính Tuần 25: Thị trường chờ đợi dữ liệu kinh tế Mỹ và Trung Quốc

Hãy cùng Investo.info cập nhật nhanh bản tin thị trường chứng khoán quốc tế Tuần 24 (17/06 – 21/06). Đâu là những sự kiện đáng chú ý?

Bản tin tài chính

Dữ liệu doanh số bán lẻ của Mỹ sẽ được xem xét kỹ lưỡng khi các nhà đầu tư cố gắng đánh giá tác động của mức lãi suất cao hơn đối với nền kinh tế. Các nhà đầu tư cũng sẽ lắng nghe ý kiến ​​từ một số nhà hoạch định chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) trong tuần này.

Bên cạnh đó, thị trường cũng đang chờ đợi các dữ liệu kinh tế từ Trung Quốc, quyết định chính sách từ Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) và các ngân hàng trung ương ở Thụy Sĩ, Na Uy và Úc. Đó là những điểm nhấn đáng chú ý sẽ diễn ra trên thị trường trong tuần tới.

1. Doanh số bán lẻ của Mỹ và phát biểu của các quan chức FED

Dữ liệu doanh số bán lẻ tháng 5 của Mỹ sẽ được công bố vào thứ Ba, và nhận được nhiều sự quan tâm của thị trường. Giới đầu tư hiện đang cố gắng tìm hiểu thông tin về sức mạnh của nền kinh tế Mỹ, và thời điểm cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) – điều nhiều khả năng sẽ không xảy ra trước tháng 9.

Các nhà kinh tế dự kiến ​​doanh số bán lẻ sẽ tăng 0,3%, sau khi bất ngờ đi ngang trong tháng 4. Chi tiêu tiêu dùng là lĩnh vực nhận được nhiều sự chú ý khi các nhà đầu tư đang tìm cách đánh giá tác động của mức lãi suất cao hơn đối với nền kinh tế.

Tuần trước, FED đã nhắc lại rằng họ cần có thêm bằng chứng về việc lạm phát hạ nhiệt trước khi giảm chi phí đi vay.

Các nhà đầu tư cũng sẽ lắng nghe ý kiến ​​từ một số diễn giả của FED trong tuần này, bao gồm Chủ tịch FED New York John Williams, Chủ tịch FED Minneapolis Neel Kashkari, Chủ tịch FED San Francisco Mary Daly và Chủ tịch FED Richmond Thomas Barkin.

2. Các dữ liệu kinh tế Trung Quốc

Trung Quốc sẽ công bố một loạt dữ liệu kinh tế trong tuần này khi các nhà đầu tư tìm kiếm những dấu hiệu cho thấy sự phục hồi ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang dần tăng tốc, đặc biệt là khi lĩnh vực bất động sản vẫn đang vật lộn với nhiều khó khăn.

Dữ liệu về giá nhà của Trung Quốc sẽ được công bố vào thứ Hai - lần công bố đầu tiên sau khi Bắc Kinh đưa ra các bước đi "lịch sử" nhằm ổn định thị trường bất động sản vào tháng trước, và cho đến nay vẫn chưa thực sự mang lại hiệu quả.

Dữ liệu tháng 5 về sản lượng công nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và doanh số bán lẻ cũng sẽ được công bố. Thị trường kỳ vọng, các dữ liệu này sẽ cho thấy mức tăng mạnh hơn, đặc biệt là doanh số bán lẻ vốn đã gây thất vọng trong tháng 4.

Tuy nhiên, các dữ liệu gần đây vẫn tiếp tục nhấn mạnh sự cần thiết phải có thêm biện pháp kích thích từ các nhà hoạch định chính sách. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc dự kiến sẽ đưa ra quyết định về lãi suất cho vay cơ bản vào thứ Năm.

Sự giả tăng căng thẳng trong quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU) càng làm tăng thêm những rắc rối cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. hồi tuần trước, EU đã tuyên bố chuẩn bị áp thuế bổ sung đối với ô tô điện nhập khẩu từ Trung Quốc.

3. Cuộc họp của Ngân hàng Trung ương Anh (BOE)

BOE sẽ tổ chức cuộc họp thiết lập chính sách vào thứ Năm và có thể sẽ dập tắt mọi hy vọng của đảng Bảo thủ cầm quyền về việc cắt giảm lãi suất trước cuộc bầu cử ngày 4/7.

