logo
1170X250-investo.jpg
Theo dõi investo trên google news

thứ sáu, 20/11/2020

Phân Tích Tình Hình Tài Chính Của Manchester United

Bài viết đưới đây sẽ cho bạn cái nhìn tổng thể về tình hình tài chính của Manchester United.

Tóm tắt

  • Danh tiếng của Manchester United sẽ vẫn nổi trội trong dài hạn.
  • Dịch COVID-19 đã làm gián đoạn một số nguồn doanh thu quan trọng.
  • Các khoản nợ của Manchester United đang tăng với tốc độ nhanh chóng.
Phân Tích Tình Hình Tài Chính Của Manchester United Phân Tích Tình Hình Tài Chính Của Manchester United

Manchester United plc (NYSE:MANU) là đơn vị sở hữu của câu lạc bộ bóng đá nổi tiếng ở Anh. Cổ phiếu của doanh nghiệp này được chào bán công khai lần đầu (IPO) vào năm 2012. Mặc dù cổ phiếu của các đội thể thao nổi tiếng thường không có lãi/lỗ, nhưng MANU có cổ tức rất nhỏ và có chiều hướng giảm nhẹ so với các ngành công nghiệp chủ yếu (staples industries) khác. Cổ phiếu MANU đang có giá giao dịch ở rất gần mức đáy thấp nhất trong 5 năm qua. Tuy vậy cổ phiếu này có thể có tiềm năng tăng trưởng trong ngắn hạn và dài hạn vì nhiều người vẫn còn rất mê bóng đá. Cổ phiếu MANU đạt đỉnh vào năm 2018 ở mức hơn 26 USD.

Phân Tích Tình Hình Tài Chính Của Manchester United Phân Tích Tình Hình Tài Chính Của Manchester United

Manchester United sẽ vẫn là một thương hiệu thể thao hàng đầu

Phân Tích Tình Hình Tài Chính Của Manchester United Phân Tích Tình Hình Tài Chính Của Manchester United

Kể từ năm 2011, Forbes đã đều đặn gia tăng mức ước tính về giá trị của đội bóng Quỷ Đỏ thành Manchester. Chỉ có một lần ước tính bị hạ gần đây là vào năm 2019 do MANU gây thất vọng khi bỏ lỡ Champions League với đội hình thi đấu mờ nhạt. Brand Finance cũng đã gia tăng đều đặn mức ước tính về giá trị của thương hiệu MANU kể từ năm 2011. Theo KPMG, giá trị hiện tại của đội bóng này hiện là 3,7 tỷ USD.

Trong những năm qua, dù gặp trắc trở nhưng Manchester United vẫn sẽ là một trong những câu lạc bộ giàu nhất thế giới. Đây là nơi hội tụ của những tài năng bóng đá hàng đầu, kể cả từ các đội trẻ cũng như thông qua chuyển nhượng. Thương vụ mua lại Bruno Fernandes đã cho thấy giới chủ của MANU sẵn sàng vung tiền mua về những chân sút cự phách khi gặp khó khăn.

Phân Tích Tình Hình Tài Chính Của Manchester United

Quỷ Đỏ hiện có một vài ngôi sao có giá trị thị trường cao ngất ngưởng. Rất nhiều huyền thoại bóng đá đã từng chơi cho câu lạc bộ này trong quá khứ như David Beckham, Wayne Rooney và Cristiano Ronaldo. Dù thành tích mấy năm nay không nổi bật nhưng danh tiếng của MANU vẫn rất vững vàng. Họ có lượt theo dõi cao thứ ba trên mạng xã hội; chỉ đứng sau Real Madrid và FC Barcelona trong số tất cả các câu lạc bộ hiện nay. Thậm chí cao hơn tất cả các câu lạc bộ bóng đá khác ở Anh. Manchester United có 37,7 triệu người theo dõi trên Instagram; so với Manchester City thì chỉ có 21,3 triệu người theo dõi.

Dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nặng đến doanh thu và làm tăng cao nợ ròng

Triệu bảng (£) (trừ lợi nhuận/(lỗ) trên mỗi cổ phiếu)

Giai đoạn 12 tháng tính đến 30/06

 

Giai đoạn 3 tháng tính đến 30/06

 

 

2020

2019

Mức thay đổi

2020

2019

Mức thay đổi

Doanh thu thương mại

279,0

275,1

1,4%

59,4

66,7

(10,9%)

Doanh thu phát sóng

140,2

241,2

41,9%

16,6

40,9

(59,4%)

Doanh thu vé vào sân

89,8

110,8

19,0%

5,5

23,8

(76,9%)

Tổng doanh thu

509,0

627,1

18,8%

81,5

131,4

(38,0%)

EBITDA đã điều chỉnh

132,1

185,8

28,9%

(2,7)

