logo
1170X250-investo.jpg
Theo dõi investo trên google news

thứ hai, 22/07/2024

Tin Forex 22/07: USD/JPY lên quanh mức 157,60 bất chấp nguy cơ can thiệp

Đồng yên có phiên giảm thứ ba liên tiếp, đẩy tỷ giá USD/JPY gia tăng, bất chấp những lo ngại về việc giới chức Nhật Bản can thiệp.

  • Đồng yên Nhật tiếp tục suy giảm, bất chấp những kỳ vọng diều hâu về quan điểm chính sách của BOJ.
  • Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida cho rằng, việc bình thường hóa chính sách tiền tệ của BOJ sẽ giúp hỗ trợ tăng trưởng của nền kinh tế.
  • Tổng thống Mỹ Joe Biden từ bỏ nỗ lực tái tranh cử, đề cử Phó Tổng thống Kamala Harris đối đầu với ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump.

Tin Forex 22/07: USD/JPY lên quanh mức 157,60 bất chấp nguy cơ can thiệp

Đồng yên Nhật (JPY) vẫn yếu trong phiên ngày thứ Hai, kéo dài chuỗi suy giảm sang phiên thứ ba liên tiếp. Các nhà giao dịch đang chờ đợi cuộc họp chính sách của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) trong tuần tới, khi BOJ có thể cân nhắc tăng lãi suất để hỗ trợ JPY. Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tuyên bố rằng, việc bình thường hóa chính sách tiền tệ của BOJ sẽ hỗ trợ Nhật Bản chuyển sang nền kinh tế dựa trên tăng trưởng.

Các vị thế đầu cơ bán khống đồng Yên, vốn đã tăng lên mức cao thứ hai kể từ trước tới nay, đã bắt đầu giảm sau những nghi ngờ về việc Nhật Bản can thiệp mua đồng Yên trong tháng này, một động thái khiến thị trường ngạc nhiên. Theo Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai Mỹ, tính đến thứ Ba, các vị thế bán đồng yên do những người tham gia thị trường như các quỹ phòng hộ nắm giữ đã đạt tổng cộng 151.072 hợp đồng. Theo Nikkei Asia, con số này giảm 30.961 hợp đồng so với tuần trước và là mức giảm lớn nhất kể từ ngày 7/5, khi các vị thế bán giảm 33.466 hợp đồng.

Đà tăng của USD/JPY có thể bị hạn chế khi đồng đô la Mỹ (USD) đối mặt với sức ép do kỳ vọng thị trường vào việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cắt giảm lãi suất trong tháng 9, và lo ngại về sự suy yếu của thị trường lao động Mỹ. Theo Công cụ FEDWatch của CME Group, thị trường đánh giá có 91,7% khả năng FED giảm lãi suất 0,25 điểm % trong cuộc họp tháng 9, tăng từ mức 90,3% một tuần trước đó.