Các thị trường hiện đang nghiêng về khả năng việc nới lỏng chính sách tiền tệ sẽ diễn ra muộn hơn. Giới đầu tư đánh giá chỉ có khoảng 40% khả năng lãi suất sẽ thay đổi trong tháng 8, và 70% khả năng lãi suất thay đổi vào tháng 9, trong bối cảnh lạm phát tiền lương và dịch vụ tiếp tục gia tăng.

Vương quốc Anh sẽ công bố dữ liệu lạm phát tháng 5 một ngày trước khi BOE nhóm họp. Chỉ số Giá tiêu dùng (CPI) dự kiến ​​sẽ giảm xuống mức mục tiêu 2% của BOE lần đầu tiên sau gần ba năm.

Tuy nhiên, lạm phát cốt lõi dự kiến ​​sẽ vẫn ở mức trên 3% và trong bối cảnh chiến dịch bầu cử đang diễn ra sôi nổi, BOE được cho là sẽ tiếp tục giữ nguyên mức lãi suất hiện hành.

Thụy Sĩ và Na Uy cũng sẽ tổ chức các cuộc họp ngân hàng trung ương vào thứ Năm. Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ (SNB) đã bắt đầu cắt giảm lãi suất vào tháng 3 và khả năng có thêm một đợt cắt giảm khác hiện đang là 50 – 50 sau dữ liệu lạm phát ổn định trong tháng 3.

Ngân hàng trung ương Na Uy nhiều khả năng sẽ không có sự thay đổi nào. Trong khi đó, Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA) nhóm họp vào thứ Ba và dự kiến ​​sẽ không cắt giảm lãi suất trong một khoảng thời gian nữa.

4. Các dữ liệu kinh tế Khu vực Đồng tiền chung châu Âu (Eurozone)

Eurozone sẽ công bố bộ Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) mới nhất của tháng 6 vào thứ Sáu. Các nhà đầu tư đang theo dõi các dấu hiệu cho thấy sự phục hồi tích cực  hơn của nền kinh tế Eurozone.

Các quan chức Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) sẽ có bài phát biểu trong tuần bao gồm Chủ tịch Christine Lagarde, Nhà kinh tế trưởng Philip Lane vào thứ Hai, và Phó Chủ tịch Luis de Guindos vào thứ Ba.

Bà Lagarde đã né tránh câu hỏi về tình trạng hỗn loạn trên thị trường tài chính Pháp vào thứ Sáu, và chỉ nói rằng ECB sẽ thực hiện mục tiêu lạm phát của mình.

Thị trường Pháp vừa phải hứng chịu một đợt bán tháo tàn khốc khác vào thứ Sáu khi các nhà đầu tư cắt giảm vị thế trước cuộc bầu cử sớm có thể dẫn tới thế đa số cho phe cực hữu.

Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire cảnh báo nền kinh tế lớn thứ hai Eurozone có nguy cơ rơi vào khủng hoảng tài chính nếu phe cực hữu giành chiến thắng trong cuộc bầu cử quốc hội trong những tuần tới.

5. Biến động giá dầu

Giá dầu Brent và WTI đã tăng gần 4% trong tuần trước, đánh dấu tuần tăng mạnh nhất kể từ tháng 4, nhờ dự báo về nhu cầu dầu thô và nhiên liệu vững chắc trong năm 2024.

Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) đã nâng nhẹ ước tính tăng trưởng nhu cầu dầu cho năm 2024 trong khi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) giữ nguyên dự báo tăng trưởng tương đối mạnh 2,2 triệu thùng/ngày.

Trong khi đó, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đã cắt giảm dự báo tăng trưởng nhu cầu xuống dưới 1 triệu thùng/ngày.

Tuy nhiên, các nhà phân tích của Commerzbank chỉ ra rằng, cả ba tổ chức này đều dự đoán nguồn cung sẽ thiếu hụt ít nhất cho đến đầu mùa Đông.

Nhà phân tích Barbara Lambrecht của Commerzbank cho biết: “Xét đến triển vọng kinh tế vẫn chưa chắc chắn ở các khu vực kinh tế lớn, việc giá dầu tăng thêm là điều khó có thể xảy ra vào thời điểm hiện tại”.

