logo
1170X250-investo.jpg
Theo dõi investo trên google news

thứ tư, 03/07/2024

Tin Forex 03/07: USD/JPY chạm mức đỉnh mới kể từ năm 1986

Bất chấp cảnh báo can thiệp của giới chức Nhật Bản, đồng yên tiếp tục suy yếu, đẩy tỷ giá USD/JPY lên mức đỉnh mới trong 38 năm qua.

  • Tỷ giá USD/JPY đạt đỉnh mới trong 38 năm ở mức 161,91.
  • Lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật Bản kỳ hạn 10 năm tăng lên mức cao nhất trong gần 13 năm là 1,11%.
  • Đồng đô la Mỹ tăng cao do lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 2 năm phục hồi.

Bất chấp cảnh báo can thiệp của giới chức Nhật Bản, đồng yên tiếp tục suy yếu, đẩy tỷ giá USD/JPY lên mức đỉnh mới trong 38 năm qua.

Đồng yên Nhật (JPY) suy giảm so với đồng đô la Mỹ (USD) trong ngày thứ Tư. Tỷ giá USD/JPY đạt mức đỉnh mới là 161,91 – mức cao nhất kể từ năm 1986. Sự tăng giá này có thể là bởi các dữ liệu mới nhất cho thấy, hoạt động kinh doanh của Nhật Bản đã suy giảm trong tháng 6.

Giới đầu tư hiện đang tập trung vào khả năng Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) can thiệp vào thị trường ngoại hối – động thái có thể hỗ trợ JPY và hạn chế khả năng tăng giá của cặp USD/JPY. 

Lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật Bản kỳ hạn 10 năm tăng lần mức cao nhất trong gần 13 năm là 1,11%. Các nhà giao dịch hiện đang tiếp tục đánh giá triển vọng chính sách tiền tệ của BOJ trong bối cảnh đồng yên Nhật mất giá mạnh, khiến chi phí nhập khẩu tăng cao, và góp phần gia tăng áp lực lạm phát.

Reuters dẫn hai nguồn tin chính phủ cho biết, Bộ Tài chính Nhật Bản có thể giới thiệu một loại trái phiếu mới với lãi suất thả nổi, nhằm giúp các nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro từ việc lợi suất trái phiếu tăng cao. Động thái này diễn ra khi các quan chức Nhật Bản chuẩn bị cho khả năng BOJ tiếp tục tăng lãi suất hơn nữa.

Đồng đô la Mỹ (USD) nối dài chuỗi phiên suy giảm, một phần là bởi những bình luận ôn hòa từ các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Tuy vậy, đà giảm của USD có thể phần nào được hạn chế khi lợi suất trái phiếu Mỹ kỳ hạn 2 năm và 10 năm lần lượt tăng lên mức 4,75% và 4,4% vào thời điểm viết bài.

Các nhà giao dịch đang chờ đợi dữ liệu việc làm tư nhân ADP, Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) dịch vụ tháng 6 của ISM, và biên bản họp của FED công bố vào thứ Tư.

