Hãy cùng Investo.info cập nhật nhanh bản tin thị trường chứng khoán quốc tế 30/08. Đâu là những sự kiện đáng chú ý?
Chỉ số Giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) của Mỹ trong tháng 7 được dự báo tăng 2,6% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức 2,5% trong tháng 6. Chỉ số giá PCE cốt lõi (đã loại bỏ các mặt hàng có giá dễ biến động như thực phẩm và năng lượng) được dự báo tăng 2,7% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn mức 2,6% của tháng 6.
Chỉ số giá PCE được coi là thước đo lạm phát ưa thích của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Dữ liệu này sẽ được giới chức FED theo dõi một cách kỹ lưỡng để xác định lộ trình lãi suất trong thời gian tới.
Chỉ số tâm lý người tiêu dùng Mỹ theo khảo sát của Đại học Michigan (kết quả điều chỉnh lần cuối) được dự báo tăng từ mức 66,4 trong tháng 7 lên 68 trong tháng 8. Việc áp lực lạm phát tại Mỹ dần hạ nhiệt về mức mục tiêu 2% của FED và triển vọng FED cắt giảm lãi suất có thể là những yếu tố giúp cải thiện niềm tin người tiêu dùng.
Kinh tế Canada trong quý II được dự báo đạt mức tăng trưởng 1,6% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn đôi chút so với mức tăng trưởng 1,7% trong quý I. Xét theo mức tăng hàng quý, kinh tế Canada được dự báo đạt mức tăng trưởng 0,5%, nhỉnh hơn so với mức 0,4% trong quý I.
Khảo sát sơ bộ dự kiến sẽ cho thấy, tỷ lệ lạm phát tại Khu vực Đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) trong tháng 8 tăng 2,2% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn đáng kể so với mức 2,6% trong tháng 7. Tỷ lệ lạm phát cốt lõi được dự báo tăng 2,8% so với cùng kỳ năm trước, giảm nhẹ so với mức 2,7% của tháng 7.
Các nền kinh tế lớn trong khu vực cũng có thể ghi nhận tín hiệu tích cực. Lạm phát tại Pháp dự kiến tăng 1,8% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức 2,3% của tháng 7, trong khi mức tăng lạm phát tại Italy dự kiến hạ nhiệt từ 1,3% xuống 1,2%. Áp lực lạm phát giảm tại Eurozone sẽ thúc đẩy khả năng Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) hạ lãi suất 0,25 điểm % tại cuộc họp chính sách vào tháng 9 tới.
Tại Đức, thị trường việc làm được dự báo vẫn ổn định, với tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 8 duy trì ở mức 6% như trong tháng 7. Số việc làm trong tháng 8 được dự báo tăng thêm 16 nghìn vị trí, giảm nhẹ so với mức tăng 18 nghìn việc làm trong tháng 7.
Kinh tế Ấn Độ trong quý II được dự báo đạt mức tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) 6,9% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn đôi chút so với mức 7,8% trong quý I. Tuy nhiên, đây vẫn là tốc độ tăng trưởng rất ấn tượng, thuộc diện mạnh nhất trong số các nền kinh tế lớn trên thế giới.
Chỉ số quan trọng |
Điểm |
Thay đổi so với phiên trước |
Thay đổi trong 5 ngày |
Thay đổi trong 1 tháng |
S&P 500 (Mỹ) |
5.591,96 |
-0,00% |
+0,38% |
+2,67% |
NASDAQ (Mỹ) |
17.516,43 |
-0,23% |
-0,58% |
+1,87% |
DOW JONES (Mỹ) |
41.335,05 |
+0,59% |
+1,53% |
+2,45% |
DAX (Đức) |
18.912,57 |
+0,69% |
+2,27% |
+4,59% |
NIKKEI 225 (Nhật Bản) |
38.362,53 |
-0,02% |
+0,40% |
+0,62% |
SHANGHAI COMPOSITE (Trung Quốc) |
2.823,11 |
-0,50% |
-0,90% |
-3,73% |
HANG SENG (Hong Kong) |
17.786,32 |
+0,53% |
+0,82% |
+2,78% |
Cổ phiếu |
Thay đổi |
Giá hiện tại |
Best Buy Co., Inc. (BBY) |
+14,11% |
100,18 USD |
NVIDIA Corporation (NVDA) |
-6,38% |
117,59 USD |
Intel Corporation (INTC) |
+2,65% |
20,13 USD |
Target Corporation (TGT) |
-2,19% |
153,42 USD |
HP Inc. (HPQ) |
+2,01% |
35,46 USD |
Vàng: Giá vàng đang giảm nhẹ nhưng được dự báo có xu hướng tăng trong ngắn hạn. Nếu vàng duy trì được ở trên mức 2.525,09 nhà đầu tư có thể “long” với kỳ vọng chốt lời ở quanh các mức 2.525,94 và 2.527,06. Ngược lại, nếu vàng giảm xuống dưới mức 2.525,09 nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời ở quanh các mức 2.523,97 và 2.523,12.
Vùng hỗ trợ S1: 2.523,97
Vùng kháng cự R1: 2.525,94
Cặp GBP/USD: Cặp tiền tệ GBP/USD đang có xu hướng tăng trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì được ở trên mức 1,31790 nhà đầu tư có thể “long” và chốt lời ở quanh các mức 1,31825 và 1,31893. Ngược lại, nếu tỷ giá giảm xuống ở dưới mức 1,31790 nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời ở quanh các mức 1,31722 và 1,31687.
Vùng hỗ trợ S1: 1,31722
Vùng cản R1: 1,31825
Cặp EUR/USD: Cặp tiền tệ EUR/USD đang tăng nhẹ nhưng được dự báo có xu hướng giảm trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì được ở trên mức 1,10807, nhà đầu tư có thể “long” và chốt lời ở quanh các mức 1,10834 và 1,10871. Nếu tỷ giá giảm xuống ở dưới mức 1,10807 nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời ở quanh các mức 1,10770 và 1,10743.
Vùng hỗ trợ S1: 1,10770
Vùng cản R1: 1,10834
Cặp USD/JPY: Cặp tiền tệ USD/JPY đang có xu hướng giảm trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì ở trên mức 144,859, nhà đầu tư nên “long” với kỳ vọng chốt lời ở quanh các mức 144,927 và 144,963. Ngược lại nếu tỷ giá ở dưới mức 144,859, nhà đầu tư có thể “short” và chốt lời ở quanh các mức 144,823 và 144,755.
Vùng hỗ trợ S1: 144,823
Vùng cản R1: 144,927
Cặp USD/CAD: Cặp tiền tệ USD/CAD đang có xu hướng giảm trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì được ở trên mức 1,34697 nhà đầu tư có thể “long” và chốt lời ở quanh các mức 1,34736 và 1,34755. Nếu tỷ giá giảm xuống ở dưới mức 1,34697 nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời ở quanh các mức 1,34678 và 1,34639.
Vùng hỗ trợ S1: 1,34678
Vùng cản R1: 1,34736
Thuật ngữ
Long: Lệnh mua
Short: Lệnh bán