10,9

-

Lãi/(lỗ) từ hoạt động kinh doanh

5,2

50,0

89,6%

(39,0)

(22,1)

(76,5%)

Tình hình tài chính gặp khó khăn khi doanh thu giảm

Doanh thu bán vé từ các trận đấu trong quý 2 đã giảm 77%. Rõ ràng là do tất cả các trận đấu hiện nay đều diễn ra mà không có khán giả. Mặc dù nhiều trận đấu thể thao ở Mỹ đã cho phép người hâm mộ trở lại sân vận động, nhưng vẫn chưa rõ khi nào nền thể thao châu Âu mới được phép làm tương tự, đặc biệt là do các ca nhiễm COVID-19 đang tăng theo cấp số nhân ở thời điểm hiện tại. MANU cũng ghi nhận rằng doanh thu phát sóng đã giảm 59,4% trong quý 2 và giảm 41,9% trong năm nay.

Doanh thu phát sóng có lẽ sẽ cao hơn nhiều trong năm tài chính tiếp theo vì Manchester United hiện được chơi ở Champions League và có khả năng tranh cúp vô địch. Hơn nữa, (theo báo cáo tài chính MANU 10-Q, 2020) “doanh thu của đội đã bị ảnh hưởng nặng hơn vì tiền thu phát sóng Premier League phải giảm giá” cho mùa giải 2019/20 và nếu có bất cứ tin nào cho thấy xã hội quay trở lại các hoạt động như bình thường thì đội sẽ cải thiện được doanh thu phát sóng.

Hiện tượng sụt giảm doanh thu chỉ là tạm thời

Doanh thu thương mại của MANU tăng 1,4% trong năm nay và cụ thể, doanh thu từ nguồn tài trợ tăng 5,6% so với năm trước “do các hợp đồng tài trợ và doanh thu từ những chuyến lưu diễn trước mùa giải tăng lên.” Hơn nữa, doanh thu từ các hoạt động buôn bán bản quyền áo đấu và sản phẩm đã giảm 5,7% trong năm.

Hiện tượng sụt giảm trong mục doanh thu này chỉ là tạm thời, thực chất là do người hâm mộ không được quyền tiếp cận đến cửa hàng Old Trafford Megastore trong vài tháng đầu tiên khi mới bùng phát đại dịch. Một khi câu lạc bộ bắt đầu tiếp đón người hâm mộ trở lại, ngay cả khi khách chỉ đến với số lượng hạn chế thì họ vẫn sẽ đem lại nguồn lợi doanh thu rất khá cho mảng bán buôn hàng hóa của MANU.

Triệu bảng (£) (trừ lợi nhuận/(lỗ) trên mỗi cổ phiếu)

Giai đoạn 12 tháng tính đến 30/06

 

Giai đoạn 3 tháng tính đến 30/06

 

 

2020

2019

Mức thay đổi

2020

2019

Mức thay đổi

Doanh thu thương mại

279,0

275,1

1,4%

59,4

66,7

(10,9%)

Doanh thu phát sóng

140,2

241,2

41,9%

16,6

40,9

(59,4%)

Doanh thu vé vào sân

89,8

110,8

19,0%

5,5

23,8

(76,9%)

Tổng doanh thu

509,0

627,1

18,8%

81,5

131,4

(38,0%)

EBITDA đã điều chỉnh

132,1

185,8

28,9%

(2,7)

10,9

-

Lãi/(lỗ) từ hoạt động kinh doanh

5,2

50,0

89,6%

(39,0)

(22,1)

(76,5%)

Nợ ròng tăng mạnh

Nợ ròng của MANU đã tăng 132,9% trong năm nay, và điều này khá đáng lo khi họ chỉ có 51,5 triệu USD trong mục “tiền và các khoản tương đương tiền”. Họ đã bỏ lỡ hơn 50 triệu USD doanh thu từ tiền vé thu trước trong mùa giải 2020/2021, một phần là do dịch COVID-19 và chi phí vốn ròng (net CAPEX) tăng 56,4 triệu USD do tiền đầu tư vào cầu thủ tăng cao trong năm tài chính vừa qua.

Bảng cân đối kế toán của Manchester United xấu đi do dịch COVID-19

Tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tài sản ngắn hạn hiện tại của Manchester United là 0,56 lần, điều này khá đáng lo ngại khi không rõ đội bóng này sẽ mất bao lâu mới có thể công bố số liệu thu nhập ròng đều đặn ở mức dương.