Động lực thị trường hàng ngày: Yên Nhật suy yếu do chỉ số PMI dịch vụ sụt giảm

  • Chỉ số PMI dịch vụ Nhật Bản theo khảo sát của ngân hàng Jibun giảm từ mức 49,8 của tháng 5 xuống 49,4 trong tháng 6. Kết quả này đánh dấu sự đảo ngược so với mức 53,8 của tháng 5, và là lần sụt giảm hoạt động đầu tiên của lĩnh vực dịch vụ kể từ tháng 8/2022.
  • Chủ tịch FED Jerome Powell có bình luận tương đối ôn hòa hôm thứ Ba, khi cho biết, FED đang quay trở lại lộ trình giảm lạm phát. Tuy nhiên, theo Reuters, ông muốn có thêm bằng chứng trước khi cắt giảm lãi suất, vì nền kinh tế Mỹ và thị trường lao động vẫn vững vàng.
  • Trong một cuộc phỏng vấn với CNBC hôm thứ Ba, Chủ tịch FED Chicago Austan Goolsbee đã thận trọng cho biết, “Tôi nhận thấy một số dấu hiệu về việc nền kinh tế đang thực sự suy yếu.” Ông Goolsbee đề cập thêm rằng, tiến trình đưa lạm phát về mức mục tiêu 2% của FED có thể tăng tốc nhanh hơn dự kiến.
  • Philip Wee – chiến lược gia ngoại hối cấp cao tại DBS hôm thứ Ba đã nhận xét rằng, “cuộc khảo sát Tankan tốt hơn mong đợi trong tháng 6 sẽ duy trì sự lạc quan về khả năng BOJ tăng lãi suất lần thứ hai và cung cấp những thông tin chi tiết hơn về kế hoạch giảm quy mô mua trái phiếu chính phủ Nhật Bản trong thời gian sắp tới, tại cuộc họp chính sách của BOJ vào các ngày 30 – 31/7.” Chỉ số sản xuất lớn Tankan của Nhật Bản đã tăng lên mức 13 trong quý II, cao hơn so với mức 11 trong quý trước đó, và là mức cao nhất trong vòng hai năm qua, khi triển vọng kinh tế dần được cải thiện.
  • Theo khảo sát mới nhất của Reuters được thực hiện từ ngày 25/6 – 1/7, BOJ dự kiến sẽ giảm lượng mua trái phiếu hàng tháng khoảng 100 tỷ USD (16,00 nghìn tỷ yên) trong năm đầu tiên theo kế hoạch thắt chặt định lượng (QT), dự kiến công bố trong tháng này. Sự điều chỉnh này sẽ đưa lượng trái phiếu BOJ mua hàng tháng xuống khoảng 4,65 nghìn yên, giảm so với tốc độ hiện tại là khoảng 6,00 nghìn tỷ yên. Trong năm thứ hai, những người tham gia khảo sát dự đoán, đà giảm sẽ dần được nới rộng, với mức mua trung bình hàng tháng là khoảng 3,55 nghìn tỷ yên.
  •   Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Shunichi Suzuki hôm thứ Ba tuyên bố rằng ông đang "theo dõi chặt chẽ các động thái ngoại hối một cách thận trọng." Suzuki từ chối bình luận về mức độ ngoại hối cụ thể, lưu ý rằng không có thay đổi nào trong quan điểm của chính phủ về ngoại hối, theo Reuters.
  • Hôm thứ Hai, các chiến lược gia Frances Cheung và Christopher Wong của OCBC lưu ý rằng “USD/JPY vẫn tiếp tục giao dịch gần mức đỉnh đạt được gần đây. Đây cũng là mức gần cao nhất kể từ năm 1986. Có nhiều kỳ vọng rằng chính quyền Nhật Bản có thể sớm can thiệp. Trong khi tỷ giá JPY là một yếu tố cần xem xét, các quan chức cũng sẽ tập trung vào tốc độ mất giá vì mục đích can thiệp là để hạn chế sự biến động quá mức.

Phân tích kỹ thuật: USD/JPY giữ vững trên mức 161,50

USD/JPY giao dịch quanh mức 161,60 trong ngày thứ Tư. Việc cặp tiền giữ vững vị trí gần đường giới hạn phía trên của mô hình kênh giá tăng dần trong biểu đồ hàng ngày, báo hiệu xu hướng tăng. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần thận trọng, vì Chỉ số Sức mạnh tương đối (RSI) 14 ngày ở trên mức 70, cho thấy tài sản này đang bị mua quá mức. Điều này cho thấy, có khả năng xảy ra sự điều chỉnh trong thời gian tới.

Nếu cặp USD/JPY vượt qua đường giới hạn phía trên của kênh giá tăng dần, ở quanh mức 161,80, tâm lý tăng giá sẽ được củng cố và có thể đẩy cặp tiền về mức kháng cự ở ngưỡng tâm lý 162,00.

Chiều giảm xuất hiện mức hỗ trợ tức thời tại Đường trung bình động hàm mũ (EMA) 9 ngày tại ngưỡng 160,60. Một sự đột phá xuống dưới mức này có thể làm tăng áp lực giảm giá lên USD/JPY, từ đó đẩy cặp tiền về đường phía đường giới hạn bên dưới của kênh giá tăng dần, quanh mức 158,60. Việc tiếp tục giảm xuống dưới mức hỗ trợ của kênh giá có thể đẩy tỷ giá về mức đáy tháng 6 ở 154,55.

Biểu đồ hàng ngày USD/JPY

Bất chấp cảnh báo can thiệp của giới chức Nhật Bản, đồng yên tiếp tục suy yếu, đẩy tỷ giá USD/JPY lên mức đỉnh mới trong 38 năm qua.

Giá yên Nhật ngày hôm nay

Bảng dưới đây cho thấy tỷ lệ phần trăm thay đổi của yên Nhật (JPY) so với các loại tiền tệ chính được niêm yết trong ngày. Yên Nhật giảm mạnh nhất so với Đô la Úc.

Bất chấp cảnh báo can thiệp của giới chức Nhật Bản, đồng yên tiếp tục suy yếu, đẩy tỷ giá USD/JPY lên mức đỉnh mới trong 38 năm qua.

Thanh Hiệp-Theo fxstreet

Investo - Kênh thông tin chứng khoán Mỹ và chứng khoán thế giới hàng đầu Việt Nam. Theo dõi thêm tin tức về các cổ phiếu tiềm năng và thông tin thị trường tài chính khác tại Investo.
Chủ đề:

Ý kiến

banner-5-1.jpg