USD/JPY tăng nhẹ lên quanh mức 158,50 khi đồng đô la Mỹ vẫn ổn định, còn yên Nhật tiếp tục suy yếu bất chấp các động thái can thiệp.
- Đồng yên Nhật suy giảm do đồng đô la Mỹ vẫn ổn định trong khi lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ phục hồi.
- Đà giảm của JPY có thể được hạn chế, do nhà đầu tư đang chờ đợi sự can thiệp của giới chức Nhật Bản.
- Dữ liệu của BOJ cho thấy, các cơ quan chức năng đã can thiệp vào thị trường ngoại hối trong các phiên giao dịch thứ Năm và thứ Sáu tuần trước.
Đồng yên Nhật (JPY) tiếp tục giảm phiên thứ ba liên tiếp trong ngày thứ Tư. Cặp USD/JPY cũng đã nhận được sự hỗ trợ từ việc đồng đô la Mỹ (USD) phục hồi nhẹ, một phần có thể là bởi việc lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ gia tăng.
Đồng USD cũng nhận được sự hỗ trợ từ những bình luận diều hâu của thành viên Hội đồng Thống đốc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) – tiến sĩ Adriana Kugler, hôm thứ Ba. Tiến sĩ Kugler chỉ ra rằng, nếu các dữ liệu sắp tới không xác nhận rằng lạm phát đang hướng tới mức mục tiêu 2% thì việc duy trì mức lãi suất hiện tại thêm một thời gian nữa sẽ là phù hợp.
Các nhà giao dịch vẫn cảnh giác trước những nghi ngờ về sự can thiệp của giới chức Nhật Bản. dữ liệu công bố hôm thứ Ba cho thấy, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đã can thiệp vào thị trường ngoại hối trong các phiên giao dịch thứ Năm và thứ Sáu tuần trước.
Dữ liệu thặng dư tài khoản vãng lai của BOJ, được công bố vào thứ Ba, cho thấy lượng thanh khoản dự kiến suy giảm khoảng 2,74 nghìn tỷ Yên (17,3 tỷ USD) từ hệ thống tài chính trong ngày thứ Tư do các giao dịch khác nhau của khu vực chính phủ. Theo Nikkei Asia, trước đó, các chuyên gia dự báo về mức suy giảm 600 tỷ yên.
Động lực thị trường hàng ngày: Yên Nhật suy giảm khi đô la Mỹ vẫn ổn định
- Chỉ số tâm lý các nhà sản xuất Tankan của Nhật Bản đã tăng từ mức 6,0 trong tháng 6 lên 11,0 trong tháng 7. Chỉ số này ghi nhận mức tăng đầu tiên trong 4 tháng và cho thấy hoạt động kinh tế đang có sự khởi sắc.
- Doanh số bán lẻ tháng 6 của Mỹ gần như phù hợp với kỳ vọng. Doanh số bán lẻ tại Mỹ ổn định ở mức 704,3 tỷ USD trong tháng 6, sau khi tăng 0,3% (điều chỉnh tăng từ mức 0,1%) trong tháng 5 và phù hợp với dự báo thị trường.
- Chủ tịch FED Jerome Powell hôm thứ Hai đánh giá, ba chỉ số lạm phát của Mỹ trong năm nay "phần nào củng cố niềm tin" rằng lạm phát đang trên đà đạt được mục tiêu của FED một cách bền vững. Điều này cho thấy việc chuyển sang cắt giảm lãi suất có thể không còn xa nữa.
- Chủ tịch FED San Francisco, Mary Daly, cho biết lạm phát đang hạ nhiệt và củng cố niềm tin rằng lạm phát đang tiến tới mức mục tiêu 2%. Tuy nhiên, bà Daly cũng nói thêm rằng cần thêm thông tin trước khi đưa ra quyết định về lãi suất.
- Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm thứ Hai đã phát biểu trước toàn quốc từ Nhà Trắng. Theo CNBC, ông đã lên án mọi bạo lực chính trị và kêu gọi đoàn kết. Ông Biden tuyên bố thêm rằng “đã đến lúc bầu không khí căng thẳng phải hạ nhiệt” và lưu ý không chỉ có cuộc tấn công cuối tuần nhằm vào ông Trump mà còn có khả năng xảy ra nhiều vụ bạo lực trong năm bầu cử.
- Theo Saxo Bank, khả năng ông Trump có nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai ngày càng tăng đã hỗ trợ đồng Đô la Mỹ. Giới đầu tư dự đoán rằng nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể dẫn đến các chính sách tài chính và biện pháp thương mại quyết liệt, từ đó thúc đẩy nhu cầu đối với USD.
- Các chiến lược gia của BBH FX nhấn mạnh rằng dữ liệu yếu đi gần đây của Mỹ đặt ra thách thức đối với quan điểm của họ về việc bối cảnh lạm phát dai dẳng và tăng trưởng mạnh ở Mỹ nhìn chung vẫn đang được duy trì. Họ lưu ý mối lo ngại ngày càng tăng của các quan chức FED về những điểm yếu trên thị trường lao động.
Phân tích kỹ thuật: USD/JPY duy trì gần mức 158,50
USD/JPY giao dịch quanh mức 158,40 trong ngày thứ Tư. Việc cặp tiền nằm dưới Đường trung bình động hàm mũ (EMA) 9 ngày trên biểu đồ hàng ngày, cho thấy xu hướng giảm trong ngắn hạn. Những tín hiệu này cho thấy, nên thận trọng khi ngừng mua vào, cho đến khi xu hướng giảm có dấu hiệu đảo chiều.
Ngoài ra, chỉ báo động lượng – Chỉ số Sức mạnh tương đối (RSI) 14 ngày, nằm ở dưới mức 50, cho thấy xu hướng giảm. Tuy nhiên, việc chỉ số RSI gia tăng có thể làm suy yếu tâm lý giảm giá.
Mức kháng cự tức thời được ghi nhận xung quanh Đường trung bình động hàm mũ (EMA) 9 ngày ở mức 159,20, tiếp đó là đường giới hạn bên dưới của kênh giá tăng dần, ở mức 160,60. Việc cặp tiền quay trở lại giao dịch trong kênh giá tăng dần, có thể sẽ cải thiện tâm lý đối với cặp USD/JPY, với mục tiêu tiềm năng là đường giới hạn bên trên của kênh giá tăng dần, gần mức 164,00.
Chiều giảm có thể ghi nhận mức hỗ trợ quan trọng xung quanh ngưỡng tâm lý 158,00. Một sự đột phá xuống dưới mức này có thể gây áp lực, đẩy cặp tỷ giá về khu vực xung quanh mức đáy tháng 6, ở ngưỡng 154,55.
Biểu đồ hàng ngày USD/JPY
GIÁ YÊN NHẬT NGÀY HÔM NAY
Bảng dưới đây cho thấy tỷ lệ phần trăm thay đổi của yên Nhật (JPY) so với các loại tiền tệ chính được niêm yết trong ngày. Yên Nhật giảm mạnh nhất so với đô la New Zealand.
Thanh Hiệp-Theo fxstreet
Investo - Kênh thông tin chứng khoán Mỹ và chứng khoán thế giới hàng đầu Việt Nam. Theo dõi thêm tin tức về các cổ phiếu tiềm năng và thông tin thị trường tài chính khác tại
Investo.