Tài sản ngắn hạn

 

 

Hàng tồn kho

2.186

2.130

Chi phí trả trước

6.503

13.030

Tài sản phát sinh từ hợp đồng – doanh thu dồn tích

45.966

39.532

Các khoản phải thu từ khách hàng

115.985

23.851

Các khoản phải thu khác

239

1.188

Thuế thu nhập phải thu

1.214

643

Công cụ tài chính phái sinh

1.174

312

Tiền và các khoản tương đương tiền

51.539

307.637

 

224.806

388.323

 

 

 

Nợ ngắn hạn

 

 

Nợ phát sinh từ hợp đồng – doanh thu hoãn lại

171.574

190.146

Khoản phải trả cho người bán và các khoản phải trả khác

216.093

230.386

Thuế thu nhập doanh nghiệp phải trả

4.005

2.859

Tiền vay

5.605

5.453

Tiền thuê phải trả

1.067

-

 

398.344

428.844

Nợ ngắn hạn có nguy cơ khó trả

Hơn một nửa tài sản ngắn hạn của MANU nằm trong các khoản phải thu từ khách hàng và nếu khách hàng tiếp tục trì hoãn thanh toán, MANU có thể cần phải bút toán giảm các khoản phải thu này. Do đó, nếu các khoản phải thu này càng bị chậm thanh toán thì các khoản nợ ngắn hạn sẽ càng khó trả. MANU hiện có các khoản phải trả cao ngất đến 216 triệu USD và các khoản vay chạm mốc 5,6 triệu USD, cao hơn gấp 4 lần số dư “tiền và các khoản tương đương tiền” hiện tại của họ. MANU rất có thể sẽ cần tăng thêm nợ để chống đỡ cho toàn bộ các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn.

Nợ dài hạn

 

 

Thuế thu nhập hoãn lại phải trả

31.337

31.865

Nợ phát sinh từ hợp đồng – doanh thu hoãn lại

18.759

33.354

Khoản phải trả cho người bán và các khoản phải trả khác

51.322

79.183

Tiền vay

520.010

505.779

Tiền thuê phải trả

3.326

-

Công cụ tài chính phái sinh

9.136

2.298

 

633.890

652.479

Manchester United khó có thể thanh toán số nợ?

Hầu hết các khoản nợ dài hạn của MANU đều đến từ tiền vay và con số 520 triệu USD trong mục tiền vay cao hơn rất nhiều so với tổng tài sản hữu hình của doanh nghiệp này. 

Về cơ bản, hai phần ba tài sản dài hạn của MANU nằm trong tài sản cố định vô hình. Mặc dù những loại tài sản này có thể không bị bút toán giảm do bản chất cố định của chúng, nhưng MANU khó có thể tìm ra một nguồn tiền nào khác để thanh toán số nợ khổng lồ. Nếu số tài sản đó vẫn chưa đủ thì về mặt lý thuyết, MANU có thể rao bán các cầu thủ có giá trị cao trên thị trường chuyển nhượng, nhưng điều này có phần phi thực tế vì mục tiêu chính của Quỷ Đỏ là xây dựng một đội hình tốt nhất và giành nhiều chiến thắng.

 

Tính đến 30/06

 

2020

2019

TÀI SẢN

 

 

Tài sản dài hạn

 

 

Tài sản, nhà máy và thiết bị

254.439

246.032

Tài sản quyền sử dụng

4.559

-

Bất động sản đầu tư

20.827

24.979

Tài sản cố định vô hình

775.170

768.857

Tài sản thuế thu nhập hoãn lại

58.362

58.415

Các khoản phải thu từ khách hàng

43.694

9.889

Công cụ tài chính phái sinh

1.609

30

 

1.158.660

1.108.202

 

Tóm lại, ưu nhược điểm của MANU có vẻ khá cân bằng. Nhà đầu tư có thể thu về lợi nhuận ngắn hạn với cổ phiếu MANU khi có tin tức tích cực về tình hình dịch bệnh. Tình hình tài chính của câu lạc bộ này có thể sẽ được cải thiện rõ rệt hơn. Tuy nhiên, báo cáo tài chính của MANU tương đối dễ bị ảnh hưởng bởi bất kỳ yếu tố bất ngờ nào khác về dịch Covid. MANU chìm trong đống nợ và họ không có nhiều tiền mặt hoặc tài sản hữu hình để giải quyết vấn đề này. Có thể nói chi phí cơ hội trong việc đầu tư vào một cổ phiếu tăng trưởng thấp như thế này là khá cao, nhưng đây có thể là một cách tốt để đa dạng hóa danh mục đầu tư vào lúc này.

 

Đăng Khoa - Theo seekingalpha

Investo - Kênh thông tin chứng khoán Mỹ và chứng khoán thế giới hàng đầu Việt Nam. Theo dõi thêm tin tức về các cổ phiếu tiềm năng và thông tin thị trường tài chính khác tại Investo.
Chủ đề:

Ý kiến

banner-5-1.jpg