Chứng khoán

Các chỉ số sau phiên 14/06

Chỉ số quan trọng

Điểm

Thay đổi so với phiên trước

Thay đổi trong 5 ngày

Thay đổi trong 1 tháng

S&P 500 (Mỹ)

5.431,60

-0,04%

+1,58%

+2,42%

NASDAQ (Mỹ)

17.688,88

+0,12%

+3,24%

+6,01%

DOW JONES (Mỹ)

38.589,16

-0,15%

-0,54%

-3,54%

DAX (Đức)

18.002,02

-1,44%

-2,99%

-3,76%

NIKKEI 225 (Nhật Bản)

38.814,56

+0,24%

+0,34%

+0,07%

SHANGHAI COMPOSITE (Trung Quốc)

3.032,63

+0,12%

-0,61%

-3,85%

HANG SENG (Hong Kong)

17.941,78

-0,94%

-2,31%

-8,24%

 

5 cổ phiếu thay đổi nhiều sau phiên 14/06

Cổ phiếu

Thay đổi

Giá hiện tại

Kohl’s Corporation (KSS)

-3,66%

21,58 USD

Moderna, Inc. (MRNA)

-3,58%

140,03 USD

Alibaba Group Holding Limited (BABA)

-3,08%

73,35 USD

HP Inc. (HPQ)

-2,58%

35,51 USD

Macy’s, Inc. (M)

-2,53%

18,36 USD

 

Nhận định về giá kim loại – tiền tệ cho ngày 17/06

Vàng: Giá vàng đang giảm nhưng được dự báo có xu hướng tăng trong ngắn hạn. Nếu vàng duy trì được ở trên mức 2.333,29 nhà đầu tư có thể “long” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức 2.334,49 và 2.335,41. Ngược lại, nếu vàng giảm xuống dưới mức 2.333,29 nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức 2.332,37 và 2.331,17.

Vùng hỗ trợ S1: 2.332,37

Vùng kháng cự R1: 2.334,49

Tin tài chính Tuần 25: Thị trường chờ đợi dữ liệu kinh tế Mỹ và Trung Quốc

Cặp GBP/USD: Cặp GBP/USD đang có xu hướng giảm trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì được ở trên mức 1,26827 nhà đầu tư có thể “long” và chốt lời quanh các mức 1,26849 và 1,26872. Ngược lại, nếu tỷ giá giảm xuống dưới mức 1,26827 nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức 1,26804 và 1,26782.

Vùng hỗ trợ S1: 1,26804

Vùng cản R1: 1,26849

Tin tài chính Tuần 25: Thị trường chờ đợi dữ liệu kinh tế Mỹ và Trung Quốc

Cặp EUR/USD: Cặp EUR/USD đang có xu hướng giảm trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì được ở trên mức 1,06967, nhà đầu tư có thể “long” và chốt lời quanh các mức 1,06993 và 1,07005. Nếu tỷ giá giảm xuống dưới mức 1,06967 nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức 1,06955 và 1,06929.

Vùng hỗ trợ S1: 1,06955

Vùng cản R1: 1,06993

Tin tài chính Tuần 25: Thị trường chờ đợi dữ liệu kinh tế Mỹ và Trung Quốc

Cặp USD/JPY: Cặp USD/JPY đang tăng nhẹ nhưng được dự báo có xu hướng giảm trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì ở trên mức 157,304, nhà đầu tư nên “long” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức 157,324 và 157,357. Ngược lại nếu tỷ giá giảm xuống dưới mức 157,304, nhà đầu tư có thể “short” và chốt lời ở quanh các mức 157,271 và 157,251.

Vùng hỗ trợ S1: 157,271

Vùng cản R1: 157,324

Tin tài chính Tuần 25: Thị trường chờ đợi dữ liệu kinh tế Mỹ và Trung QuốcCặp USD/CAD: Cặp USD/CAD đang tăng nhẹ nhưng được dự báo có xu hướng giảm trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì được ở trên mức 1,37423 nhà đầu tư có thể “long” và chốt lời quanh các mức 1,37451 và 1,37481. Nếu tỷ giá giảm xuống dưới mức 1,37423, nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức 1,37393 và 1,37365.

Vùng hỗ trợ S1: 1,37393

Vùng cản R1: 1,37451

Tin tài chính Tuần 25: Thị trường chờ đợi dữ liệu kinh tế Mỹ và Trung Quốc

Thuật ngữ

Long: Lệnh mua

Short: Lệnh bán

Investo - Kênh thông tin chứng khoán Mỹ và chứng khoán thế giới hàng đầu Việt Nam. Theo dõi thêm tin tức về các cổ phiếu tiềm năng và thông tin thị trường tài chính khác tại Investo.
Chủ đề:

Ý kiến

banner-5-1.jpg