logo
1170X250-investo.jpg
Theo dõi investo trên google news

thứ sáu, 01/09/2023

Những “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc thành công với chiến lược bán hàng giá rẻ

Những thay đổi trong tình hình kinh tế toàn cầu đang khiến các tập đoàn bán lẻ của Trung Quốc điều chỉnh mạnh chiến lược kinh doanh, từ chỗ tập trung vào các sản phẩm giá cao chuyển hướng sang tiếp thị và bán hàng hóa có giá cả phải chăng hơn.

Những “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc thành công với chiến lược bán hàng giá rẻ

Các chuyên gia đã đưa ra một số lý do cho xu hướng này: nổi bật nhất là sự trì trệ của nền kinh tế toàn cầu, mức thu nhập giảm và sự quan tâm của người tiêu dùng đến giá cả. Bên cạnh đó, những yếu tố khác có thể kể đến là tác động về kinh tế-xã hội của đại dịch COVID-19 khiến người tiêu dùng tiết kiệm chi tiêu, thúc đẩy các thị trường trực tuyến phục vụ nhóm nhân khẩu học mới nổi này.

Đối với các tập đoàn bán lẻ lớn tạị Trung Quốc là Alibaba và JD.com, những điều chỉnh về chiến lược bán hàng cho đến nay đang mang lại cho họ kết quả tích cực. Bằng cách tập trung vào hàng hóa giá phải chẳng hơn, các tập đoàn mở rộng phạm vi tiếp cận của mình đến các bộ phận xã hội mà trước đây bị thị trường bán lẻ trực tuyến bỏ qua. 

Trong quá trình này, các nhà bán lẻ khám phá ra những cơ hội lớn để phát triển và đa dạng hóa bằng cách phục vụ những phân khúc “chưa được phục vụ tốt” này. Kết quả là cả Alibaba và JD.com đều đạt kết quả kinh doanh hàng quý cao hơn mức kỳ vọng của thị trường.

Những “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc thành công với chiến lược bán hàng giá rẻ

JD.com báo cáo doanh thu quý II/2023 tăng 7,6%, một trong những mức tăng trưởng nhanh nhất trong năm qua, đạt 287,9 tỷ nhân dân tệ (35,9 tỷ USD), trong khi lợi nhuận ròng tăng 50%, đạt 6,6 tỷ nhân dân tệ, nhờ chương trình bán hàng giảm giá đã thu hút khách hàng mới và tăng tần suất mua sắm cũng như giá trị trung bình của mỗi đơn hàng.

Đầu tháng 8/2023, Alibaba báo cáo mức tăng trưởng doanh thu 14% trong quý II. Đây là độ tăng trưởng doanh thu quý nhanh nhất của Alibaba kể từ cuối năm 2021. Doanh thu của nền tảng Taobao và Tmall của Alibaba tăng trưởng 12%, lên 115 tỷ nhân dân tệ.

Alibaba và JD.com đua nhau tung ra các chiến dịch bán hàng giá rẻ thông qua các dịch vụ mới và các ưu đãi cho bên bán hàng thứ ba trong năm 2023, trong bối cảnh người tiêu dùng Trung Quốc chi tiêu tiết kiệm, ưu tiên những sản phẩm rẻ khi nền kinh tế phục hồi chậm hơn.

Tháng 5/2023, nền tảng Taobao của Alibaba ra mắt chương trình mua sắm Giá tốt Taobao trong ứng dụng, cho phép người dùng mua hàng hóa giá rẻ như bánh quy bơ với giá 40 xu Mỹ (9.500 VNĐ)/hộp và găng tay cao su với giá 14 xu (3.300 VNĐ)/đôi. Chương trình này cung cấp 1 triệu mặt hàng có giá bán 1 nhân dân tệ mỗi ngày.

Những “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc thành công với chiến lược bán hàng giá rẻ

Dịp lễ hội mua sắm 618 (diễn ra vào ngày 18/6) năm nay, một sự kiện thương mại điện tử thường niên ở Trung Quốc, Taobao yêu cầu các bên bán hàng giảm giá ít nhất 10% và ưu tiên hàng hóa có giá rẻ hơn hoặc giảm giá sâu hơn. Alibaba và hai đối thủ JD.com và Pinduoduo đã cạnh tranh quyết liệt bằng các chương trình tặng mã giảm giá và trợ giá trị giá hàng tỷ nhân dân tệ.

Đầu năm nay, JD.com đã khởi động chương trình trợ giá 1,4 tỷ USD để giảm giá cho các sản phẩm, một sáng kiến có tên gọi “Giá thấp mỗi ngày”, đồng thời tích cực kêu gọi các bên bán hàng thứ ba tham gia sáng kiến. Ban đầu, chương trình này có đến gần 10.000 sản phẩm, gồm 200 sản phẩm phổ biến nhất. Tuy nhiên, sau đó, số lượng sản phẩm tham gia chương trình đã nhanh chóng tăng 10 lần.

Không chỉ với các nền tảng bán lẻ trực tuyến, các nhà sản xuất và cung cấp cũng đang chịu những sức ép trong việc sản xuất và cung cấp các sản phẩm giá rẻ mà chất lượng không giảm.

Để đáp ứng nhu cầu với hàng hóa giá rẻ, các nhà sản xuất và cung cấp buộc phải có chiến lược thích ứng. Sự chuyển hướng này có thể đưa đến việc giảm quy mô dây chuyền sản xuất sản phẩm giá cao hoặc ứng dụng các kỹ thuật sản xuất mới. 

Những “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc thành công với chiến lược bán hàng giá rẻ

Khi các nền tảng bán lẻ trực tuyến chú trọng vào các sản phẩm giá rẻ, chi tiêu của người tiêu dùng toàn cầu có thể cũng thay đổi. Khi có nhiều lựa chọn về các mặt hàng giá rẻ, người tiêu dùng trên toàn cầu có thể điều chỉnh hành vi chi tiêu của họ.

Xu hướng mới này có thể sẽ có những ảnh hưởng về mặt kinh tế, trong đó có việc làm thay đổi xu hướng xuất, nhập khẩu. Các nhà kinh tế dự báo về những thay đổi lớn trong các chuỗi cung ứng toàn cầu, với những tác động đến tăng trưởng kinh tế và thương mại toàn cầu.

Chính sách của các chính phủ có thể đóng vai trò quyết định đối với việc tạo thuận lợi hay hạn chế xu hướng hiện nay. Bất kỳ chính sách bảo hộ hoặc hạn chế nào cũng có thể tác động đến nguồn cung và sự lưu thông của hàng hóa giá rẻ.

Trong những thời điểm bất ổn về kinh tế và các xu hướng tiêu dùng đang hình thành, sự chuyển hướng sang hàng hóa giá rẻ đã chứng tỏ sự nhanh nhạy và khả năng thích ứng của các tập đoàn thương mại điện tử.

Yến Anh - Theo bnn.network

Investo - Kênh thông tin chứng khoán Mỹ và chứng khoán thế giới hàng đầu Việt Nam. Theo dõi thêm tin tức về các cổ phiếu tiềm năng và thông tin thị trường tài chính khác tại Investo.
Chủ đề:

Ý kiến

banner-5-1.jpg