Động lực thị trường hàng ngày: Yên Nhật vẫn yếu bất chấp mối đe dọa can thiệp

  • Tổng thống Mỹ Joe Biden đã từ bỏ nỗ lực tái tranh cử vào Chủ nhật dưới áp lực ngày càng tăng từ các thành viên Đảng Dân chủ của ông, và đề cử Phó Tổng thống Kamala Harris là ứng cử viên của đảng để đối đầu với ứng cử viên Donald Trump của Đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử tháng 11.
  • Chỉ số Giá tiêu dùng quốc gia (CPI) tháng 6 của Nhật Bản giữ ổn định ở mức 2,8%, ngang bằng với tháng trước và duy trì ở mức cao nhất kể từ tháng 2. Trong khi đó, chỉ số lạm phát CPI cốt lõi tăng lên 2,6%, cao hơn một chút so với mức 2,5% trong tháng 5 nhưng hơi thấp hơn mức dự báo 2,7%.
  • JP Morgan dự đoán Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) sẽ không tăng lãi suất vào tháng 7 hoặc bất kỳ thời điểm nào trong năm 2024. Với JP Morgan, việc tăng lãi suất vào tháng 7 không phải là kịch bản dễ xảy ra, và họ cũng không kỳ vọng bất kỳ đợt tăng lãi suất nào trong phần còn lại của năm 2024. Các chuyên gia tin tưởng vẫn còn quá sớm để áp dụng quan điểm tăng giá đối với đồng Yên.
  • Theo hãng thông tấn Jiji, ông Kazushige Kamiyama, quan chức cấp cao của BOJ và giám đốc chi nhánh Osaka của BOJ, hôm thứ Năm cho biết rằng BOJ muốn duy trì một môi trường tiền tệ phù hợp trong thời gian lâu nhất có thể.
  • Trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg News hôm thứ Ba, ông Donald Trump đã cảnh báo Chủ tịch FED Jerome Powell về việc cắt giảm lãi suất của Mỹ trước cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11. Tuy nhiên, ông Trump cũng nói rằng nếu tái đắc cử, ông sẽ cho phép ông Powell hoàn thành nhiệm kỳ của mình nếu ông Powell tiếp tục “làm điều đúng đắn” tại FED.
  • Số liệu công bố hôm thứ Ba cho thấy BOJ đã can thiệp vào thị trường ngoại hối trong những ngày giao dịch liên tiếp thứ Năm và thứ Sáu tuần trước. Theo Nikkei Asia, dữ liệu số dư tài khoản vãng lai từ BOJ, được công bố hôm thứ Ba, cho thấy lượng thanh khoản dự kiến ​​​​sẽ suy giảm khoảng 2,74 nghìn tỷ yên (17,3 tỷ USD) từ hệ thống tài chính vào thứ Tư do các giao dịch khác nhau của khu vực chính phủ.
  • Chủ tịch FED Jerome Powell đã đề cập vào đầu tuần này rằng ba số liệu về lạm phát của Mỹ trong năm nay đã “phần nào củng cố niềm tin” rằng lạm phát đang trên đà đạt được mục tiêu của FED một cách bền vững. Điều này cho thấy việc chuyển sang cắt giảm lãi suất có thể không còn xa vời.

Phân tích kỹ thuật: USD/JPY vẫn duy trì quanh mức 157,60

USD/JPY giao dịch quanh mức 157,60 trong ngày thứ Hai. Việc cặp tiền nằm bên dưới Đường trung bình động hàm mũ (EMA) 9 ngày ở mức 158,14 trên biểu đồ hàng ngày, cho thấy xu hướng giảm trong ngắn hạn. Điều này cho thấy, nhà đầu tư nên chờ đợi thêm các dấu hiệu về sự đảo ngược xu hướng trước khi cân nhắc mua vào. Ngoài ra, Chỉ số Sức mạnh tương đối (RSI) 14 ngày ở dưới mức 50, củng cố triển vọng giảm giá.

Cặp USD/JPY có thể tìm thấy mức hỗ trợ quan trọng gần mức đáy tháng 6 ở ngưỡng 154,55. Một sự sụt giảm xuống dưới mức này có thể đẩy tỷ giá giảm sâu về mức đáy tháng 5, ở ngưỡng 151,86.

Chiều tăng ghi nhận mức kháng cự tại Đường EMA 9 ngày ở ngưỡng 158,14. Một sự đột phá lên trên mức này có thể đẩy cặp USD/JPY tăng lên, kiểm định mức kháng cự xung quanh ngưỡng tâm lý 162,00.

Biểu đồ hàng ngày USD/JPY

Tin Forex 22/07: USD/JPY lên quanh mức 157,60 bất chấp nguy cơ can thiệp

GIÁ YÊN NHẬT NGÀY HÔM NAY

Bảng dưới đây cho thấy tỷ lệ phần trăm thay đổi của yên Nhật (JPY) so với các loại tiền tệ chính được niêm yết trong ngày. Yên Nhật giảm mạnh nhất so với euro.

Tin Forex 22/07: USD/JPY lên quanh mức 157,60 bất chấp nguy cơ can thiệp

Thanh Hiệp-Theo fxstreet

Investo - Kênh thông tin chứng khoán Mỹ và chứng khoán thế giới hàng đầu Việt Nam. Theo dõi thêm tin tức về các cổ phiếu tiềm năng và thông tin thị trường tài chính khác tại Investo.
Chủ đề:

Ý kiến

Cùng chuyên mục

banner-5-1.jpg