Đồng Yên Nhật đã suy yếu sau quyết định của BOJ, đẩy tỷ giá USD/JPY tăng lên quanh mức 157,20. Các nhà hoạch định chính sách dự kiến sẽ hoàn thiện phương án giảm mua trái phiếu tại kỳ họp kế tiếp. Song song đó, Đồng Đô la Mỹ duy trì ổn định bất chấp các dữ liệu kinh tế yếu hơn dự kiến công bố hôm thứ Năm. Cùng Investo đi vào chi tiết các tin tức nóng hỏi trên nhé!
Đồng Yên Nhật (JPY) giảm nhẹ khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) duy trì lãi suất ở mức 0% tại cuộc họp ngày thứ Sáu. Đây là lần thứ hai liên tiếp kể từ tháng 6 BOJ giữ nguyên lãi suất, sau khi đã tăng lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2007 trong cuộc họp tháng 3. BOJ quyết định giảm mua trái phiếu nhằm mang lại sự linh hoạt hơn cho lãi suất dài hạn. Các nhà hoạch định chính sách dự kiến sẽ hoàn thiện kế hoạch giảm mua trái phiếu trong vòng 1 – 2 năm tới tại cuộc họp chính sách tiếp theo.
Chỉ số đồng Đô la Mỹ (DXY), thước đo sức mạnh đồng Đô la Mỹ (USD) so với sáu loại tiền tệ chủ chốt, gia tăng bất chấp các dữ liệu kinh tế yếu hơn dự kiến được công bố hôm thứ Năm. Chỉ số giá sản xuất (PPI) của Mỹ bất ngờ giảm nhẹ trong khi Số đơn đăng ký nhận trợ cấp thất nghiệp lần đầu tăng cao hơn dự đoán. Tuy nhiên, sức mạnh của USD có thể bắt nguồn từ "lập trường diều hâu" của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).
Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) đã điều chỉnh triển vọng chính sách, dự kiến chỉ có một lần cắt giảm lãi suất trong năm nay, thay vì ba lần như dự báo đưa ra hồi tháng 3. Sự điều chỉnh này cho thấy một cách tiếp cận quyết liệt hơn để kiềm chế lạm phát và duy trì sự ổn định kinh tế, góp phần vào khả năng phục hồi của USD. Giới đầu tư đang chờ đợi chỉ số Tâm lý Người tiêu dùng Mỹ theo khảo sát sơ bộ của Đại học Michigan, dự kiến được công bố vào thứ Sáu, cung cấp thêm thông tin về niềm tin người tiêu dùng và triển vọng kinh tế.
Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Shunichi Suzuki hôm thứ Sáu cho biết ông muốn đạt được mục tiêu cân bằng cơ bản. Ông Suzuki cũng tuyên bố sẽ để mắt tới ảnh hưởng từ tình trạng sản xuất dư thừa của Trung Quốc lên kinh tế Nhật Bản.
Số đơn đăng ký nhận trợ cấp thất nghiệp lần đầu của Mỹ trong tuần kết thúc vào ngày 7/6 có sự gia tăng đáng kể, thêm 13.000 đơn so với tuần trước đó lên 242.000. Con số này vượt qua kỳ vọng của thị trường là 225.000 đơn, và cũng là con số cao nhất kể từ tháng 8 năm 2023.
Chỉ số giá sản xuất (PPI) tháng 5 của Mỹ yếu hơn dự kiến, đạt mức tăng theo năm là 2,2%, nhưng cao hơn so với mức 2,3% trong tháng 4 (điều chỉnh từ 2,2%). Chỉ số PPI lõi tăng 2,3% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn mức dự báo 2,4% và cũng là mức của tháng 4.
Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) đã giữ nguyên lãi suất cho vay chủ chốt ở mức 5,25% – 5,50% lần thứ bảy liên tiếp trong cuộc họp chính sách vào thứ Tư, đúng như dự báo của giới đầu tư. Trong buổi họp báo sau cuộc họp của FED, Chủ tịch FED Jerome Powell nhận xét rằng lập trường chính sách tiền tệ hạn chế lạm phát như hiện nay cả đang tạo ra những tác động như mong đợi đối với đà tăng giá cả.
Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Shunichi Suzuki hôm thứ Ba cho biết điều quan trọng là phải tiếp tục nỗ lực đạt được cả tăng trưởng kinh tế và sức khỏe tài chính để duy trì niềm tin vào chính sách tài khóa của đất nước.
Theo Reuters, khi phát biểu trước quốc hội vào tuần trước, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) Kazuo Ueda nhận định kỳ vọng lạm phát đang dần tăng lên nhưng vẫn chưa đạt mức 2%. Ông Ueda cho biết: “Chúng tôi đã xem xét kỹ lưỡng sự phát triển của thị trường kể từ cuộc họp hồi tháng 3. Khi chúng tôi dần chấm dứt chương trình kích thích tiền tệ khổng lồ, việc giảm mua trái phiếu là phù hợp.”
Cặp USD/JPY giao dịch quanh mức 157,20 vào thứ Sáu. Việc cặp tiền đang củng cố bên trong mô hình kênh giá tăng dần trên biểu đồ hàng ngày báo hiệu xu hướng tăng. Mô hình này thường là tín hiệu cho thấy xu hướng tăng sẽ tiếp tục được duy trì, chừng nào cặp tiền tệ vẫn nằm trong kênh giá tăng dần.
Cặp USD/JPY có thể đối mặt mức kháng cự quan trọng tại ngưỡng tâm lý 158,00. Nếu cặp tiền này đột phá lên trên mức 158,00, mục tiêu tiếp theo sẽ nằm quanh đường giới hạn phía trên của kênh giá tăng dần gần mức 159,20. Mức 160,32, đạt được hồi tháng 4 và là mức cao nhất trong hơn 30 năm qua sẽ đóng vai trò là mức kháng cự quan trọng.
Chiều giảm xuất hiện mức hỗ trợ tại đường giới hạn bên dưới của kênh giá tăng dần, xung quanh Đường trung bình động hàm mũ (EMA) 50 ngày tại mức 155,18. Một sự đột phá hoàn toàn xuống dưới mức này có thể tăng cường áp lực giảm giá lên cặp USD/JPY, và có khả năng đẩy cặp tỷ giá này lùi về khu vực hỗ trợ quanh mức 152,80.
Bảng dưới đây cho thấy tỷ lệ phần trăm thay đổi của Yên Nhật (JPY) so với các loại tiền tệ chủ chốt khác ngày hôm nay. Yên Nhật giảm mạnh nhất so với đồng Đô la Canada.
Thanh Hiệp-Theo fxstreet